Về các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 80 - 89)

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tai nạn lao

3.3.1. Về các quy định pháp luật

Các quy định hiện nay trong Luật BHXH về chế độ TNLĐ, BNN hiện nay nhìn chung đã đáp ứng và giải quyết cơ bản được nhu cầu và quyền lợi cho NLĐ. Luật BHXH 2014 đã được thông qua ngày 20/11/2014 có hiệu lực ngày 1/1/2016, ra đời thay thế Luật BHXH 2006. Luật BHXH đã có sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định, nội dung của Luật BHXH 2006, tuy nhiên các quy định về chế độ TNLĐ, BNN dường như không có sự sửa đổi nhiều. Thực tiễn sau 8 năm thực hiện Luật BHXH 2006 đã xuất hiện những khó khăn và yêu cầu cần sửa đổi. Từ thực trạng quy định pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN và những yêu cầu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định này. Tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Pháp luật cần quy định cụ thể hơn về căn cứ để xác định các trường hợp được coi là TNLĐ. Khi NLĐ bị TNLĐ trên tuyến đường hợp lý phải gắn kết với quá trình lao động đồng thời nên xem xét cả nguyên nhân dẫn đến tai nạn như trường hợp tai nạn do lạng lách đánh võng, say rượu, sử dụng ma túy…phải xem xét xem có được coi là TNLĐ hay không bởi những trường hợp này có thể được coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ hay vi phạm Luật Hình sự, do đó theo ý kiến tác giả những trường hợp này pháp luật không nên quy định được hưởng chế độ TNLĐ. Đối với trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, hiện nay chế độ bảo hiểm này đã bị lạm dụng và xử lý rất phức tạp để xác định đâu là đi làm việc, đâu là đi theo các mục tiêu khác đặc biệt là những trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động. Hiện nay, những người tham gia giao thông có tham gia nhiều hình thức bảo hiểm khác chẳng hạn hình thức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe và có thể được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (nếu gây thiệt hại do người khác gây ra)

Đối với quy định điều kiện xác định BNN: Danh mục BNN là một trong hai điều kiện để xác định NLĐ có bị BNN và thuộc trường hợp được hưởng chế độ BNN hay không. Với cách xây dựng danh mục BNN như hiện nay đã thể hiện nhiều điểm tích cực cho công tác thực hiện, giải quyết chế độ. Tuy nhiên với thực trạng kinh tế Việt Nam đang ngày càng hiện đại, công nghiệp hóa, những bệnh mới do nghề nghiệp ngày càng nhiều. Do đó, cần phải có một lộ trình xây dựng danh mục BNN hợp lý, giải quyết được những trường hợp phát sinh trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện chế độ cho thấy có trường hợp NLĐ đã làm việc ở môi trường, nghề độc hại nhưng sau đó chuyển sang nơi làm việc có yếu tố bình thường mới phát sinh BNN. Đối với những trường hợp này đã được Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định. Tuy nhiên, cần phải có

những quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện.

Hai là, về tỷ lệ đóng bảo hiểm

Về tỷ lệ đóng nên điều chỉnh theo hướng xây dựng tỷ lệ đóng bảo hiểm dựa trên căn cứ ngành nghề. Đối với những ngành nghề có tỷ lệ xảy ra TNLĐ, BNN cao xếp vào nhóm có tỷ lệ đóng cao hơn so với những nhóm ngành nghề khác. Đây là quy định mà các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan đã thực hiện. Với cách phân loại và hướng quy định như vậy có thể kèm theo đó là quy định phân bổ,trích tỷ lệ lại đóng vào quỹ dự phòng TNLĐ, BNN cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ngành nghề thuộc những ngành nghề phải đóng tỷ lệ bảo hiểm cao hơn, như vậy sẽ tạo ý thức cho NSDLĐ kinh doanh những ngành nghề có môi trường nguy hiểm cao hơn chú trọng công tác.

Ba là, về thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN

Luật BHXH mới chỉ quy định thời điểm hưởng trợ cấp đối với các trường hợp điều trị nội trú và các trường hợp thương tật, bệnh tật tái phát, đối với các trường hợp không điều trị nội trú thì lại chỉ được quy định tại Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ- CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc mà chưa được quy định trong Luật. Do đó, đạo luật về BHXH cần phải bổ sung quy định về thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN mà không điều trị nội trú.

- Về thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN mà không điều trị nội trú, tương tự khoản 4 mục III Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc: “Trường hợp NLĐ không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám

định để đảm bảo quy định pháp luật được rõ ràng, đầy đủ.

