Tình hình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 63 - 65)

liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014

Thơng qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận biết cơ cấu, tỷ lệ số vụ án phải giải quyết và số vụ án được đưa ra xét xử như sau:

281

2616

Số vụ bị trả hồ sơ, đình chỉ, miễn TNHS

Số vụ được đưa ra xét xử

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu số vụ án được đưa ra xét xử

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thực tiễn áp dụng, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến những vướng mắc về pháp luật và tồn tại những nhận thức chưa thống nhất trong giải quyết các vụ án liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT dẫn đến hiệu quả chưa cao trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Việc các vụ án bị trả hồ sơ hoặc đình chỉ chủ yếu tập

trung vào việc chưa thống nhất trong nhận thức về các tình tiết "vật phạm pháp có số lượng lớn" tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999; ngoài ra, cịn các vấn đề như chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đường lối xử lý đối với trường hợp những người tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chưa gây hậu quả nhưng đã tự nguyện đem nộp chúng cho các cơ quan có thẩm quyền; vấn đề xác định tình tiết "vật phạm pháp có số lượng lớn" để định khung hình phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 và tình tiết "vật phạm pháp có số lượng rất lớn", "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn" theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 các điều 230, 232 BLHS năm 1999; tồn tại trong nhận thức về tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm d khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 và tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 các điều 230, 232 BLHS năm 1999… Hướng khắc phục các vướng mắc và tồn tại này sẽ được tác giả giải quyết ở mục 2.3.3.

Về hình phạt áp dụng khi xét xử các bị cáo theo các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 như sau:

6 6 52 1751 1951 808 246 15 Phạt tiền

Cải tạo không giam giữ Án treo

Tù dưới 3 năm Tù từ 3 - 7 năm Tù từ 7 - 15 năm Tù từ 15 - 20 năm

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chế tài hình sự

Phổ biến nhất là phạt tù dưới 3 năm tù với 1.951 bị cáo, cho hưởng án treo 1.751 trường hợp, 808 trường hợp bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, 246 trường hợp bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, trong khi đó, chỉ có 52 trường hợp tuyên phạt cải tạo không giam giữ, 15 trường hợp tù từ 15 năm đến 20 năm và 6 trường hợp bị áp dụng hình phạt tiền; khơng có trường hợp nào bị tuyên án chung thân hay tử hình. Trong khi nghiên cứu luật hình sự một số nước chúng ta có thể nhận thấy hình phạt tiền được áp dụng rất phổ biến, ngồi ra có áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là chung thân, tử hình. Đây cũng là một vấn đề mà các Tòa án ở Việt Nam khi xét xử cần cân nhắc để bảo đảm xét xử đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)