Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 89 - 103)

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tai nạn lao

3.3.2. Về tổ chức thực hiện

Thứ nhất, đối với cơ quan BHXH

Về phía cơ quan BHXH Việt Nam

Cơ quan BHXH Việt Nam cần sớm có nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp quy quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng cũng như việc hướng dẫn tổ chức chi trả và quản lý chi trả trợ cấp chế độ TNLĐ, BNN cho phù hợp với Luật BHXH 2014 và Luật An toàn vệ sinh lao động, đảm bảo NLĐ, NSDLĐ cũng như các cơ quan BHXH cấp dưới thuận tiện trong quá trình giải quyết chế độ BHXH nói chung và chế độ TNLĐ, BNN nói riêng. Công tác triển khai thực hiện mô hình “một cửa liên thông” cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa, áp dụng linh hoạt các mô hình thí điểm hiệu quả vào từng địa phương sao cho phù hợp.

Là cơ quan BHXH Trung ương, BHXH Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngành tiếp xúc với các chính sách, chủ trương mới của Chính phủ và các công nghệ mới về tin học, công nghệ mạng xã hội điện tử..cho BHXH các tỉnh, thành phố và BHXH huyện.

hướng thế giới, bối cảnh dịch chuyển lao động toàn cầu bằng cách đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chi trả trong toàn ngành như: hoàn thiện website; sử dụng phần mềm quản lý thu, chi, phần mềm kế toán và nên sớm xây dựng một kho dữ liệu điện tử cho ngành BHXH nhằm quản lý tốt đối tượng tham gia, tình hình chi trả…nhằm giúp bộ máy tổ chức quản lý trở nên gọn nhẹ hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ TNLĐ, BNN nói riêng phù hợp với các điều ước quốc tế về lĩnh bảo hiểm xã hội và tương đồng với các quốc gia trong khu vực và thế giới.Hoàn thiện chính sách và đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo lộ trình góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Ngoài những vấn đề kể trên thì yếu tố con người vẫn là khâu quyết định. Cải cách thủ tục hành chính gốc của nó là con người và sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có chuyển biến thật sự trong toàn hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ, bởi thực thi là cán bộ, lãnh đạo điều hành.

Ngoài ra với chức năng và quyền hạn của mình BHXH Việt Nam cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân; có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời đến các địa phương. Trong xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cần có sự đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động và mọi người dân khi tham gia BHXH.

Cuối cùng cơ quan BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với BHXH các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm trong công tác chi trả, xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH nói chung và chế độ TNLĐ, BNN nói riêng.

Về phía cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố

ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đối với việc thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ TNLĐ, BNN cho NLĐ; đưa việc thực hiện chính sách BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, là một trong những tiêu chuẩn để các cấp ủy đảng, chính quyền bình xét các danh hiệu thi đua; Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Thanh tra lao động, Thanh tra Nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị xã hội để kiểm tra giám sát, đôn đốc việc triển khai lao động, quỹ tiền lương và đóng BHXH; tiếp tục thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH và chế độ TNLĐ, BNN theo hướng dẫn tại Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH.

Bảo hiểm xã hội tỉnh cần ban hành văn bản tăng cường chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh; tổ chức chỉ đạo triển khai thực thi pháp luật về BHXH trên cơ sở các nội dung của các văn bản chỉ thị, thực hiện thanh kiểm tra và giám sát việc thực thi pháp luật Bảo hiểm xã hội nói chung và thực hiện chế độ TNLĐ, BNN nói riêng. Tổng kết và thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm cùng các kiến nghị đề xuất đảm bảo Luật Bảo hiểm xã hội và công tác thực hiện. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo các BHXH huyện thực hiện tốt công tác chi trả BHXH; kịp thời xin ý kiến của BHXH Việt Nam đối với những khó khăn, vướng mắc không thể giải quyết hoặc không thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra cũng như cơ quan BHXH ở Trung ương, BHXH các tỉnh, thành phố cũng cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn BHXH và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tổ chức thực hiện công tác chi trả của các BHXH huyện; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh; kỷ luật nghiêm với những tiêu cực lạm dụng quỹ BHXH, đồng thời nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc, thực hiện “cơ chế một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho đối

tượng tham gia BHXH.

Về phía cơ quan BHXH huyện

Trước hết BHXH huyện cần thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh nhằm giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN cho NLĐ đúng quy định, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả cho NLĐ được hưởng chế độ.

Bên cạnh đó, cần chủ động tăng cường phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động do mình trực tiếp quản lý trong khâu tổ chức chi trả chế độ TNLĐ, BNN; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc thực hiện tại đơn vị sử dụng lao động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Để công tác chi trả chế độ TNLĐ, BNN được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, BHXH huyện cần thực hiện cải cách hành chính trong công tác chi trả, công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ chế độ để dễ dàng thực hiện; lựa chọn phương thức chi trả hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể tại địa bàn quản lý, sao cho luôn đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho đối tượng hưởng chế độ BHXH.

Ngoài ra cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương. Trong quá trình triển khai, thực hiện Luật BHXH, chính quyền địa phương đóng một vai trò hết sức quan trọng và có tính chất quyết định trong việc đưa Luật đi vào cuộc sống. Sự chủ động, sáng tạo và vận hành bài bản có mục tiêu, có lộ trình và quyết liệt trong tổ chức triển khai của chính quyền địa phương chắc chắn sẽ đem lại kết quả mong muốn đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực BHXH, đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân, thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng đầy đủ cho mọi người dân phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, đối với cơ quan chức năng khác có liên quan

xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những đơn vị sử dụng lao động chậm nộp hay trốn đóng BHXH; những hành vi chiếm 2% quỹ tiền lương tiền công đóng BHXH; tiền công đóng BHXH; khôn thực hiện chi trả trợ cấp cho NLĐ….