Bốn là, về vấn đề trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt trong chế độ TNLĐ, BNN:

Hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa Luật BHXH 2006 và Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về vấn đề phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình trong chế độ TNLĐ, BNN. Luật BHXH 2014 quy định mặc dù chưa có hiệu lực, nhưng không có sự điều chỉnh nội dung này. Như vậy, Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác về an sinh xã hội cần được sửa đổi để trở nên đồng bộ. Theo quan điểm của tác giả luận văn, việc cấp tiền để NLĐ tự mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình là không hợp lý bởi chưa chắc NLĐ đã sử dụng nguồn tiền được cấp đúng mục đích hoặc nếu NLĐ có mua các phương tiện đó thì chất lượng cũng chưa chắc được đảm bảo bởi NLĐ không am hiểu về các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình. Do đó, theo tác giả luận văn, Bộ Lao động thương binh xã hội cần bãi bỏ quy định về hướng dẫn cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

Năm là, về thủ tục hưởng bảo hiểm

Sửa đổi quy định hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ trong trường hợp tai nạn giao thông có biên bản giao thông.Khoản 6 Điều 14 Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH quy định: “Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ngoài các giấy tờ quy định phải có thêm bản sao biên bản giao thông”.

NLĐ được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ khi bị tai nạn trong quá trình thực hiện công việc mà NSDLĐ giao hoặc liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ lao động vì bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Đây là điều kiện

để NLĐ được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ. Hồ sơ hưởng bảo hiểm TNLĐ là một thủ tục hành chính nên cần được quy định đơn giản hơn tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ hưởng bảo hiểm. Vậy mà quy định này đã và đang gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện. Nhưng hiện nay quy định này đã và đang gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, vì có rất nhiều tai nạn giao thông không có biên bản giao thông. Trong thực tế, người bị tai nạn trên các tuyến đường giao thông nông thôn hoặc trên các tuyến đường huyện, tỉnh lô xa xôi hẻo lạnh thì không phải lúc nào cũng có sự can thiệp của công an giao thông quy định trên khó đáp ứng với các trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường vắng vẻ và bất ngờ nên đã có không ít trường hợp chưa được giải quyết do vướng mắc quy định này. Chính vì vậy, biên bản giao thông trong trường hợp này là không cần thiết, nhiều trường hợp người bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và địa điểm hợp lý song không được hưởng chế độ TNLĐ vì không đủ thủ tục hồ sơ. Cụ thể, Luật BHXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ “trong trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và

sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông” [25, Điều 114].

Ngày 21/5/2012, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Bộ Y tế đã ban hành TTLT số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ. Trong đó có nội dung căn cứ vào lời khai báo TNLĐ tại khoản 3, Điều 5 là:

Tai nạn xảy ra khi NLĐ tham gia giao thông làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên, thì cơ sở có người bị nạn căn cứ vào hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan Cảnh sát giao thông xử lý vụ tai nạn giao thông đó hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của Công an khu vực

tại nơi xảy ra tai nạn để khai báo với Thanh tra Sở lao động Thương binh và xã hội địa phương [12].

Quy định này rất phù hợp với thực tế, đã tạm thời tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn hiện nay trong công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ trong một số trường hợp nhất định.

- Bổ sung quy trình, hồ sơ xác nhận BNN

Theo quy định hiện hành, để được xác nhận là bị BNN, hồ sơ bao gồm biên bản đo đạcmôi trường có yếu tố độc hại (có giá trị trong 24 tháng), văn bản đề nghị giải quyết chế độ của NSDLĐ. Như vậy, đối với những đơn vị không thực hiện việc khám bệnh định kỳ cho NLĐ hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đo đạc môi trường lao động, thì NLĐ không được xác nhận là bị BNN. Vì vậy, nên chăng đối với các trường hợp NLĐ bị nghi ngờ là mắc BNN thì được yêu cầu cơ quan BHXH giới thiệu hoặc tổ chức khám BNN giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.

