Trường hợp được coi là tai nạn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 38 - 41)

2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động,

2.2.2.1. Trường hợp được coi là tai nạn lao động

Theo quy định tại Luật BHXH, điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, BNN bao gồm:

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này [25, Điều 39, Khoản 1].

là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn, hai là thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 39. Cả hai điều kiện này vừa là điều kiện cần và đủ để được xét hưởng chế độ.

Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và khoản 1 mục III phần B Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì các trường hợp sau được coi là TNLĐ: Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm:Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công;Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến tuyến đường hợp lý theo quy định pháp luật hiện hành. Có trường hợp NLĐ đi làm về xe hết xăng NLĐ phải rẽ vào cây xăng ở phía bên trái đường nên NLĐ phải đi ngược lại khi ra khỏi cây xăng thì bị gãy chân. Có ý kiến cho rằng trường hợp này NLĐ không được hưởng chế độ TNLĐ vì tai nạn xảy ra không nằm trên tuyến đường NLĐ đi về, hay trường hợp NLĐ đi làm đã về nhà. Do để quên đồ ở cơ quan, NLĐ quay lại cơ quan lấy đồ khi quay lại về thì bị tai nạn, trường hợp này NLĐ có được hưởng chế độ TNLĐ hay không?

Nghị định 152/2006/NĐ-CP đã có sự giải thích khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc; tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại. Tuy nhiên, trong các trường hợp được xác định là TNLĐ thì trường hợp NLĐ bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý là trường hợp hiện đang còn nhiều tranh cãi. Sở dĩ điều này là vì trên thực tế những tai nạn trong trường hợp này chủ yếu là tai nạn giao thông mà nếu pháp luật quy định với cách xác định như vậy thì phạm vi xác định loại tai nạn này rất rộng và nhiều khi tạo cơ hội lạm dụng bảo hiểm. Có những trường hợp NLĐ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về trong khoảng thời gian hợp lý nhưng do lỗi của NLĐ như lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu… thì có được coi là TNLĐ hay không? Vì vậy, không nên quy định tất cả các tai nạn này là TNLĐ, mặc dù xảy ra trên tuyến đường và thời gian hợp lý bởi lẽ công việc, tuyến đường, phương tiện đi lại do NLĐ tự do lựa chọn, thỏa thuận với NSDLĐ. Hơn nữa, trong điều kiện giao thông Việt Nam, NSDLĐ không thể kiểm soát và quy định việc đi lại của NLĐ (phương tiện khác nhau, kết hợp với các công việc đưa đón con, chăm sóc bố mẹ…) và đương nhiên cũng không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm đối với việc đi lại của NLĐ. Quy định như vậy vô hình chung đẩy một phần trách nhiệm xã hội cho NSDLĐ một cách thiếu căn cứ. Do đó pháp luật cần có sự điều chỉnh trong trường hợp này cho phù hợp với thực tế.

Hiện nay, Luật BHXH chưa có quy định đối với các đối tượng bị tai nạn do nguyên nhân say rượu, tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì có thuộc trường hợp được hưởng chế độ TNLĐ hay không?

Thiết nghĩ, nên quy định cụ thể trường hợp này theo hướng không được hưởng chế độ TNLĐ đối với những trường hợp này. Chế độ TNLĐ thể hiện tinh thần chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, xã hội không thể chia sẻ đối với những rủi ro thuộc những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật, chẳng hạn như, trường hợp tai nạn do sử dụng ma túy, sử dụng chất kích thích… hành vi sử dụng ma túy là vi phạm pháp luật hình sự, sử dụng chất kích thích rượu bia khi điều khiển phương tiện là vi phạm các văn bản pháp luật đường bộ, an toàn giao thông…Bởi lẽ đó, những trường hợp này được hưởng chế độ TNLĐ là điều bất hợp lý. Do đó, theo tác giả, tương tự như trường hợp quy định của chế độ ốm đau, nên quy định các trường hợp tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ TNLĐ. Điều này thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật và đảm bảo công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)