về tài sản (nhà, cơng trình, cây trồng, hoa màu…)
Thực tiễn thi hành các quy định BT, HT về tài sản tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội từ khi có LĐĐ năm 2003 đến nay, vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc, hạn chế như đã đề cập ở Mục 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các
quy định bồi thường, hỗ trợ về tài sản và những vấn đề đặt ra. Nhằm đảm bảo
ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người bị THĐ, cũng như giúp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc bồi thường, GPMB nhanh chóng, thuận lợi hơn trên cơ sở đồng thuận từ phía người bị THĐ, theo tơi trong thời gian tới cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, việc quy định đơn giá BT, HT nhà, cơng trình phải đảm bảo
nguyên tắc đủ để người bị thiệt hại về nhà, cơng trình có thể mua hoặc xây dựng lại nhà, cơng trình mới có cùng chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật đương hay xây dựng lại một cơng trình có chất lượng và mức độ khấu hao tương đương.
Thứ hai, các văn bản hướng dẫn thi hành LĐĐ năm 2003, mà cụ thể
hơn là các NĐ cần có những quy định cụ thể về việc xác định lại đơn giá xây dựng mới của nhà, cơng trình trong một số trường hợp cụ thể tương tự như đối với việc xác định lại giá đất. Mặt khác, khi ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc để làm căn cứ tính BT, HT về tài sản, UNBD thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cần theo dõi sát sao biến động giá cả của các hàng hóa trên thị trường và trong một số trường hợp cần có sự tham khảo ý kiến của các tổ chức tư vấn độc lập để đảm bảo đơn giá sát với giá thị trường, tránh hiện tượng đơn giá Nhà nước quy định chênh lệch quá lớn so với đơn giá xây dựng trong thực tế. Trong trường hợp có sự biến động quá mạnh giữa đơn giá nhà nước quy định so với giá thị trường thì UBND cấp tỉnh cần phải xem xét lại và điều chỉnh kịp thời đơn giá BT, HT về tài sản để đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị thiệt hại về tài sản, góp phần hạn chế tối đa các khiếu nại liên quan đến đơn giá BT, HT nhà và các vật kiến trúc trên đất.
Thứ ba, nên bãi bỏ quy định: “mức bồi thường đối với cây hàng năm
được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất” (Khoản 1, Điều 24, NĐ số 197/2004/NĐ-CP). Do quy định này rất khó áp dụng, nhất là đối với các địa phương thuộc khu vực đô thị như quận Tây Hồ. Thay vào đó, NĐ chỉ cần nêu nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng, còn cách tính mức bồi thường cụ thể thì giao trực tiếp cho địa phương, vì thực tế hiện nay các địa phương (trong đó có thành phố Hà Nội) đã và đang triển khai
áp dụng mức bồi thường tính theo đơn giá đồng/m2 hoặc đồng/khóm. Mặt khác, cần xem xét lại quy định tại Khoản 3, Điều 24, NĐ số 197/2004/NĐ-CP theo hướng quy định mức tối bồi thường đa là 100% giá trị cây trồng, như vậy sẽ đảm bảo được quyền lợi cho người bị THĐ trong trường hợp sau khi di chuyển và trồng lại cây nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, cây trồng bị chết ngay sau đó.
Thứ tư, xem xét lại quy định cách tính đơn giá BT, HT về cây trồng, nhất là đối với các loài hoa (hồng, cúc…), trong đó đơn giá theo đơn vị tính đồng/m2
mà được xác định theo khóm/m2 thì phải nêu rõ “khóm” tương ứng với bao nhiêu cây. Bên cạnh đó, trong q trình xây dựng đơn giá làm căn cứ tính BT, HT các cây, hoa màu, các cơ quan có thẩm quyền cần tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các chuyên gia độc lập về lĩnh vực hoa, cây cảnh; trên cơ sở đó đảm bảo đơn giá BT, HT “sát” với giá bán hoa, cây cảnh thực tế trên thị trường, đặc biệt đối với các loài hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Có như vậy, khi tiến hành bồi thường, GPMB người bị THĐ mới dễ dàng chấp nhận, các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB cũng bớt các khó khăn khơng đáng có, dự án sẽ nhanh chóng được triển khai theo tiến độ.