Nhận xét về tình hình tội phạm và tình hình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 65 - 90)

hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận

chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật qn sự, vật liệu nổ, vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ

2.3.3.1. Những vấn đề cịn tồn tại và vướng mắc

Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tiễn, chúng ta có thể tổng hợp và rút ra những đánh giá, phân tích về các vấn đề cịn tồn tại, vướng mắc trong áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để từ đó đề ra phương hướng khắc phục, cụ thể như sau:

* Vướng mắc về pháp luật và phương hướng khắc phục

- Chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT bao gồm nhiều hành vi khác nhau như cướp, cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt... các hành vi nêu trên có mức độ nguy hiểm khác nhau. Rõ ràng, cướp là nguy hiểm hơn cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt... Tuy vậy, những quy định của pháp luật hiện hành chưa có sự phân biệt trong xử lý các hành vi này. Mặt khác, VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là loại tài sản đặc biệt, có sự quản lý của

Nhà nước, cho nên hành vi chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cần phải được xử lý nghiêm khắc hơn so với hành vi chiếm đoạt các loại tài sản thông thường khác. Việc quy định chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT (trong đó có hình thức cướp) với chế tài ở khoản 1 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 lại thấp hơn nhiều so với chế tài ở khoản 1 Điều 133 BLHS năm 1999 quy định về tội cướp tài sản là khơng hợp lý, mâu thuẫn với những phân tích nêu trên.

- Khi nghiên cứu tình tiết tăng nặng "vật phạm pháp có số lượng lớn" quy định tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999, chúng tôi nhận thấy rằng việc chỉ quy định tình tiết định khung nêu trên mà khơng quy định tình tiết "vật phạm pháp có giá trị lớn" là một thiếu sót; bởi vì, có loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT có số lượng lớn nhưng khơng có giá trị bằng một đơn vị của một loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN hay CCHT khác (ví dụ: hàng trăm quả lựu đạn cũng chưa có giá trị bằng 1 khẩu pháo, một chiếc xe tăng…). Do đó, hiện nay trên thực tế khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp nhiều lúng túng trong việc xử lý các hành vi phạm tội nếu số lượng không nhiều nhưng giá trị lại rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản Nhà nước hay vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu bảo vệ an ninh, quốc phịng. Điều đó đặt ra yêu cầu cần sửa đổi quy định của BLHS để bảo đảm việc áp dụng BLHS được thống nhất, hợp lý và chính xác.

- Một vấn đề tiếp theo là hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đường lối xử lý đối với trường hợp những người tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chưa gây hậu quả nhưng đã tự nguyện đem nộp chúng cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy vậy, qua thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vận dụng pháp luật để miễn hoặc giảm TNHS cho những người này về một trong các tội tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT [14, tr. 34].

- Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay chưa có hướng dẫn mới thay thế cho Thơng tư liên ngành số 01/TTLN. Trong khi đó, hiện nay khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng những hướng dẫn này, mặc dù Thơng tư liên ngành nêu trên có nhiều hạn chế. Mặt khác, Điều 230 BLHS năm 1999 có nhiều quy định khác với Điều 95 BLHS năm 1985, do đó, trong q trình áp dụng pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất: Thông tư liên ngành số 01/TTLN chỉ có hướng dẫn xác

định các hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS mà chưa có hướng dẫn xác định hành vi vận chuyển trái phép VKQD, phương tiện KTQS.

Thứ hai: Thông tư liên ngành số 01/TTLN đã quy định số lượng cụ

thể vật phạm pháp đối với một số đối tượng phổ biến như súng, đạn, lựu đạn, thuốc nổ, kíp mìn, nụ xùy, dây cháy chậm, dây nổ để truy cứu TNHS theo các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 95 BLHS năm 1985. Những quy định này của Thơng tư liên ngành số 01/TTLN cịn có nhiều hạn chế như sau:

a) Chỉ đề cập đến một số đối tượng phổ biến và cũng chỉ đề cập đến các đối tượng là VKQD, còn các đối tượng khác, đặc biệt các đối tượng là phương tiện KTQS thì chưa có quy định.

b) Chỉ có quy định số lượng cụ thể vật phạm pháp để xác định thế nào là "vật phạm pháp có số lượng lớn" chứ chưa có quy định để xác định thế nào là "vật phạm pháp có số lượng rất lớn" và "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn".

