Thực tiễn áp dụng các quy định về tái định cƣ và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 87 - 94)

đề đặt ra

Vụ việc 1. Thực tiễn áp dụng các quy định về bố trí và thực hiện tái định cư

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ ra QĐ số 3248/2009/QĐ-UBND ngày 5/11/2009 về việc thu hồi 22,5m2 đất do hộ gia đình ơng Trần Bình Hải và vợ là Đỗ Hồng Minh đang sử

dụng, tại số nhà 38, dốc Tam Đa, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ để xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây.

Mặc dù, bị thu hồi ngôi nhà mặt phố, nhưng ơng Trần Bình Hải vẫn nghiêm chỉnh chấp hành, hợp tác với chính quyền thực hiện cơng tác GPMB. Ngồi số tiền BT, HT, gia đình ơng được ưu tiên mua một căn hộ TĐC tại nhà N03, khu 5,3 ha phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Ngày 4/2/2010, trước sự chứng kiến của đại diện các ban, ngành chức năng, ông Hải tiến hành bốc thăm căn hộ TĐC và trúng thăm căn hộ số 1022, nhà N03 với diện tích 61,93m2. Cùng ngày, Hội đồng BT, HT và TĐC quận Tây Hồ có biên bản cơng nhận kết quả bốc thăm và UBND quận Tây Hồ đã phê duyệt kết quả bắt thăm căn hộ TĐC của gia đình ơng Trần Bình Hải. Ngày 10/2/2010, ơng Hải đến BQL Dự án Giao thông - Đô thị (Sở GTVT Hà Nội) để nộp tiền mua nhà TĐC với tổng số tiền 486.709.692 đồng. Cầm phiếu thu, ông Hải chắc mẩm sớm nhận được nhà theo lời hứa “chìa khóa trao tay”. Phấn khởi, hồi hộp, ơng đưa vợ đến tham quan căn hộ tương lai mà gia đình sẽ được nhận. Đến nơi, ơng giật mình thấy căn hộ số 1022 khơng cịn giấy niêm phong và đã có người ở. Khơng tin vào mắt mình, ơng hỏi nhân viên bảo vệ của tịa nhà, thì được biết căn hộ này đã có người ở từ lâu.

Ngày 11/2/2010, ơng Hải làm đơn kiến nghị gửi UBND quận Tây Hồ phản ánh sự việc, song đến nay (29/3/2010) ông chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía cơ quan chức năng. Đi lại hàng chục lần, UBND quận Tây Hồ hướng dẫn ông sang gặp Hội đồng BT, HT và TĐC ở đây họ lại giới thiệu sang gặp BQL Dự án Giao thông - Đô thị, sau đó ơng lại đến Sở Xây dựng Hà Nội, rút cục chẳng cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc bán cho ơng một căn hộ đã có chủ sở hữu. Ơng Trần Bình Hải bức xúc: “Tôi không thể tin nổi là căn hộ số 1022 mà cơ quan chức năng đã bán cho tơi, nay lại có người khác sử dụng. Khi biết có sự nhầm lẫn cũng khơng có cơ quan nào đứng ra giải quyết...” [63].

Nhận xét: vụ việc trên cho thấy, UBND quận Tây Hồ cùng với các cơ

không thực hiện đúng theo tinh thần Khoản 3, Điều 31, NĐ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 và Điểm b, Khoản 2, Điều 57, QĐ số 108/2009/QĐ-CP ngày 29/09/2009, đó là: “Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, sau khi UBND cấp huyện phê duyệt kết quả bắt thăm TĐC, Ban bồi thường, GPMB chủ trì phối hợp với tổ chức được UBND TP giao quản lý quỹ nhà, quỹ đất TĐC, lập hồ sơ giao đất, bán nhà TĐC và tổ chức bàn giao đất, nhà TĐC theo quy định”. Như vậy, trong vụ việc nêu trên, chính các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã vi phạm các quy định về quản lý và bố trí nhà TĐC (vì căn hộ đó đã có có người ở từ lâu, khơng cịn giấy niêm phong nhà) làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người bị THĐ, làm giảm lòng tin của người dân vào các quy định của pháp luật về bố trí và thực hiện TĐC.

Vụ việc 2. Thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện bắt buộc của khu TĐC

Khu TĐC phường Xuân La được dành cho các hộ dân TĐC thuộc Dự án xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây, tính đến tháng 5/2005 đã bố trí được 100 hộ dân TĐC ở nhà A và nhà D của khu TĐC Xuân La 1. Tuy nhiên, không một ai trong số những hộ đang sống tại đây thoát được cảnh “ vừa ở vừa… run” khi TĐC ở các căn hộ của hai tòa nhà này. Một hộ dân sống tại tòa nhà A cho biết:

Để ở được, gia đình anh phải bỏ ra hơn 100 triệu để hồn thiện lại căn hộ vì khi vừa mới nhận nhà xong nền nhà đã phồng rộp hết, vữa trát tường q ít xi măng nên khơng thể đóng được cả cái đinh mắc màn. Khi thuê thợ đến bóc hết nền lên mới phát hiện ra lý do nền nhà bị bong là thay vì phải lót vữa xi măng thì người ta đã trộn vôi bột với cát rải bên dưới [64].