Đối với Bộ Lao động-Thương binh và xã hội cần xem xét và có hướng giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong thực hiện Luật BHXH là việc phần lớn các đơn vị sử dụng lao động không muốn giữ lại 2% để chi trả các chế độ ngắn hạn.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, bên cạnh sự phấn đấu toàn ngành, các cấp chính quyền, các ngành chức năng có liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền cần phối hợp chặt chẽ với BHXH tuyên truyền, vận động các đơn vị sử dụng lao động để hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật BHXH. Bên cạnh đó phải tăng cường phối hợp và giám sát của hoạt động hệ thống BHXH từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật đến việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý chi BHXH.

Kết luận Chương 3

TNLĐ, BNN đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của NLĐ, gia đình và toàn xã hội, sự cần thiết hoàn thiện các quy định pháp luật tạo ra khung pháp lý điều chỉnh, thực hiện chế độ TNLĐ, BNN là một đòi hỏi cấp thiết về lý luận cũng như thực tiễn.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng các quy định pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang tại chương 1 và chương 2 tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của các quy định pháp luật và thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.

Pháp luật hiện hành về chế độ TNLĐ, BNN cần phải được xây dựng và hoàn thiện theo kịp với quá trình hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đồng thời bổ sung các quy định về chế độ TNLĐ, BNN như: cụ thể thời gian từ khi NLĐ bị TNLĐ, BNN điều trị ổn định có giấy ra viện đến khi chủ sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH. Bổ sung quy định về thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN mà không điều trị nội trú đảm bảo pháp luật được rõ ràng. Kiến nghị xem xét, bổ sung tội danh trốn đóng BHXH và tội chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi)...

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực hoạt động trong việc quản lý nhà nước về thực hiện chế độ TNLĐ, BNN. Để đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN ngày càng có hiệu quả, cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các giải pháp khác cũng cần thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả như quy định các quy định pháp luật ngày một hoàn chỉnh hơn và tổ chức thực hiện hệ thống bảo hiểm xã hội có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận, khái niệm, nội dung của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các quy định hiện hành về chế độ TNLĐ, BNN từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang cho thấy chế độ TNLĐ, BNN là một chế độ bảo hiểm không thể thiếu trong hệ thống BHXH Việt Nam bởi những ý nghĩa nó mang lại đối với vật chất và tinh thần của NLĐ.

Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các quy định trong Luật BHXH Việt Nam hiện hành về chế độ TNLĐ, BNN, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật, thực hiện chế độ TNLĐ, BNN từ thực tiễn tại Bắc Giang. Nhìn chung các quy định của Luật BHXH Việt Nam hiện hành về chế độ TNLĐ, BNN tương đối phù hợp và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định của pháp luật BHXH hiện hành vẫn còn những điểm chưa phù hợp, dẫn đến quá trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN trên thực tế gặp không ít khó khăn, bất cập. Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ này cũng còn nhiều hạn chế khiến cho quyền lợi của NLĐ đôi khi không được đảm bảo. Luận văn đã phân tích những nguyên nhân cụ thế, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về BHXH và giúp công tác quản lý chi trả chế độ TNLĐ, BNN được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, đem lại lợi ích tối đa cho NLĐ.

Hiện nay, Luật BHXH 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực pháp luật. Có thể nói, với những quy định pháp luật đang ngày càng một hoàn thiện hơn, quyền lợi của NLĐ ngày càng được đảm bảo hơn. Bên cạnh việc phân tích những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các quy định về chế độ TNLĐ, BNN, Luận văn cũng đưa ra những

quan điểm và kiến nghị của cá nhân tác giả với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định về chế độ TNLĐ, BNN nói riêng và hoàn thiện pháp luật về BHXH nói chung nhằm giúp NLĐ được ổn định, yên tâm sản xuất, gắn bó với công việc, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn

2012-2020, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác BHXH giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết

hưởng các chế độ BHXH, Hà Nội.

4. Đỗ Ngân Bình (2000), “Vấn đề bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động” Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (6).

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao

động,Thương binh và Xã hội ban hành, Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2014), Báo cáo tổng kết đánh giá

Luật BHXH, Hà Nội.

7. Bộ Lao động Thương binh – Xã hội (2007), Thông tư số Số: 03/2007/TT- BLĐTBXH, Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về

8. Bộ Lao động Thương binh – Xã hội (2008), Thông tư số19/2008/TT- BLĐTBXH, Sửa đổi bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 1 năm 2007 về Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn

một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.

9. Bộ Lao động Thương binh xã hội – Tổng Liên đoàn Lao động (1976),

Thông tư Liên bộ số 08/TTLB/BLĐTBXH-TLĐLĐ ngày 19/05/1976 quy

định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời

giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội.

10. Bộ Lao động Thương binh - xã hội (2006), Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã

hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2008), Thông tư số 19/2008/TT- BLĐTBXH ngày 23/9/2008 về vấn đề phương tiện trợ giúp sinh hoạt và

dụng cụ chỉnh hình trong chế độ TNLĐ, BNN, Hà Nội.

12. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Bộ Y tế (2012), TTLT số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 89 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)