Tăng cƣờng quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 103 - 108)

tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN - Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những chủ trương lớn

và nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trong Nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nước ln gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất và giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Quyền tư pháp được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thể hiện tập trung nhất, thể hiện nền cơng lý, sự cơng bằng và bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm 2020 đã được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là "xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [17]. Hoạt động tố tụng hình sự có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của con người, ảnh hưởng đến việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội và các lợi ích khác của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân. Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định mối quan hệ phối hợp và quan hệ chế ước khi thực hiện các hoạt động tố tụng. Đây là mối quan hệ biện chứng, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được kịp thời, khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, do đó nếu thực hiện khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tố tụng. Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, có thể khẳng định hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chính sách, pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đã từng bước được định hình và hồn thiện, tạo điều kiện cho các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng có được mơi trường pháp lý thuận lợi nhằm thực hiện các chức năng của mình. Tuy nhiên, trước yêu cầu bức thiết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, hoạt động tố tụng hình sự

hiện nay đang bộc lộ những bất cập và khiếm khuyết nhất định. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân là sự phối hợp trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong q trình giải quyết các vụ án hình sự. Đó là một trong những ngun tắc do pháp luật tố tụng quy định, có sự tác động, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành. Phạm vi công tác phối hợp là từ khi phát hiện tội phạm đến khi kết thúc điều tra, truy tố, xét xử. Thực tiễn hoạt động này trong thời gian qua cho thấy ở nơi nào phối hợp tốt thì ở đó đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án nhanh, chính xác, phục vụ được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương; việc điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, được dư luận đồng tình. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ về công tác này nên có lúc, có nơi sự phối hợp trên chưa được quan tâm nên làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra nhiều lần mà kết quả rất thấp. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan Tòa án nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là mối liên hệ cần thiết, kịp thời khắc phục những sai sót có thể xảy ra, khơng chỉ bảo đảm việc xét xử được khách quan, chính xác mà cịn nâng cao vị trí, uy tín của các cơ quan tố tụng.

Về hoạt động điều tra hình sự: tuy thẩm quyền và địa hạt tiến hành tố tụng đã được pháp luật quy định rõ, nhưng vẫn còn hiện tượng chồng lấn về thẩm quyền điều tra. Nhiều vụ án hình sự được xác định là trọng điểm, có sự chỉ đạo tập trung, nhưng thời gian tiến hành điều tra kéo dài, không chỉ vi phạm thời hạn điều tra, mà cịn có nguy cơ xâm phạm quyền con người trong hoạt động tư pháp. Chất lượng điều tra trong một số vụ án còn yếu kém, hồ sơ bị trả đi trả lại nhiều lần, chất lượng công tác giám định phục vụ cho cơng tác điều tra cịn hạn chế. Việc tham gia tố tụng của luật sư từ giai đoạn điều tra

gặp nhiều khó khăn, cịn mang nặng tính hình thức; nhiều trường hợp vi phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can nhưng chậm được khắc phục.

Về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra: Ở nhiều địa phương, trong nhiều vụ án, vai trò của Viện kiểm sát, các kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự cịn rất bị động. Điều đáng lo ngại là trong một số vụ án hình sự, việc họp trù bị trước khi xét xử vẫn tồn tại và chi phối trong suốt các giai đoạn tố tụng hình sự, dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong hệ thống các cơ quan tư pháp và nguyên tắc độc lập xét xử của Tịa án. Thực tế, cơng cuộc cải cách tư pháp hiện nay địi hỏi cần phải có sự tham gia đồng tình của tồn xã hội, của các cấp, các ngành. Muốn thực hiện tốt chiến lược cải cách tư pháp, cần phải có chương trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện tốt nhất các chương trình, kế hoạch đã đề ra. Vì lẽ đó, cơng cuộc cải cách tư pháp phải có sự phối hợp tham gia của các cấp, các ngành ngay từ khi xây dựng kế hoạch, cũng như trong quá trình thực hiện. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa trong công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện và công tác tư pháp.

Thực tiễn hoạt động tố tụng cho thấy, có nhiều nơi các cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo được sự cân bằng, hợp lý và thực chất trong việc thực hiện quan hệ phối hợp và chế ước hoặc quá coi trọng quan hệ phối hợp mà quên đi trách nhiệm chế ước; quá nặng nề về chế ước dẫn đến đối đầu, cản trở, gây khó khăn cho nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ. Biểu hiện của sự phối hợp quá mức đó là sự cả nể, bao che, bỏ qua cho nhau về những sai sót nghiệp vụ. Hiện nay, cịn có thực trạng Tịa án khơng trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật mà sẵn sàng cho phép Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra hợp thức hóa hồ sơ đối với những sai sót. Sự phối hợp q mức cịn thể hiện ở sự thụ động, ỷ lại vào quan điểm khởi tố, truy tố, quan điểm thống nhất tại các cuộc họp liên ngành về đường lối giải quyết các vụ án. Như vậy, việc quá thiên về phối

hợp hoặc quá thiên về chế ước không đúng lúc, đúng chỗ, thiếu căn cứ đều đi lệch quỹ đạo của chuẩn mực pháp lý, sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến oan, sai. Do đó, cơng tác cải cách tư pháp không thể xem nhẹ vấn đề này.

Ngồi ra, trong cơng tác phân cơng, phối hợp cần đặc biệt lưu ý trong công tác kiểm sát việc trưng cầu giám định và đánh giá kết quả giám định (đối với tang vật là VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT). Thực tế quá trình phân cơng, phối hợp giải quyết về loại tội phạm này hiện nay cho thấy kết quả giám định là căn cứ quan trọng để xác định hành vi có cấu thành tội phạm quy định tại các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 hay không. Trong mọi trường hợp, khi cơ quan giám định đã kết luận tang vật không phải là VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thì khơng đủ căn cứ xử lý đối tượng có hành vi liên quan (chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt) theo các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999. Hiện nay, một số địa phương phát hiện đối tượng có hành vi tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép một số loại vũ khí tự chế như súng bắn đạn hoa cải, súng dạng bút…, các loại vũ khí này có tính nguy hiểm cao (có trường hợp gây thương tích nặng, chết người), nhưng khơng thể xử lý về tội phạm theo BLHS, vì cơ quan giám định kết luận loại súng này không phải VKQD. Để định hướng thống nhất trong việc trưng cầu giám định và kết luận giám định, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn để các địa phương lưu ý một số nội dung khi trưng cầu giám định tang vật là vũ khí, đồng thời thống nhất với các đơn vị có chức năng giám định trong việc kết luận giám định, tránh việc cơ quan trưng cầu có nhiều cách hiểu khác nhau, phải trưng cầu giám định bổ sung hoặc có văn bản đề nghị giải thích kết luận giám định. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, trước khi quvết định trưng cầu giám định, Tòa án, Viện kiểm sát phối hợp với Cơ quan điều tra thống nhất nội dung trưng cầu giám định. Đối với tang vật vũ khí nghi là súng (có thể trong danh mục, ngồi danh mục, súng tự chế hoặc chưa rõ nguồn gốc), trong Quyết định trưng cầu giám

định ít nhất cần có các nội dung phải u cầu kết luận là: Loại vũ khí; tính năng, tác dụng và giá trị sử dụng của vũ khí; có phải VKQD khơng?, thỏa mãn quy định nào của pháp luật…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 103 - 108)