Tương tự trường hợp trên là khu di dân 5.3 ha phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy; là một trong những khu chung cư phục vụ TĐC đẹp nhất Hà Nội, nhưng kể từ khi được bàn giao nhà vào tháng 7 năm 2007 các hộ dân TĐC (50 hộ) của phường Xuân La (thuộc Dự án xây dựng Khu đô thị Nam Thăng

Long giai đoạn 2), trong một khoảng thời gian dài gần 2 tháng trời vẫn không thể đến ở và ổn định được cuộc sống của mình vì chưa có điện và nước sạch. Nhiều hộ phải chấp nhận ra hạn thêm hợp đồng thuê nhà vì khơng biết khi nào căn hộ TĐC của mình mới có nước sạch và điện để phục vụ sinh hoạt [30].

Ngoài ra, khi TĐC ở các căn hộ chung cư cao tầng, các hộ dân đã và đang phải đối mặt với một loạt vấn đề bức xúc như: chi phí điện nước, tiền gửi xe, phí quản lý tăng cao một cách bất hợp lý, các nhân viên quản lý chung cư thì khơng nhiệt tình... trong khi rất nhiều hộ dân TĐC lại làm nghề tự do, buôn bán nhỏ với nguồn thu nhập thấp, do đó để có một cuộc sống ổn định tại các khu chung cư này đối với họ không phải là vấn đề dễ dàng.

Nhận xét: vụ việc trên cho thấy, chính quyền địa phương, Tổ chức

làm nhiệm vụ BT, HT và TĐC, NĐT, Chủ đầu tư xây dựng cơng trình TĐC và các cơ quan hữu quan đã vi phạm các quy định về điều kiện bắt buộc của khu TĐC. Trong trường hợp này, LĐĐ năm 2003 quy định:

Lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi cũ [59, Khoản 3, Điều 42].

Đồng thời “Khu tái định cư phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng…khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi cũ” (Khoản 1, Điều 35, NĐ số 197/2004/NĐ-CP). Khi người bị THĐ phải di chuyển chỗ ở, họ cần “an cư” để “lạc nghiệp”, nếu khu TĐC không đáp ứng các yêu cầu theo luật định và như đã cơng khai trước nhân dân thì người bị THĐ khơng thể yên tâm đến ở và ổn định cuộc sống cũng như sản xuất tại khu TĐC được. Đó là chưa kể đến những vấn đề phát sinh sau khi các hộ dân đã đến ở tại các khu TĐC như: các chi phí

quản lý chung cư, chi phí điện nước, thái độ phục vụ của các nhân viên quản lý khu TĐC, vấn đề an ninh trật tự tại khu TĐC…Điều này cũng cần được giải quyết một cách thỏa đáng để người bị THĐ yên tâm hơn khi chuyển đến sinh sống tại các khu TĐC và bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho Nhà nước.

Vụ việc 3. Thực tiễn áp dụng quy định về chính sách và nguyên tắc bố trí TĐC

Để áp dụng các quy định của LĐĐ năm 2003 và các NĐ hướng dẫn thi hành về chính sách và nguyên tắc bố trí TĐC, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, trong đó có QĐ số 108/QĐ-UBND. Điều 48 của văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định việc bố trí TĐC bằng nhà chung cư cao tầng đối với HGĐ, cá nhân, thế nhưng khi triển khai thi hành trong thực tiễn lại gây ra nhiều thắc mắc, kiến nghị, thậm chí là thái độ bất hợp tác từ phía người bị THĐ. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tồn tại này chính là các quy định về tiêu chuẩn, định mức để làm căn cứ xét mua căn hộ TĐC và quá trình giám sát việc thực hiện bán nhà chung cư vẫn chưa thực sự tháo gỡ được những vướng mắc đang đặt ra trong thực tế. Để chứng minh cho nhận xét của mình, chúng tơi xin nêu ra một ví dụ thực tiễn sau: hộ A bị Nhà nước thu hồi tồn bộ diện tích 70 m2

đất gắn liền với nhà ở. Vì hộ A chỉ có 01 sổ hộ khẩu (gồm 4 nhân khẩu) nên được xem xét giải quyết mua 1 căn hộ TĐC. Tương tự hộ B cũng bị thu hồi tồn bộ diện tích 70 m2

gắn liền với nhà ở, nhưng hộ B có 02 sổ hộ khẩu (cũng gồm 4 nhân khẩu) nên được xem xét giải quyết mua thêm 1 căn hộ TĐC (Điều 48, QĐ số 108/QĐ-UBND). Ngay sau khi được mua thêm 1 căn hộ theo giá gốc, hộ B đã bán sang cho một HGĐ khác và kiếm được một khoản tiền “chênh lệch” khá lớn. Từ thực tiễn này, trong nội bộ những người bị THĐ đã phát sinh những bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí đã dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo về tiêu chuẩn, định mức mua nhà TĐC và gây khó khăn, căng thẳng trong q trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bồi thường, GPMB.

