Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra với tốc độ cao, song tư duy, nhận thức, cơ chế chính sách cịn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là vấn đề giải quyết việc làm, chống thất nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội khác ở khu vực thu hồi chuyển mục đích SDĐ nơng nghiệp. Thực tế này không chỉ xảy ra tại địa bàn quận Tây Hồ, mà còn xảy ra với rất nhiều địa phương khác của thành phố Hà Nội và của cả nước.
Từ khi có LĐĐ năm 2003 đến nay, tại địa bàn quận Tây Hồ thực hiện việc BT, HT chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tiền tệ hóa, chi trả trực tiếp cho người bị THĐ, mà chưa có cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người nông dân khi bị THĐ nông nghiệp về vấn
đề học nghề, chuyển đổi nghề nhằm ổn định cuộc sống và sản xuất. Một số chính sách hiện có thì chưa đáp ứng được u cầu của thực tiễn đặt ra. Chính thực tế này đã dẫn đến tình trạng người nơng dân chưa đặt ra mục tiêu cho cuộc sống lâu dài của mình bằng cách phải học nghề, tạo việc làm mới để có cuộc sống ổn định.
Muốn người bị THĐ, nhất là nông dân ổn định được cuộc sống, nghề nghiệp và có thu nhập, tránh được nguy cơ nghèo khó đang có xu hướng quay trở lại; đồng thời góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, theo tơi cần có một số biện pháp như sau:
- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi phải được tiến hành đồng thời với việc lập phương án BT, HT và TĐC và việc đào tạo nghề phải mang tính bắt buộc. Đây không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của NĐT đối với người dân bị mất đất.
- Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và thu hút lao động của các dự án đầu tư do Hội đồng BT, HT và TĐC hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất lập, bắt buộc phải công khai, phổ biến cho nhân dân vùng THĐ biết để tham gia và đăng ký, phải có phương án sử dụng lao động tại chỗ, công khai về tiêu chuẩn và chỉ tiêu tuyển dụng lao động trong diện hộ bị THĐ. Chủ đầu tư phải tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc có chương trình bồi dưỡng các kiến thức nghề nghiệp, chỉ được tuyển thêm lao động ngoài khu vực chuyển mục đích SDĐ nơng nghiệp khi những người lao động trong diện bị THĐ không đáp ứng đủ các điều kiện đã công khai, hoặc những người đáp ứng đủ điều kiện nhưng khơng có nhu cầu vào làm việc hoặc số lượng người lao động tại khu vực chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp không đủ nhu cầu lao động mà của dự án cần.
- Khuyến khích thành lập các đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ theo hướng xã hội hóa (Cơng ty cổ phần; Hợp tác xã dịch vụ, thương mại…), trong đó người dân bị THĐ nơng nghiệp được tham gia với tư cách là cổ đông, xã
viên, thành viên, được mua cổ phiếu, góp vốn từ tiền BT, HT, ưu tiên tuyển dụng lao động nơi có đất nơng nghiệp bị thu hồi.
- Chính quyền các cấp cần quan tâm sát sao và tìm ra những giải pháp linh hoạt, cụ thể về giải quyết việc làm cho người bị THĐ; cần phổ biến và nhân rộng các mơ hình giải quyết việc làm, theo phương châm trao cho người dân “cần câu” thay vì cho “con cá”, ví như sáng kiến giải quyết của Chủ đầu tư dự án khu đô thị Tây Hồ Tây về hỗ trợ tạo việc làm bằng việc Công ty TNHH Tây Hồ Tây sẽ tổ chức các chương trình tuyển dụng lao động xuất khẩu tại các dự án do Công ty, các đối tác của Công ty làm chủ đầu tư tại Hàn Quốc và nước ngồi. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý nghiêm minh các vi phạm trong quá trình đào tạo để chuyển đổi nghề của chủ đầu tư dự án, cũng như các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao của TP, trong quá trình thực hiện cấp thẻ học nghề miễn phí cho người bị THĐ khi có nhu cầu học nghề, giúp đỡ người bị THĐ có thêm động lực và niềm tin để nỗ lực trong việc đào tạo nghề và tìm việc làm mới trong tương lai…
- Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và khu công nghiệp hiện đại với vùng dân cư cũ (thôn, tổ dân phố, xã, phường, đặc biệt tại khu vực thu hồi nhiều đất nông nghiệp trên 30%). Từ đó, tạo điều kiện cho các HGĐ, cá nhân kinh doanh hoặc làm dịch vụ nhằm phục vụ các khu cơng nghiệp, đơ thị, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và giúp người bị THĐ có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống.
