Trong chế độ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 68 - 70)

2.4. Những điểm mới của chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong

2.4.1. Trong chế độ bảo hiểm xã hội

Luật BHXH 2006 ra đời đã đánh dấu quan trọng cho sự phát triển của BHXH nói chung và chế độ TNLĐ, BNN nói riêng. So với Luật BHXH 2006 Luật BHXH 2014 có những điểm mới sau:

- Mở rộng đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ, BNN. Theo Luật BHXH 2014, từ ngày 01/01/2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng sẽ là đối tượng tham gia BHXH. Như vậy đối tượng tham gia BHXH nói chung và đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ, BNN nói riêng được mở rộng so với Luật BHXH 2006. Như vậy, NLĐ từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng có tham gia BHXH bị TNLĐ, BNN và

đáp ứng các điều kiện thì sẽ được hưởng chế độ TNLĐ, BNN.

Việc mở rộng đối tượng này là cần thiết và hợp lý bởi lẽ, hiện nay số lượng người bị TNLĐ, BNN có hợp đồng dưới 3 tháng ngày càng tăng, do nhu cầu tìm kiếm việc làm cùng với những thay đổi của công cụ sản xuất, công nghiệp hóa nguy cơ TNLĐ, BNN ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc không quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với những lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng vừa ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn tránh việc tham gia BHXH cho NLĐ bằng cách ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng theo chuỗi. Việc mở rộng đối với lao động có hợp HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 đến 3 tháng sẽ tạo sự bình đẳng hơn giữa hình thức lao động dài hạn và ngắn hạn. Đồng thời, với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH giúp nâng cao trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ của NSDLĐ. Ngoài ra còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc tham gia BHXH tạo nên ý thức tự an sinh cho mọi lao động. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã đáp ứng thực hiện mục tiêu đối tượng tham gia chiếm khoảng 50% lực lượng lao động vào năm 2020 theo tinh thần của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020.

Có thể thấy các quy định của Luật BHXH 2014 quy định đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ, BNN đã tương đối đầy đủ, đây là cơ sở quan trọng để tiến hành các bước tiếp theo trong việc triển khai và thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.

- Đã mở rộng quyền thanh tra cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, tại quy định:

“Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật

này và quy định khác của pháp luật có liên quan” [27, Điều 13, Khoản 3].

Theo quy định của pháp luật về BHXH, pháp luật về thanh tra hiện hành thì Thanh tra Lao động-Thương binh và Xã hội và Thanh tra Y tế có chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH đã có nhiều cố gắng trong việc thanh tra và phối hợp với tổ chức BHXH để thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, do số lượng các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động quá lớn, trong khi lực lượng thanh tra của hai ngành này còn quá mỏng; mặt khác phải tập trung các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo chức năng của ngành mình nên thực tế việc thanh tra thực hiện chính sách BHXH còn nhiều hạn chế về số lần và số đơn vị được thanh tra. Trong khi đó, cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về BHXH phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về BHXH nhưng không có chức năng để xử phạt, mà chỉ có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý dẫn đến các vụ việc vi phạm chưa được xử lý kịp thời.

Với quy định này đã góp phần khắc phục tình trạng này, lần đầu tiên cơ quan BHXH được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH. Đồng thời, công tác xử lý vi phạm pháp luật về đóng BHXH sẽ đạt hiệu quả cao hơn, bởi cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện chính sách BHXH nên sẽ nắm chắc các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động vi phạm quy định về BHXH kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm có hiệu quả. Cơ quan BHXH sẽ cùng với Thanh tra Nhà nước, Thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, ngành Y tế, ngành Tài chính, ngành Giáo dục... tăng cường thanh tra, ngăn ngừa vi phạm và kịp thời kiến nghị, sửa đổi những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách BHXH, góp phần bảo đảm cho việc thực hiện chính sách BHXH đúng quy định của pháp luật và ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 68 - 70)