Thứ ba: Chưa có hướng dẫn chung về việc phạm tội gây hậu quả

nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) mà chỉ có hướng dẫn một số trường hợp cụ thể như sau:

a) Tàng trữ trái phép VKQD mà gây hậu quả làm chết người, gây tổn hại sức khỏe cho người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì bị truy cứu TNHS theo điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) về tội tàng trữ trái phép VKQD với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Trong trường hợp người có hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS với mục đích là chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện một tội phạm khác và tội phạm đó đã được thực hiện thì phải bị truy cứu TNHS theo điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) về tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng và tội phạm tương ứng đã thực hiện.

Ngồi ra, có thể nhận thấy dù có vận dụng các quy định đã được ban hành áp dụng cho BLHS năm 1985 nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng do đối tượng điều chỉnh của hướng dẫn trên chủ yếu tập trung vào đối tượng tác động của tội phạm là VKQD, phương tiện KTQS mà chưa có hướng dẫn liên quan đến VLN, VKTS, CCHT. Do đó, vấn đề cấp bách là đòi hỏi BLHS phải được sửa đổi, bổ sung và các cơ quan hữu quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng khi xử lý các vấn đề này.

* Tồn tại và hướng giải quyết trong vấn đề thống nhất nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong q trình áp dụng pháp luật

Như đã phân tích ở trên, hiện nay để áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 khi xử lý các tội phạm về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn vận dụng những hướng dẫn cho việc thi hành BLHS năm 1985 nên trong quá trình áp dụng đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng, cần tháo gỡ. Đồng thời, có nhiều quan điểm và cách vận dụng khác nhau khi giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tế của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến hiệu quả áp dụng pháp luật chưa cao.

Thứ nhất, tồn tại trong nhận thức về việc xác định số lượng vật phạm pháp để truy cứu TNHS và hướng khắc phục.

Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành đến nay đã 15 năm nhưng chưa có hướng dẫn áp dụng các điều 232, 230, 233 đầy đủ. Do vậy, trong thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn và áp dụng pháp luật khơng thống nhất trong việc xác định tình tiết "vật phạm pháp có số lượng lớn" để định khung hình phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 và tình tiết "vật phạm pháp có số lượng rất lớn", "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn" theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 các điều 230, 232 BLHS năm 1999; đặc biệt là vướng mắc trong áp dụng pháp luật khi xử lý các vụ án liên quan đến VLN.

Để giải quyết vướng mắc trên, các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều địa phương đã vận dụng Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 25/12/2008 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC) hướng dẫn việc truy cứu TNHS đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo và Thông tư liên ngành số 01/TTLN quy định số lượng vật phạm pháp áp dụng cho Điều 96 BLHS năm 1985 để làm căn cứ truy cứu TNHS theo Điều 232 BLHS hiện hành. Qua đối chiếu, Điều 96 BLHS năm 1985 quy định 3 khung hình phạt, trong khi đó, Điều 232 BLHS năm 1999 quy định 4 khung hình phạt và bổ sung thêm hành vi "vận chuyển trái phép vật liệu nổ". Do vậy, trong trường hợp số lượng VLN "đặc biệt lớn" quy định ở khoản 4 Điều 232 BLHS 1999 hoặc hành vi "vận chuyển" thì việc nhận thức, áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thống nhất.

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trường hợp này có 03 quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: VLN có tính nguy hiểm cao, có khả năng

gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, đe dọa đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội. Gần đây, tình trạng sử dụng thuốc nổ để trả thù cá nhân, cướp tài sản xảy ra nhiều, cần phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến VLN. Trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN để quyết định truy cứu các bị can theo khoản 1, 2 Điều 232 BLHS năm 1999. Đối với khoản 3, 4 Điều 232 BLHS năm 1999 thì vận dụng Thơng tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC để làm căn cứ xác định số lượng thuốc nổ để truy tố. Do vậy, theo quan điểm này, đề xuất giữ nguyên mức quy định về số lượng vật phạm pháp của Thông tư liên ngành số 01/TTLN (đối với khoản 1, 2). Đối với số lượng thuốc nổ truy tố ở khoản 3 thì vận dụng Thơng tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về số lượng thuốc pháo; các loại VLN khác (nụ xịe, dây cháy chậm...) thì tham khảo cách tính tỷ lệ vật phạm pháp quy định tại các văn bản pháp luật tương tự như Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII "Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân" của BLHS năm 1999 (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT), trong đó, có hướng dẫn về số lượng vật phạm pháp là vũ khí, VLN với ý nghĩa là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt.