KẾT LUẬN
Bồi thường khi NNTHĐ là vấn đề phức tạp, mang tính chất chính trị, kinh tế, xã hội. Điều này lại càng được thể hiện rõ hơn khi có vơ số vấn đề phức tạp phát sinh do chính sách và pháp luật của Nhà nước chưa bao quát hết các vấn đề của thực tiễn, lại thay đổi liên tục, còn nhiều kẽ hở, thậm chí là mâu thuẫn và bất hợp lý. Một văn bản mới ra đời, với mong muốn làm lợi cho người bị THĐ nhưng có khi lại đặt ra rất nhiều vấn đề nan giải cho các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền, nhất là chính quyền cơ sở khi thực hiện việc bồi thường, GPMB. Thêm vào đó, các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ thay đổi quá nhanh không những tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế giữa Nhà nước - người bị THĐ - NĐT mà nó cịn tác động đến vấn đề an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Giải quyết như thế nào cho những người bị THĐ đã gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước nhưng lại không được hưởng lợi ích từ văn bản quy phạm pháp luật mới với những quy định cởi mở hơn? Hay cần cơ chế, biện pháp nào để khắc phục những thiếu sót, hạn chế mà các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền do chưa thực hiện đúng tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật mới nên đã gây ra những thiệt hại không đáng có khi giải quyết quyền lợi cho dân? Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ thông qua thực tiễn áp dụng tại một địa bàn cấp huyện là rất bổ ích và thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.
Thông qua 3 chương của luận văn, tơi đã trình bày một số vấn đề lý luận về bồi thường khi NNTHĐ qua việc làm rõ các vấn đề cần xác định, giải quyết trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ; khái niệm, đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của việc bồi thường khi NNTHĐ; quan niệm về hỗ trợ và TĐC khi NNTHĐ, cũng như phân biệt giữa HT, TĐC với bồi thường khi NNTHĐ. Một trong những điểm “nhấn” của luận văn
chính là việc thơng qua các tình huống, vụ việc thực tiễn tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để phân tích, đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ vào cuộc sống. Qua bức tranh sinh động của thực tiễn thực hiện việc BT, HT và TĐC từ khi có LĐĐ năm 2003 đến nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ, cụ thể gồm các giải pháp sau đây:
- Thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi NNTHĐ trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tương đối cao;
- Thực hiện các biện pháp đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Hoàn thiện các quy định về giá đất;
- Hoàn thiện các quy định về đơn giá tính BT, HT về tài sản (nhà, cơng trình, cây trồng, hoa màu…);
- Hồn thiện các chính sách hỗ trợ;
- Thống nhất quy định về thời hạn thông báo thu hồi cho người bị THĐ giữa các văn bản quy phạm pháp luật;
- Tăng cường và kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ nói riêng cho cán bộ và nhân dân;
- Kiện toàn tổ chức làm nhiệm vụ BT, HT và TĐC khi NNTHĐ;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục THĐ, BT, HT và TĐC;
- Hồn thiện mơ hình phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức hữu quan, NĐT và Chủ đầu tư xây dựng cơng trình khi thực hiện TĐC cho người bị THĐ;
- Chấn chỉnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Xác lập cơ chế giải quyết việc làm cho người bị THĐ.
Cũng phải thừa nhận rằng, tiếp cận mảng pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ nhìn từ góc độ thực tiễn là vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Mặc dù, đã cố gắng nhưng do khả năng hạn chế về lý luận và thực tiễn, học viên khơng thể đi sâu phân tích, đánh giá một cách tồn diện, đầy đủ, khách quan các khía cạnh về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ. Do đó, tơi hy vọng sẽ được tiếp cận và nghiên cứu các vấn đề còn lại ở các cơng trình khoa học khác. Thêm vào đó, luận văn cũng khó tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót về mặt nội dụng và hình thức trình bày, vì vậy tơi rất mong nhận được nhận xét, góp ý của Hội đồng chấm luận văn, của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.