Tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 63 - 68)

2.3. Thực tiễn thi hành chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại tỉnh

2.3.3. Tồn tại, nguyên nhân

Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH của nhiều doanh nghiệp vẫn còn diễn ra, theo công bố giám sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các ban ngành phát hiện có những doanh nghiệp chỉ đến khi bị kiểm tra mới chịu đóng tiền bảo hiểm cho công nhân.

Đến tháng 9/2014, tổng số nợ BHXH Bắc Giang 109 tỷ đồng. Có nhiều doanh nghiệp không thực hiện đóng bảo hiểm, chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra mới đóng bảo hiểm cho NLĐ. Chẳng hạn, trước khi Tổng Liên đoàn, cùng BHXH về kiểm tra Công ty Cổ phần May Bắc Giang mới thực hiện nộp tiền BHXH của tháng 9/2014 cho 10.000 lao động, tương đương 6 tỷ đồng. Sau khi đoàn kết thúc giám sát, công ty TNHH MTV Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm PTSC nộp ngay 1,8 tỷ đồng.

Hầu hết doanh nghiệp đều vi phạm quy định đóng BHXH, số lượng doanh nghiệp ký hợp đồng lao động, nợ tiền BHXH không nhiều, ít hơn số doanh nghiệp chưa ký hợp đồng, không đóng BHXH cho NLĐ.

Hàng tháng, các doanh nghiệp này đều trích tiền đóng BHXH từ tiền lương, tiền công của NLĐ, nhưng không đóng vào quỹ mà chỉ đóng theo kiểu "trừ nợ dần" [44].

Ngoài ra, hiện nay có những trường hợp người bị TNLĐ có tỷ lệ thấp hơn 5% song khả năng lao động cũng như khả năng tái tạo sức lao động của họ bị giảm đi rất nhiều. Theo quy định NLĐ có mức suy giảm khả năng lao động đủ từ 5% trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật BHXH mới đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ là chưa thực sự công bằng, bởi có nhiều tổn thương được đánh giá Bên cạnh đó, chưa đảm bảo nguyên tắc chi trả dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia và mức đóng BHXH

Tình trạng nợ, chậm đóng BHXH được lý giải là do các nguyên nhân: - Nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, NLĐ về chính sách BHXH còn hạn chế; NLĐ còn chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình; nhiều nơi chưa có tổ chức công đoàn hoặc có tổ chức công đoàn nhưng chưa mạnh dạn bảo vệ quyền lợi BHXH cho NLĐ;

- Công tác tuyên truyền vận động chưa thật sâu, rộng, mạnh mẽ; nội dung và hình thức tuyên truyền chưa thật đa dạng và phù hợp với từng nhóm đối tượng;

- Quy định lãi chậm đóng BHXH được tính bằng lãi suất đầu tư của quỹ BHXH trong năm. Trong khi đó lãi suất đầu tư quỹ BHXH thời gian qua chỉ trong khoảng 9-10% và thường thấp hơn lãi suất vay Ngân hàng trong cùng kỳ. Điều này đã dẫn tới các doanh nghiệp cố tình chậm đóng, nợ đóng để sử dụng tiền đóng BHXH vào mục đích khác.

- Đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội còn quá mỏng nên công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH rất hạn chế, mới được chú ý trong một số thành phố lớn và hoạt động này còn lồng ghép với các lĩnh vực khác.

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc đăng ký ngừng hoạt động.

hưởng chế độ bảo hiểm BNN chủ yếu được nộp lên bởi 2 công ty: Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc và CTCP VLCL Viglacera Cầu Đuống.

Trong đó Công ty TNHH một thành viên thanh viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là công ty con do công ty mẹ-Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc theo quyết định 116/2004/QĐ-TTg ngày 29/6/2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Công ty chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Quyết định về Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc ngày 21/7/2014 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ngày 21/7/2014).

CTCP VLCL Viglacera Câu Đuống là công ty nhà nước được cổ phần hóa, chịu sự quản lý giám sát của tập đoàn Viglacera.

Có thể thấy cả 2 công ty TNHH một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc và CTCP VLCL Viglacera Cầu Đuốngcó vốn Nhà nước, có cơ chế quản lý giám sát của nhà nước do đó việc thực hiện khai báo các chế độ BNN đối với NLĐ được quan tâm.

Số lượng BNN tại tỉnh Bắc Giang còn ít tuy nhiên số lượng hồ sơ bảo hiểm BNN chưa thể là con số thực tế, vẫn còn rất nhiều công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh có NLĐ bị BNN nhưng không khai báo.

Số lượng các doanh nghiệp chủ động mời thanh tra lao động làm việc với doanh nghiệp, kiểm tra ATLĐ, VSLĐ hiện nay còn chưa cao, mới chỉ có một vài doanh nghiệp như: công ty TNHH một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc, công ty FuHong.

Hiện nay số lượng TNLĐ, BNN vẫn còn nhiều, ngày càng có xu hướng tăng ; công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về an toàn lao động trong thời gian qua chưa được thường xuyên. Tại các đơn vị, doanh nghiệp mới chỉ chủ yếu đi vào việc khắc phục hậu quả sau mỗi đợt kiểm tra hoặc có khuyến cáo của cơ quan chức năng. Bản thân các đơn vị cũng chưa coi trọng thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Thêm vào đó, các doanh nghiệp, đơn vị còn chưa tự giác thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, chưa chú trọng tới việc tập huấn đội ngũ kỹ thuật viên an toàn, không bố trí cán bộ chuyên trách nên đã dẫn tới tình trạng mất an toàn lao động tại các công trường.