- Quy định rõ thời gian giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Điều 44 Luật BHXH hiện hành chỉ quy định về thời điểm được hưởng trợ cấp: “Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng NLĐ điều trị xong ra viện”, không quy định cụ thể thời gian nộp hồ sơ, dẫn đến tình trạng NSDLĐ nộp hồ sơ chậm, có trường hợp sau hàng năm kể từ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN có giấy xuất viện mới làm thủ tục đề nghị giải quyết chế độ, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Trong khi đó, theo Luât BHXH hiện hành, ĐIều 118 quy định về giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị TNLĐ, BNN: “Tổ chức BHXH có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ” là phù hợp. Nhưng như trên đã đề cập, cần phải quy định cụ thể thời gian từ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN điều trị ổn định có giấy ra viện đến khi chủ sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, quy định thời hạn điều tra TNLĐ là thời hạn điều tra được tính từ thời điểm xảy ra đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ. Trong đó, không quá 02 ngày làm vệc đối với lao động nhẹ; không quá 05 ngày làm việc đối với TNLĐ nặng; không quá 15 ngày làm việc đối với TNLĐ làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên; không quá 20 ngày làm việc đối với các vụ TNLĐ chết người, tính từ khi đoàn điều tra TNLĐ nhận đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn từ cơ quan Cảnh sát điều tra; không quá 40 ngày làm việc đối với vụ TNLĐ cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.Như vậy, thời gian điều tra tối đa cũng không quá 40 ngày kể từ ngày xảy ra TNLĐ. Việc quy định thời gian điều tra với mức độ nặng nhẹ của từng vụ TNLĐ như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ lý hồ sơ TNLĐ. Tuy nhiên, cần thiết phải quy định thêm thời gian từ sau khi có đủ hồ sơ về kết quả điều tra và người bị TNLĐ có giấy ra viện đến khi người chủ sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH, để nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ. Thời gian này không nên kéo dài, có thể là tối đa không quá 01 tháng. Hết thời hạn trên nếu người sử dụng không nộp hồ sơ phải chịu chế tài của pháp luật.

Thứ sáu, về quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Hợp nhất các quy định đối với người bị TNLĐ, BNN từ Bộ luật lao động và Luật BHXH tạo thành một “quỹ TNLĐ, BNN” thống nhất do BHXH Việt Nam quản lý.

Theo quy định hiện hành, người tham gia BHXH khi bị TNLĐ, BNN do 02 tổ chức thực hiện quản lý và chi trả các khoản trợ cấp:

Cơ quan BHXH thực hiện việc quản lý, chi trả trợ cấp thuộc quỹ BHXH cho các đối tượng hưởng một lần, hàng tháng, trợ cấp trợ giúp sinh hoạt, trợ cấp người phục vụ kể từ khi người bị TNLĐ, BNN điều trị ổn định thương tật (kể từ khi điều trị ổn định, ra viện). Trường hợp bị TNLĐ, BNN dẫn đến tử vong thì chỉ trả khoản trợ cấp bằng 36 tháng tiền lương tối thiểu và

giải quyết chế độ tử tuất theo quy định.

NSDLĐ chịu trách nhiệm chi trả các khoản về chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu, điều trị ổn định thương tật, chi phí tiền lương trong thời gian điều trị, chi phí cho việc giám định khả năng lao động, chi trả trợ cấp hoặc bồi thường TNLĐ, BNN tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Riêng đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong, NSDLĐ trả một khoản tiền với mức ít nhất bằng 12 tháng tiền lương (trong trường hợp do lỗi của NLĐ) và ít nhất bằng 30 tháng tiền lương (trong trường hợp do lỗi của NSDLĐ).

Như vậy việc quản lý thực hiện chế độ TNLĐ, BNN hiện nay chưa được tập trung thống nhất vào một đầu mối. Phương thức quản lý hiện nay tuy có ưu điểm là gắn với trách nhiệm vật chất của NSDLĐ với các vụ TNLĐ, BNN ở cơ quan, đơn vị mình từ đó quan tâm hơn đến việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN. Tuy nhiên có vướng mắc tồn tại là NSDLĐ thường không chủ động được nguồn tài chính để đảm bảo chi trả kịp thời cho người bị TNLĐ, BNN vì đây là chi phí phát sinh đột xuất, không nằm trong kế hoạch của đơn vị. Đặc biệt các ngành sản xuất có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN cao như khai thác khoáng sản, xây dựng…và ngành nghề có nguy cơ bị thua lỗ thì mức độ ảnh hưởng quyền lợi của NLĐ càng rõ nét. Có trường hợp NSDLĐ chi trả các chi phí này cho NLĐ theo khả năng của đơn vị nhưng cũng có trường hợp NLĐ không được hưởng các chi phí này. Vì vậy, nên tập trung thống nhất vào một đầu mối do BHXH Việt Nam quản lý, chi trả trợ cấp, do các chi phí ban đầu hiện nay do chủ sử dụng lao động chi trả đã mang bản chất nội dung chi BHXH. Nếu thực hiện theo phương án này, quỹ TNLĐ, BNN sẽ bảo đảm chi trả các khoản phí về y tế trong thời gian sơ cứu, cấp cứu và điều trị tại bệnh viện; trợ cấp thay thế, bù đắp tiền lương trong thời gian nghỉ việc để chữa trị bệnh, vết thương; lệ phí giám định và

giám định lại khả năng lao động theo quy định của Hội đồng Giám định y khoa; chi trả trợ cấp một lần, hằng tháng theo quy định kể cả trợ cấp người phục vụ, dụng cụ trợ giúp sinh hoạt để phục hồi chức năng.

Thứ bảy, về xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 80 - 89)