định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
Để áp dụng pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ vào thực tiễn cuộc sống, phải kể đến vai trò của tổ chức làm nhiệm vụ BT, HT và TĐC. Nhằm triển khai mơ hình Tổ chức phát triển quỹ đất và Hội đồng BT, HT và TĐC để thực hiện bồi thường, GPMB (Điều 39, NĐ số 197/2004/NĐ-CP), UBND thành phố Hà Nội ban hành QĐ số 03/2005/QĐ-UB ngày 11/01/2005 về việc thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất (đơn vị này là cơ quan thuộc Ban chỉ đạo GPMB Thành phố chứ không thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất) để thực hiện việc THĐ theo QH, KHSDĐ đã được cơng bố mà chưa có dự án đầu tư. Đối với những quận, huyện đang cịn quỹ đất thì UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc cấp
huyện, trong đó có Trung tâm Phát triển quỹ đất và Duy tu hạ tầng đô thị của quận Tây Hồ được thành lập vào tháng 2/2006. Mặc dù, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Tây Hồ đã ra đời, nhưng chủ yếu hoạt động quản lý duy tu hạ tầng, thực hiện vai trò chủ đầu tư xây dựng hạ tầng hoặc các dịch vụ khác mà không thực hiện chức năng GPMB theo QH, KHSDĐ đã được công bố để tạo quỹ đất sạch cho địa phương tổ chức thực hiện đấu giá QSDĐ hoặc đầu thầu dự án. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua tại địa bàn quận Tây Hồ, chủ yếu thực hiện việc THĐ khi đã có dự án đầu tư, vì thế việc thực hiện BT, HT và TĐC đã được giao cho Hội đồng BT, HT và TĐC cấp huyện đảm nhiệm.
Đến nay, việc tổ chức của các cơ quan làm nhiệm vụ BT, HT và TĐC giữa các địa phương là khơng có sự thống nhất với nhau, trong khi đó Điều 25, NĐ số 69/2009/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ BT, HT và TĐC như sau:
“1. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gồm: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, Tổ chức phát triển quỹ đất. 2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm: đại diện cơ quan Tài chính, đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường, đại diện cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi, đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người, một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương [19].
UBND thành phố Hà Nội đã quy định: cơ quan thường trực và giúp việc trực tiếp cho Hội đồng BT, HT và TĐC cấp huyện trong việc thực hiện bồi thường, GPMB là Ban bồi thường GPMB (Điều 66, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND). Tuy nhiên, hiện nay một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn
chưa thành lập Ban bồi thường GPMB, do đó nhiệm vụ này được giao cho các phòng ban khác đảm nhiệm, ví dụ: Phịng Tài ngun và Mơi trường (huyện Phúc Thọ), phịng Tài chính - Kế hoạch (quận Hoàng Mai), Phịng Quản lý đơ thị (quận Đống Đa, Long Biên) hoặc giao cho Ban bồi thường GPMB nếu đã được thành lập như quận Tây Hồ...
Nhằm khắc phục tình trạng khơng thống nhất về tổ chức của cơ quan làm nhiệm vụ BT, HT và TĐC, trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ BT, cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và giảm thiểu các chi phí phát sinh, theo tơi trong thời gian tới cần thực hiện:
- Đối với những quận, huyện chưa thành lập Ban bồi thường GPMB cần nhanh chóng triển khai thành lập và củng cố, kiện toàn về tổ chức Ban bồi thường GPMB, theo quy định tại Điều 66, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND. Điều này sẽ góp phần đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ trong q trình thực hiện việc bồi thường khi NNTHĐ.
- Triển khai thực hiện triệt để và có hiệu quả NĐ số 69/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08/1/2010 của Bộ TNMT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài Chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất. Từ đó đảm bảo cho Tổ chức phát triển quỹ đất sau khi được UBND thành phố Hà Nội thành lập và đi vào hoạt động sẽ phát huy được nhiệm vụ, vai trị trong mình trong việc thực hiện bồi thường, GPMB cũng như các hoạt động liên quan.
- Tiến tới thực hiện xã hội hóa cơng tác bồi thường, GPMB như cho NĐT tự thỏa thuận và có sự can thiệp của Nhà nước (chính quyền địa phương) hoặc giao cho các tổ chức có tiềm lực về tài chính, nhân sự, kỹ thuật và cơng nghệ để làm dịch vụ bồi thường, GPMB và cam kết chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi thường, GPMB và chịu sự giám sát kiểm tra của UBND cấp có thẩm quyền.