Nhu cầu của NLĐ muốn có việc làm vì điều kiện kinh tế khó khăn, có những trường hợp không biết, chưa biết hoặc không dám đấu tranh nên đã chấp nhận làm việc trong điều kiện nguy hiểm độc hại.

Có nhiều trường hợp NLĐ bị BNN tuy nhiên công ty không khai báo, không nộp hồ sơ cho NLĐ để được hưởng chế độ BNN; Tình trạng này xảy ra là do các doanh nghiệp không muốn tốn kém chi phí cho các hoạt động đo đạc môi trường. Những trường hợp này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ.

Hiện nay thủ tục để được giám định NLĐ mắc BNN khá tốn kém, mất thời gian. Để đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm BNN cần phải thực hiện nhiều khâu, nhiều giai đoạn như: đánh giá môi trường, đo đạc môi trường do công ty đo đạc môi trường thực hiện. NLĐ khám chữa bệnh viện Thanh Nhàn làm hồ sơ y bạ sau đó mới giám định Hội đồng y khoa. Giai đoạn này là thủ tốn rất nhiều thời gian. Do đó, nên quy định theo hướng bệnh viện xác định tỷ lệ thương tật. Bản đánh giá này có giá trị lập hồ sơ chuyển thực hiện chế độ BHXH, như vậy đảm bảo giải quyết nhanh, đỡ tốn kém.

Năm 2013, BHXH Bắc Giang đã giải quyết một trường hợp hồ sơ nộp lên cơ quan BHXH tỉnh của NLĐ và NSDLĐ cung cấp là được hưởng chế độ

ốm đau. Tuy nhiên, khi thanh tra TNLĐ xuống làm việc thì phát hiện đó là trường hợp TNLĐ, do đó NLĐ phải được hưởng chế độ TNLĐ mà không phải chế độ ốm đau.

Ngoài ra năm 2014 BHXH cũng đã giải quyết chế độ tử tuất cho một trường hợp theo hồ sơ đưa lên, BHXH tỉnh Bắc Giang đã giải quyết cho thân nhân của NLĐ đã chết được hưởng tuất một lần. Thanh tra lao động xuống xác định là TNLĐ, theo quy định pháp luật trường hợp này phải được giải quyết theo chế độ tử tuất hàng tháng.

Có thể thấy hiện nay các doanh nghiệp vẫn trốn tránh, khai báo không đúng sự thật, chỉ khi Thanh tra mới phát hiện sai phạm, những trường hợp như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ, gia đình NLĐ.

Theo khảo sát của HĐND tỉnh năm 2014 kiến nghị sở Lao động Thương binh và xã hội quản lý nhà nước về thực hiện thang bảng lương chế độ TNLĐ, BNN thì hiện nay chiếm đến 90% doanh nghiệp không thực hiện theo đúng quy định của Luật lao động 2012 về việc nộp thang bảng lương làm căn cứ tính bảo hiểm, đối với những trường hợp như vậy BHXH đã có công văn yêu cầu thực hiện nộp thang bảng lương, xuống làm việc với doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tự giác.

Tồn tại, hạn chế gây khó khăn cho công tác thực hiện chế độ TNLĐ, BNN tại tỉnh Bắc Giang hiện nay gặp thường xuyên nhất phải kể đến là trường hợp tại nạn giao thông được coi là TNLĐ khi tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và bị suy giảm từ 5% trở lên. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp TNGT thoả mãn hai điều kiện trên, nhưng nạn nhân không được hưởng chế độ TNLĐ vì thiếu biên bản hiện trường tai nạn. Đặc thù của tỉnh Bắc Giang đó là một tỉnh trung du miền núi với địa hình phức tạp dân cư thưa thớt vì vậy có rất nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản

giao thông hay người chứng kiến. Có những trường hợp mà NLĐ, đơn vị sử dụng lao động có nộp hồ sơ lên công ty nhưng không thể giải quyết cho hưởng chế độ TNLĐ được bởi lẽ không có biên bản hiện trường. Có những trường hợp ngay sau khi bị tai nạn được đưa đi bệnh viện nên không có biên bản khám nghiệm hiện trường, bản xác nhận của công an đối với vụ tai nạn cũng không thể thay thế được biên bản khám nghiệm hiện trường. Đồng thời để làm thủ tục hưởng chế độ TNLĐ cần có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa, nhưng muốn giám định lại phải có biên bản khám nghiệm hiện trường. Do đó không thể thực hiện giải quyết được hoặc làm kéo dài thời gian cho công tác thực hiện chi trả chế độ TNLĐ vì những vướng mắc do NLĐ khiếu kiện hoặc phải mất nhiều thời gian giải thích cho những trường hợp như vậy hiểu rõ quy định pháp luật, thực hiện các thủ tục bị gián đoạn gây khó khăn rất lớn cho cơ quan bảo hiểm khi thực hiện chi trả chế độ nhưng trên hết là thiệt hại ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại Bắc Giang 07 (Trang 63 - 68)