Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Luật sư trong trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Luật sư trong trợ giúp pháp lý qua thực tiễn Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (Trang 55 - 61)

1.5. Hiệu quả vai trò của Luật sƣ trong trợ giúp pháp lý

1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Luật sư trong trợ giúp pháp lý

Trong quá trình tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí, vai trò của Luật sư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như sau:

trợ giúp pháp lý là yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư.

Nếu hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, điều chỉnh toàn diện các vấn đề phát sinh về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Các quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn, dễ hiểu, dễ vận dụng, công khai, minh bạch, sẽ tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư và ngược lại. Cụ thể, các văn bản pháp luật tạo cơ cở cho việc củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ chức, thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó có Luật sư; thúc đẩy việc triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý, từng bước nâng cao chất lượng vụ, việc, tăng cường công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với nước ngoài về trợ giúp pháp lý, có định hướng phát triển bền vững trợ giúp pháp lý về lâu dài. Từ đó, vai trò của Luật sư trong trợ giúp pháp lý cũng được nâng lên.

- Điều kiện kinh tế, xã hội: kinh tế là yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong

mối quan hệ với kiến trúc thượng tầng, kinh tế luôn giữ vai trò quyết định. Nằm trong mối quan hệ đó, các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư. Sự ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ: trình độ, quy mô phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thậm chí của đất nước sẽ tác động, quyết định đến trình độ, quy mô của hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư. Sự phát triển về kinh tế sẽ tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết (phương tiện kỹ thuật, kinh phí...) để phục vụ tốt hơn cho hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư.

Song với những thành tựu về kinh tế đó lại dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, chênh lệch vùng miền ngày càng rõ rệt, đặc biệt nó không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực về xã hội khác. Dẫn đến hệ quả tệ nạn xã hội xảy ra ngày càng nhiều, các tranh chấp, kiện tụng, tội phạm ngày càng gia tăng. Điều này đỏi hỏi việc phát triển kinh tế xã hội phải đi đôi với việc quan tâm các chính sách xã hội cho người nghèo, người yếu thế để hạn chế các tranh chấp phát sinh.

- Truyền thống, văn hóa pháp lý: dân tộc Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của kinh tế nông nghiệp và nền văn minh lúa nước. Từ đó hình thành nên truyền thống, văn hóa pháp lý của người Việt là tâm lý duy tình, văn hóa cộng đồng, “chín bỏ làm mười”.

Con người Việt Nam sống quần cư với nhau trong các đơn vị làng xã với quan hệ “phi nội tắc ngoại” cho nên có mối liên hệ gắn bó khá mật thiết trên cơ sở của sự gần gũi về huyết thống. Quan hệ giữa các thành viên xảy ra trong một phạm vi hẹp và chủ yếu diễn ra trong các luỹ tre làng. Vì vậy mà thiết chế làng xã trở thành một thiết chế hết sức bền vững vừa che chở, vừa kiểm soát con người một cách hết sức chặt chẽ. Người ta dễ chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm có thể gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí cho bản thân. Sự gần gũi về thói quen, về dòng máu dễ nảy sinh tâm lý “dĩ hoà vi quý”. Con người ta vì sợ tai tiếng, sợ đụng chạm mà ngại đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực xảy ra với chính mình và với cộng đồng vì sợ cộng đồng lên án, sợ bị trả thù. Câu tục ngữ “một điều nhịn, chín điều lành” là một minh chứng cho điều này. Về tính tích cực, có thể nói đây là nhân tố giúp cho sự ổn định và yên bình của cộng đồng. Nhiều khi người ta chấp nhận một lời xin lỗi, coi trọng lời xin lỗi hơn là việc bồi thường thiệt hại. Hẳn nhiên điều này đã được các nhà lập pháp quan tâm để có quy định bắt buộc trong tố tụng dân sự là thủ tục hoà giải. Nhưng xét về tính tiêu cực, thực ra con người làm như vậy vì sợ và cũng ngại các thủ tục pháp lý rắc rối với tâm lý “được vạ thì má cũng sưng”. Tâm lý này không chỉ xảy ra ở trong các cộng đồng dân cư mà còn xảy ra đối với cả các quan chức khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội kéo theo việc nghi ngờ các kết quả giải quyết khi cho rằng “con kiến mà kiện củ khoai” nên người ta càng không ý thức về việc phải sử dụng pháp luật như một biện pháp để bảo vệ mình. Trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, chính những truyền thống văn hóa pháp lý này cũng tác động tới tâm lý của người được trợ giúp pháp lý, khi có những thắc mắc liên quan đến pháp luật, hoặc khi có tranh chấp xảy ra, họ thường e ngại khi tìm đến Luật sư để trợ giúp vấn đề mà mình gặp phải, dẫn đến nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân chưa cao.

- Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của Luật sư: Người được trợ giúp pháp lý chủ yếu là người nghèo, đối tượng chính sách, người yếu thế, họ thường không có am hiểu về pháp luật, khi tìm đến Luật sư trợ giúp pháp lý, họ đặt tất cả niềm tin vào Luật sư để mong giải quyết được những vấn đề pháp lý mà họ đang gặp phải. Do vậy, để thể hiện vai trò là người hướng dẫn, tư vấn pháp lý, người đại diện tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, trong một số trường hợp đại diện ngoài tố tụng, Luật sư trước hết phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm nghề nghiệp để hướng dẫn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm nghề nghiệp là những gì mà mỗi một người luật sư tích lũy được qua nhiều năm công tác. Kinh nghiệp nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng trợ giúp pháp lý của một luật sư mà đặc biệt là kỹ năng nhìn nhận, đánh giá, phân tích sự việc. Điều này có thể thấy rõ qua sự khác biệt giữa những luật sư trẻ và những luật sư đã có nhiều năm kinh nghiệm. Khi mới vào nghề, ai cũng có những bỡ ngỡ, những trải nghiệm mà ngay trên sách vở không thể có được. Không một luật sư nào dám khẳng định mình tự tin khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên, hay lần đầu tiên đứng ở vị trí tranh tụng trên Tòa án. Cảm giác không tự tin sẽ làm mất đi sự tập trung khi lắng nghe, lúng túng khi hỏi, lo lắng khi đứng thuyết trình, thuyết phục. Ngược lại, với những người đã có nhiều kinh nghiệm, việc tư vấn, hay đứng trước Tòa án là một việc làm thường xuyên của họ, vì vậy, việc mất tự tin dường như được chế ngự, từ đó, họ sẽ vận dụng đầu óc mình một cách có hiệu quả hơn. Họ luôn biết với những tình huống tương tự như thế, họ phải hỏi những gì, nói những gì, căn cứ vào đâu. Như vậy, rõ ràng kinh nghiệm là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò trợ giúp pháp lý của luật sư.

- Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và sự yêu thích công việc trợ giúp pháp

lý của Luật sư: nghề luật sư là một ngành nghề đòi hỏi một đạo đức nghề nghiệp

cao, đây là một trong những điều kiện để hành nghề. Bởi lẽ, luật sư với nhiệm vụ của mình là sử dụng pháp luật như một phương tiện, công cụ nghề nghiệp để bảo vệ

người vô tội, giúp đỡ họ hiểu biết, tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật, định hướng họ thực hiện các hoạt động pháp lý một cách chính xác.

Tính đạo đức trong nghề luật sẽ thúc đẩy họ có trách nhiệm hơn với những việc mình làm như bảo vệ bị can, bị cáo, hay một bên trong dân sự, hoặc tư vấn cho khách hàng. Với những luật sư làm việc với đạo đức của mình, họ sẽ cố gắng tạo thiện cảm với khách hàng, khai thác họ, lắng nghe họ một cách tỉ mỉ để có nhưng thông tin hữu dụng, phân tích các thông tin đó rồi thuyết phục khách hàng theo hướng có lợi nhất cho họ. Khi một luật sư có đạo đức, họ tiếp xúc với người khác bằng sự chân thành thì sẽ được đáp trả bằng sự chân thành, bằng những thông tin hữu ích. Có thể thấy trên thực tiễn, rất nhiều tội phạm có hành vi chống đối, không khai báo thành khẩn, nhưng nhờ dự chân thành, có đạo đức, và khả năng thuyết phục của Luật sư mà họ đã khai báo thành khẩn, để có thể dễ dàng phá được vụ án đó.

