Thiết lập khung pháp lý về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 94 - 95)

đất trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tƣơng đối cao

Có thể nói, chưa có một ngành luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam lại có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đồ sộ như ngành LĐĐ và chưa có lĩnh vực nào trong hệ thống pháp luật đất đai lại có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nhiều như lĩnh vực bồi thường khi NNTHĐ. Chỉ tính từ ngày 1/7/2004 đến nay, ngồi LĐĐ năm 2003 cịn có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành của CP, các Bộ, các văn bản hướng dẫn cụ thể của địa phương; đây cũng chính là cơ sở để UBND quận Tây Hồ triển khai thực hiện việc bồi thường, GPMB đạt được hiệu quả cao. Song thực tế đã chứng minh, hệ thống pháp luật đồ sộ trong lĩnh vực bồi thường khi NNTHĐ trong thời gian vừa qua cũng là nhược điểm lớn, gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật mà nguyên nhân chính là sự xung đột và tính khơng ổn định của các quy định về BT, HT và TĐC.

Để khắc phục hiện tượng này, cần phải tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bồi thường khi NNTHĐ, trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa, nội dung các quy định ít bị xáo trộn, hạn chế tối đa việc cùng một vấn đề mà phải dùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để giải quyết. Bên cạnh đó, trong quá trình xây

dựng các văn bản quy phạm pháp luật đất đai nói chung và các văn bản pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ nói riêng, các cán bộ tham mưu có thẩm quyền cần tính tốn, cân nhắc kỹ lưỡng mọi vấn đề trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn, đảm bảo thời gian áp dụng văn bản lâu dài hơn, nhất là các NĐ hướng dẫn thi hành Luật, cần có đời sống thực sự ít nhất khoảng từ 4 đến 5 năm. Có như vậy, khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn sẽ không tạo ra những khoảng trống quá lớn giữa văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước và văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. Điều này còn khắc phục được lối tư duy và cách làm luật thời gian qua là hay né tránh thực tiễn và luôn chờ “phản ứng” từ thực tiễn, để rồi sửa và tiếp tục sửa. Việc tạo ra lộ trình áp dụng cho các NĐ hướng dẫn thi hành LĐĐ về lĩnh vực bồi thường khi NNTHĐ dài hơi hơn, một mặt góp phần đảm bảo tính cơng bằng trong q trình thực hiện pháp luật cũng như đảm bảo tính ổn định tương đối của các quy phạm pháp luật, mặt khác cịn giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng và yên tâm khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Ngoài ra, việc thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi NNTHĐ trên cơ sở tính thống nhất, tính đồng bộ cịn góp phần hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản mang tính “đặc thù” của các địa phương, đồng thời gạt bỏ quan niệm trong thực thi pháp luật hiện nay là luôn “chờ hướng dẫn” của UBND cấp tỉnh.

Cách làm nêu trên sẽ góp phần tác động tích cực đến nhận thức và hành động của người dân, hạn chế một cách tối đa các khiếu nại về BT, HT và TĐC, giúp người bị THĐ hiểu, tin và tự nguyện bàn giao mặt bằng của mình cho Nhà nước, NĐT nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện của các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 94 - 95)