biến và giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói riêng cho cán bộ và nhân dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ nói riêng, trên địa bàn quận Tây Hồ cũng như các địa phương khác trong phạm vi cả nước, trong thời gian vừa qua chưa mang lại hiệu quả cao, thậm chí cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Thực tế đã chứng minh, có những khiếu nại, tố cáo của người dân là hồn tồn có cơ sở và đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có những khiếu nại, tố cáo khơng có cơ sở, khơng theo trình tự pháp luật, đặc biệt một số người bị THĐ do hạn chế về kiến thức pháp luật đất đai nên đã bị một số phần tử bất mãn dụ dỗ, xúi giục, kích động làm đơn khiếu nại vượt cấp hoặc khiếu nại tập thể hoặc cố tình khơng hợp tác với cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thực hiện việc bồi thường khi NNTHĐ. Thực trạng này nếu không được giải quyết thỏa đáng, dứt điểm và đúng pháp luật,
khơng chỉ gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, làm chậm tiến độ, tăng chi phí, làm giảm chất lượng thi cơng của các dự án, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, lòng tin của người dân đối với chính sách và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ và làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của địa phương và rộng hơn là của cả nước. Để khắc phục tình trạng trên, cũng như tạo sự đồng thuận từ phía người bị THĐ đối với cơng tác bồi thường, GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung, theo tơi cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ đất nói riêng với sự phối kết hợp của các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, nhất là đến từng thơn, làng, tổ dân phố bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhân dân (tại các cuộc họp tổ dân phố, thôn, làng hoặc các cuộc họp của ban mặt trận hoặc các cuộc tiếp xúc cử tri…). Làm được điều này, một mặt giúp người dân nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, mặt khác sẽ góp phần làm thay đổi được nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc THĐ vì mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế của Nhà nước. Mọi thắc mắc, nghi ngờ từ phía người dân được “khơi thơng” thì việc thực hiện bồi thường, GPMB sẽ tiến hành thuận lợi hơn, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, hạn chế tối đa các khiếu nại và tố cáo liên quan đến bồi thường khi NNTHĐ.
- UBND thành phố Hà Nội cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới, cơ chế mới, đặc biệt trong điều kiện các văn bản quy phạm pháp luật liên tục thay đổi; từ đó góp phần nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ và kinh nghiệm giải quyết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ làm công tác
BT, HT và TĐC của địa phương. Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Tây Hồ cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ của UBND cấp dưới; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm và xử lý nghiêm các địa phương không thực hiện hoặc thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ một cách qua loa hình thức.
- Đối với các dự án cụ thể, khi thực hiện việc bồi thường, GPMB, cần có tổ cơng tác thường trực (bao gồm các cán bộ giỏi về chuyên mơn, đạo đức và có kinh nghiệm cơng tác dân vận đại diện cho phía chính quyền và NĐT), để xử lý và giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết kịp thời, thỏa đáng các tình huống phát sinh, các thắc mắc từ người dân.
- Đối với những đối tượng đã được bồi thường thỏa đáng, đúng pháp luật và đã được thuyết phục nhiều lần nhưng vẫn cố tình khơng chấp hành, cố tình chây ỳ thì phải có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.