Trong chế độ An toàn, Vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 70 - 76)

2.4. Những điểm mới của chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong

2.4.2. Trong chế độ An toàn, Vệ sinh lao động

chế độ TNLĐ, BNN nhiều chính sách mới. Cụ thể:

Thứ nhất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi

trở lại làm việc.

Tại khoản 6 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về việc sử dụng quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong đó có “hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc”.

Việc hỗ trợ được quy định cụ thể tại điều 55 của Luật. Theo đó,trường hợp người bị TNLĐ, BNN được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo NLĐ để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

Việc chuyển đổi nghề nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với NLĐ mà còn có vai trò đối với NSDLĐ không may bị rủi ro TNLĐ, BNN.Theo điều 38 của Luật này NSDLĐ có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc. Thực tế trong những trường hợp phải sắp xếp lại công việc cho NLĐ thường gây khó khăn cho NSDLĐ bởi lẽ họ phải mất phí, mất thời gian hướng dẫn NLĐ bị TNLĐ, BNN khi chuyển đổi ngành nghề. TNLĐ, BNN là những phát sinh ngoài ý muốn, quá trình dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi bị TNLĐ, BNN đã ảnh hưởng đến thu nhập của cả NSDLĐ và NLĐ. Việc mất thêm một khoản chi phí thêm để đào tạo, hướng dẫn NLĐ một công việc mới là áp lực, gánh nặng cho cả NSDLĐ, gây nên những mâu thuẫn quyền lợi. Với sự hỗ trợ một phần chi phí từ cơ quan Bảo hiểm xã hội, đã phần nào chia sẻ bớt những khó khăn cho NLĐ, NSDLĐ. Đồng thời, hạn chế được tình trạng NSDLĐ gây những bất lợi cho NLĐ nghỉ việc, nhằm thay thế

bằng NLĐ mới, thoái thác trách nhiệm và thể hiện tính ưu việt của bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, với việc quy định mức hỗ trợ tạo cơ sở thống nhất khi áp dụng, không tạo gánh nặng cho cơ quan BHXH. Có thể nói, với quy định mới này quyền lợi của NLĐ ngày càng được bảo vệ tốt hơn.

Thứ hai, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Hằng năm, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm: Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; Phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này. Trong đó,việc hỗ trợ không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

Thứ ba, ghi rõ mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN linh hoạt. Theo đó,

NSDLĐ hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ tư,quy định rõ về đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ đã nghỉ hưu và chuyển công việc khác.Luật đã quy định thêm nội dung giải quyết chế độ BNN đối với NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét,

giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

Có thể nói, sự ra đời của Luật An toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục được các quy định hiện hành không quy định đối với trường hợp này dẫn đến những khó khăn trong giải quyền lợi cho NLĐ. Việc quy định trong Luật đã khắc phục được những hạn chế của các văn bản pháp luật trước đó.

Thứ năm, Luật đã quy định cụ thể đối với trường hợp NLĐ giao kết

HĐLĐ với nhiều NSDLĐ, theo đó, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay NLĐ làm việc tại nhiều nơi. Bất cứ một công việc nào đều có thê có rủi ro TNLĐ, BNN. Với quy định pháp luật trước đó, khi NLĐ làm việc tại nhiều nơi nhưng chỉ một đơn vị sử dụng lao động được đóng bảo hiểm. Do đó, khi NLĐ bị TNLĐ, BNN mà không thuộc trường hợp đơn vị đã đóng bảo hiểm thì sẽ không được hưởng chế độ TNLĐ, BNN. Việc quy định nội dung này đã giải quyết được những bất cập, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.

Thứ sáu, quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của Hội nông dân Việt Nam trong bảo đảm ATVSLĐ; quy định Hội đồng ATVSLĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh, doanh nghiệp và cơ chế tham vấn, đối thoại nhằm bảo đảm ATVSLĐ; phân định thẩm quyền quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các Bộ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ.

Đồng thời, thiết lập chặt chẽ hơn hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ: nơi làm việc, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ khác nhau sẽ hạn chế TNLĐ, BNN, tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.

Kết luận Chương 2

Pháp luật Việt Nam về chế độ TNLĐ, BNN đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung và ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hệ thống các quy phạm trong lĩnh vực này chưa mang tính hệ thống và còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như quy định về các trường hợp được coi là TNLĐ, BNN vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đối với những trường hợp tự hủy hoại sức khỏe, sử dụng rượu bia hiện nay vẫn chưa được loại trừ hưởng chế độ, hay như các bệnh mới phát sinh từ môi trường làm việc không an toàn đảm bảo nhưng không có trong danh mục BNN nên NLĐ không được hưởng chế độ BNN. Ngoài ra hiện nay các quy định xử lý vi phạm vẫn còn chưa đủ răn đe nhiều đơn vị, NSDLĐ còn cố tình vi phạm ảnh hường đến mục tiêu hướng đến đảm bảo quyền lợi của NLĐ và an sinh xã hội.

Qua nghiên cứu thực trạng chế độ TNLĐ, BNN từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang thấy rằng, việc áp dụng các quy định về chế độ TNLĐ, BNN còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc thực hiện chế độ này chưa thực sự hiệu qủa mà trong đó phải kể đến thực hiện chế độ, giải quyết trường hợp NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ thuộc trường hợp bị tai nạn giao thông. Với tình hình tai nạn giao thông phức tạp, các trường hợp bị tai nạn không đáp ứng những yêu cầu quy định về thủ tục, giấy tờ cần có để thực hiện giải quyết chế độ, dẫn đến khó khăn rất lớn cho công tác thực hiện và kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Để khắc phục vấn đề này, cần phải nghiên cứu tổng thể về các quy định về chế độ TNLĐ, BNN, nâng cao hiệu quả pháp luật.Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN ngày càng hiệu quả cao hơn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)