Nhận xét: việc thực hiện chính sách và nguyên tắc bố trí TĐC bằng căn hộ chung cư, nhất là ở khu vực đô thị như quận Tây Hồ, là nhằm đảm bảo cho người bị THĐ nhanh chóng ổn định chỗ ở và ổn định cuộc sống, cũng như đảm bảo quyền có chỗ ở của cơng dân, vì thế các cơ quan có thẩm quyền đã dựa vào số lượng nhân khẩu và sổ hộ khẩu để xem xét tiêu chuẩn mua căn hộ chung cư. Song thực tế đã chứng minh, nếu thực hiện chính sách và nguyên tắc bố trí TĐC bằng căn hộ cho các HGĐ, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật thì dưới góc độ thực tiễn lại có phần khơng cơng bằng và khơng thỏa đáng. Vấn đề này trong thời gian tới, cần phải được xem xét kỹ càng và tìm ra biện pháp tháo gỡ, nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật thực sự được đi vào cuộc sống và là công cụ nhằm đảm bảo sự cơng bằng trong q trình Nhà nước thực hiện việc BT, HT và TĐC.

Từ các vụ việc cụ thể về TĐC tôi nhận thấy, mỗi cuộc di dời dân cư thường dẫn đến sự xáo trộn rất lớn về cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người bị thu hồi nhà ở, đất ở. Đây không chỉ là chuyện mưu sinh mà kéo theo đó là tâm lý, tập quán và những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày đang bị thay đổi; vấn đề này khơng phải trong ngày một, ngày hai, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan có thể giải quyết được một cách triệt để. Cũng phải thừa nhận rằng, từ khi có LĐĐ năm 2003 đến nay, tại địa bàn quận Tây Hồ về cơ bản đã thực hiện theo đúng tinh thần của LĐĐ năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và của UBND thành phố Hà Nội về các quy định TĐC. Qua đó, góp phần đảm bảo đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người dân khi bị THĐ, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và của NĐT, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển.

Tuy nhiên, các quy định về TĐC và quá trình triển khai thực hiện TĐC cho người bị thu hồi nhà ở, đất ở còn gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần tập trung giải quyết trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, chất lượng đất, nhà cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội tại một số khu TĐC hiện không đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo vệ sinh, mơi trường. Cịn tồn tại phổ biến trường hợp căn hộ TĐC chưa đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng khai thác một thời gian thì tường nhà ngấm nước hoen ố; cống rãnh bẩn thỉu, hơi thối vì lộ thiên; sụt lún nền, gạch lát rạn nứt; bong tróc vữa trần nhà hay tại một số khu TĐC cịn chưa có hoặc chưa xây dựng xong hệ thống điện, nước, đường giao thông, trạm y tế. Khơng chỉ vậy, việc bố trí TĐC trong thời gian vừa qua chưa thực sự quan tâm đến các yếu tố về cộng đồng dân cư, tập quán sinh hoạt và sản xuất, chưa quan tâm xây dựng và thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm cho các đối tượng phải di chuyển chỗ ở tại các khu TĐC.

Thứ hai, các quy định hiện hành về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có

thẩm quyền trong việc thực hiện TĐC là chưa rõ ràng, chưa cụ thể; đây cũng chính là “khe hở” để các cơ quan “đùn đẩy” và “thoái thác” trách nhiệm cho nhau. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra và giám sát về chất lượng, tiêu chuẩn nhà TĐC. Ngoài ra, với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp quyết định THĐ, nhưng UBND quận Tây Hồ vẫn chưa thực sự làm hết trách nhiệm của mình. Điều này khơng chỉ gây thiệt hại lớn đến lợi ích của người bị THĐ, mà còn làm giảm lòng tin của người dân đối với chính quyền cũng như đối với pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ.

Thứ ba, các tiêu chuẩn, định mức và nguyên tắc xét mua nhà TĐC hiện nay chưa đảm bảo tính cơng bằng và chưa giải quyết thỏa đáng những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Người SDĐ, chủ sở hữu nhà ở khi bị thu hồi càng nhiều đất ở, nhà ở thì càng bị thiệt hại nhiều về kinh tế, thế nhưng khi xét tiêu chuẩn và định mức để giải quyết được mua căn hộ TĐC lại căn cứ vào số lượng nhân khẩu và sổ hộ khẩu. Do đó, nếu có ít nhân khẩu hoặc ít hộ khẩu (hộ dưới 10 nhân khẩu hoặc dưới 02 sổ hộ khẩu) thì chỉ được mua một căn hộ chung cư với giá bán theo quy định của thành phố, trong khi các hộ có từ 10 nhân khẩu trở lên hoặc có từ 02 sổ hộ khẩu trở lên lại được xét mua 2 căn hộ chung cư TĐC (căn hộ thứ 2 phải mua với giá nhân hệ số 1.2).

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)