Hơn nữa, trợ giúp pháp lý là lĩnh vực đặc thù, trong đó đối tượng được trợ giúp pháp lý thường có hoàn cảnh đặc biệt, là người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Luật sư tham gia vào hoạt động này hoàn toàn miễn phí, không có thù lao, do đó, đòi hỏi Luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý phải có sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh của người được trợ giúp, có lương tâm nghề nghiệp để cùng với họ tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý. Khi Luật sư có lương tâm nghề nghiệp cao, thì vai trò của họ trong trợ giúp pháp lý càng được thể hiện rõ nét.

Cùng với đạo đức nghề nghiệp, thì sự yêu thích công việc cũng làm tăng hiệu quả vai trò của Luật sư trong trợ giúp pháp lý. Sự yêu thích nghề sẽ giúp tạo sự lôi cuốn, cuốn hút, tậm tâm và đặt hết tâm trí vào việc mà mình làm. Khi mà đặt hết tâm trí vào việc mình làm thì trợ giúp pháp lý mới đạt hiệu quả cao nhất. Ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, dân trí còn kém phát triển, người dân rất cần các luật sư đến trợ giúp pháp lý. Nếu không có sự nhiệt huyết trong công việc thì rất ít Luật sư tìm đến với hoạt động này.

- Tâm lý, tình trạng sức khỏe của luật sư: Một công việc chỉ có hiệu quả cao

nhất khi tâm lý của người đó ở trạng thái tâm lý thoải mái, sức khỏe bình thường. Bởi tình trạng mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, sức khỏe không tốt thì hiệu quả của công

việc giảm sút. Với Luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý cũng vậy, khi tâm trí của họ không tập trung, sức khỏe không được bảo đảm thì mọi việc xung quanh làm họ thấy mệt mỏi và không đủ nhiệt huyết để làm việc, dẫn đến vai trò của họ trong trợ giúp pháp lý bị ảnh hưởng.

- Tâm lý, thái độ của người được trợ giúp pháp lý: Đối tượng được trợ giúp

pháp lý là đối tượng đặc biệt, chủ yếu là người nghèo, người yếu thế trong xã hội, khi tiếp xúc với Luật sư họ thường có tâm lý khép nép, dễ bi quan, tủi thân, họ lại hầu như không có điều kiện vật chất gì để có thể hỗ trợ hoặc để có thêm quyết tâm, động lực theo đuổi đến cùng các vụ việc liên quan cần trợ giúp của mình. Do đó, những người nghèo sẽ rất thiếu sự chủ động nếu như các Luật sư trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý không có sự cảm thông, chia sẻ nhất định, đề cao trách nhiệm nghề nghiệp trước hoàn cảnh cũng như nhu cầu của họ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới vai trò của Luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Cơ sở vật chất, kinh phí cho Luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý: Cơ sở

vật chất thiếu thốn, trang thiết bị làm việc nghèo nàn, kinh phi hạn chế không đảm bảo cho hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ dẫn đến chất lượng trợ giúp pháp lý của Luật sư không đạt hiệu quả cao. Theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí, không có thù lao, do đó, nhiều Luật sư không mấy mặn mà với hoạt động này. Nếu không có đủ cơ sở vật chất và kinh phí thì sẽ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động như cung cấp các dịch vụ pháp lý; việc tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý lưu động về các thôn bản, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý; tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý….

Hơn nữa, chưa có cơ chế tốt cho các Luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý, nên chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo Luật sư, đa số Luật sư chỉ tham gia thực hiện với tinh thần nghĩa vụ. Trợ giúp pháp lý thường diễn ra ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, nơi địa hình hiểm trở, phương tiện đi lại hạn chế, điều này cũng làm ảnh hưởng hiệu quả tham gia trợ giúp

pháp lý của Luật sư.

Để hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư đạt hiệu quả cao, Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị làm việc thiết yếu…) kinh phí hoạt động, cơ chế tốt đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trong đó có Luật sư. Có như vậy, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý mới thực sự chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Luật sư trong trợ giúp pháp lý qua thực tiễn Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)