Ví dụ:

Tháng 8/2009, Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai truy tố bị can Trần Minh Dương về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép 14 kg thuốc nổ, 47 kíp nổ và 50m dây cháy chậm theo khoản 1 Điều 232 BLHS năm 1999; Tháng 01/2012, Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai truy tố bị can Đỗ Trường Quân về hành vi tàng trữ trái phép 360 chiếc kíp nổ theo khoản 1 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 03/2012, Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái truy tố bị can Lục Văn Lực cùng đồng phạm về hành vi mua bán trái phép 20 kg thuốc nổ theo điểm b khoản 2 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 10/2007, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh truy tố bị can Trần Hữu Bình về hành vi vận chuyển, mua bán trái phép 90 kg thuốc nổ theo điểm a khoản 3 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 12/2009, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh truy tố Bùi Thị Thủy về hành vi tàng trữ trái phép 110 kg thuốc nổ, 423 chiếc kíp nổ theo điểm a khoản 3 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 12/2009, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị truy tố bị can Nguyễn Hữu Quốc về hành vi vận chuyển trái phép 178 kg thuốc nổ theo điểm a khoản 3 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 7/2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên truy tố bị can Nguyễn Văn Giáp, Phạm Ngọc Quang và Lê Thọ Dương về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép 220 kg thuốc nổ, 2.400 mét dây cháy chậm, 4.722 kíp nổ đốt và 1.000 kíp nổ điện theo điểm a khoản 4 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 5/2011, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố bị can Đào Duy Linh về hành vi tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép 225 kg thuốc nổ, 80 chiếc kíp nổ theo điểm a khoản 4 Điều 232 BLHS năm 1999 [47].

Quan điểm thứ hai cho rằng: do xu hướng phát triển của xã hội, nhu

cầu sử dụng VLN trong lĩnh vực khai thác (than, đá, quặng...) ngày càng tăng; công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này còn nhiều kẽ hở nên tình trạng tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép VLN ngày càng nhiều. Nếu vẫn giữ nguyên mức quy định về số lượng vật phạm pháp theo Thông tư liên ngành số 01/TTLN sẽ dẫn đến tình trạng phải xử lý rất nhiều đối với tội phạm trong lĩnh vực này. Do đó, nên tăng số lượng vật phạm pháp làm căn cứ quyết định khung hình phạt. Trong nhóm quan điểm này, có ý kiến đề nghị số lượng vật phạm pháp tăng gấp 02 lần đối với tất cả các khoản quy định tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN hoặc chỉ tăng số lượng vật phạm pháp ở khoản 3, 4.

Quan điểm thứ ba cho rằng: Thông tư liên ngành số 01/TTLN hướng

dẫn áp dụng Điều 96 BLHS năm 1985, theo đó, điều luật này chỉ có 03 khung hình phạt; trong khi Điều 232 BLHS năm 1999 có 04 khung hình phạt, do khơng có văn bản hướng dẫn nên mặc dù số lượng vật phạm pháp đặc biệt lớn (hàng nghìn kg) nhưng vẫn truy tố theo khoản 3 Điều 232 BLHS năm 1999.

Ví dụ:

Tháng 3/2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình truy tố bị can Nguyễn Sinh Thụy và Đàm Viết Sử về tội mua bán, sử dụng trái phép 9.909,8 kg thuốc nổ, 22.633 mét dây cháy chậm và 39.609 chiếc kíp nổ theo điểm a khoản 3 Điều 232 BLHS năm 1999;

Tháng 11/2009, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình truy tố bị can Nguyễn Văn Tự về hành vi mua bán trái phép 560 kg thuốc nổ, 6.000 chiếc kíp và 500 mét dây cháy chậm theo điểm a khoản 3 Điều 232 BLHS năm 1999 [47].

Về vấn đề này, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất để giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra liên quan đến xử lý các vụ án về VLN bởi các lẽ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 65 - 90)