3.1.1 Từ góc độ lý luận
Trên phương diện lý luận, giải quyết đúng đắn bản chất của quan hệ đại diện và làm thế nào để đảm bảo rằng người đại diện chỉ hành động duy nhất vì lợi ích của chủ sở hữu luôn là thách thức cho BLDS nói chung và LDN nói riêng trong việc xây dựng nguyên tắc quản trị ở các công ty. Mặt khác, bên cạnh sự quan tâm tới việc ràng buộc trách nhiệm của công ty thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật, pháp luật công ty còn cần phải đi xa hơn đến việc phát triển quyền tự do kinh doanh, quyền tự quyết trong hoạt động của công ty. Điều đó, đặt ra yêu cầu chúng ta phải hài hoà hoá trong việc xây dựng và hoàn thiện những quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty, đặt nó trong sự giao thoa giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất đồng bộ, hiệu lực pháp lý cao và ổn định.
Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta bất kể thuộc thành phần kinh tế nào hiện đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, muốn các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, có hiệu quả cao lại rất cần đến công tác quản lý nhà nước trong đó có việc hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật hiện tại của chúng ta có ba vấn đề lớn sau đây:
Thứ nhất, ngay từ khi xây dựng, nhiều quy định đã không phản ánh được
thực tế, không phù hợp, dẫn đến việc hoặc không áp dụng được trên thực tế, hoặc cản trở doanh nghiệp phát triển, hoặc tạo ra những hệ lụy sau này.
Thứ hai, nhiều quy định có sức sống quá ngắn, nhanh chóng trở nên lạc
Thứ ba, hệ thống văn bản còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các vấn đề phát
sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, gây lúng túng cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
BLDS và LDN hiện hành mặc dù mới được ban hành và chính thức áp dụng nhưng cũng đã bộc lộ ra một số điểm bất cập, chưa đáp ứng được sự thay đổi về kinh tế, xã hội.
Nhìn nhận dưới góc độ những quy định về đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì những quy định mới tại BLDS, LDN hiện hành đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do có khá nhiều điểm mới nên việc thực hiện cũng như đi vào áp dụng còn khó khăn cho chính các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý nhà nước.
3.1.2 Từ tình hình thực tế
Từ những phân tích trên về lý luận, việc hiểu rõ và vận dụng quan hệ đại diện theo pháp luật vào thực tế để đảm bảo lợi ích của pháp nhân luôn là một bài toán nan giải mà pháp luật dân sự nói chung và LDN cùng phải giải quyết. Mặc dù việc ràng buộc trách nhiệm của các pháp nhân thông qua hành vi của đại diện là cần thiết và phải chặt chẽ tuy nhiên pháp luật cũng cần mở rộng quyền tự quyết và tự do phát triển kinh doanh của chính đại diện đó. Để có thể làm được điều đó, ngoài việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện hành lang pháp lý để đại diện của pháp nhân ngày càng phát triển thì còn cần phải xem xét đến sự giao thoa giữa những quy định pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia, đảm bảo được sự thống nhất đồng bộ về pháp luật không chỉ ở Việt Nam mà còn đồng bộ với hệ thống pháp luật thế giới.
Giải quyết nội dung nêu trên, LDN 2014 và BLDS 2015 đã ra đời thay thế cho các quy định cũ trước đây. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định pháp luật mới về đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại BLDS 2015 nói chung và LDN 2014 nói riêng còn khá bỡ ngỡ và mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy, vì LDN 2014 mới chính thức áp dụng từ ngày 01/07/2015 nhưng đến nay vẫn chưa thực sự
đi sâu vào các doanh nghiệp. Ví dụ như các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên chế độ một người đại diện theo pháp luật thay vì bổ sung thêm một số người đại diện theo pháp luật khác ở CTCP và công ty TNHH hay các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên cơ cấu, tổ chức quản lý như trước khi có LDN 2014. Đây cũng là tâm lý chung của các công ty khi việc áp dụng và triển khai quy định mới về đại diện theo pháp luật còn tồn tại nhiều rủi ro đặc biệt là sẽ có những vướng mắc phát sinh khi đi làm thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, BLDS 2015 mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 nên mọi quy định về người đại diện theo pháp luật mới chỉ dừng lại ở tính chất lý luận. Do vậy, khi chính thức đi vào áp dụng thực tiễn thì chưa phát sinh nhiều bất cập và cũng chưa có nhiều vụ tranh chấp liên quan đến quy định về đại diện theo pháp luật của công ty.
Tuy nhiên, mặc dù mới đi vào áp dụng nhưng có thể nói rằng, pháp luật đã ghi nhận gần như đầy đủ về chế định đại diện theo pháp luật của pháp nhân nhưng trong quá trình áp dụng nó vẫn bị biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau dẫn đến những sự cố, vướng mắc đáng tiếc. Chẳng hạn như không có sự phân định rõ ràng về thầm quyền, phạm vi và trách nhiệm của các đại diện theo pháp luật; nảy sinh tranh chấp với bên thứ ba do bên thứ ba ký hợp đồng, giao dịch với người không có đủ thẩm quyền trong khi thẩm quyền của từng người đại diện theo pháp luật không được công khai, ... Vì vậy, trong trường hợp này pháp luật vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong quá trình áp dụng và hướng dẫn các công ty thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình trong nội dung đại diện theo pháp luật.