1.4. Sự thể hiện vai trò của Luật sƣ trong trợ giúp pháp lý
1.4.5. Thông qua hoạt động của mình, Luật sư tuyên truyền, phố biến pháp luật, góp
luật, góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến trợ giúp pháp lý
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Hạn chế vi phạm pháp luật và tranh chấp xảy ra.
Đối tượng của trợ giúp pháp lý hướng đến chủ yếu là người nghèo, người yếu thế trong xã hội, nhận thức pháp luật của họ còn hạn chế. Thông qua hoạt động của mình, Luật sư trực tiếp hoặc gián tiếp phổ biến kiến thức pháp luật, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với họ, từ đó, họ hiểu rõ quy định của pháp luật, tránh những suy nghĩ và hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật, ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật được nâng lên.
Trong nhóm đối tượng của trợ giúp pháp lý có một số nhóm đối tượng là trẻ em, người dân tộc thiểu số, phụ nữ là nạn nhân của các vụ xâm hại, bạo hành gia
đình. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Luật sư cho các đối tượng này lại càng cần thiết. Luật sư là người có kiến thức pháp luật, có kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, thân chủ, nên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Luật sư mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, trong quá trình hành nghề luật sư hành nghề có thể đưa ra các sáng kiến pháp luật, tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc đóng góp ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Các luật sư có điều kiện để đánh giá mức độ phù hợp với thực tế của văn bản pháp luật, có thể tìm ra những hạn chế, những bất cập, các khe hở của pháp luật... Sẽ vô cùng hữu ích nếu trong công tác xây dựng pháp luật có được các ý kiến đóng góp hoặc tham gia trực tiếp của các luật sư. Làm được như vậy, pháp luật sẽ có tính khả thi cao, tránh tình trạng pháp luật khó đi vào thực tiễn.
Luật sư cũng góp phần quan trọng cho sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp; hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền trong việc xem xét giải quyết các vướng mắc pháp luật cho người dân một cách khách quan, kịp thời, đúng pháp luật tránh sai sót, bất cập trong hoạt động công vụ và quản lý nhà nước; kịp thời phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế, từ đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Khi có căn cứ cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý hoặc kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa phù hợp với quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì Luật sư có quyền kiến nghị với cơ quan đó xem xét giải quyết lại vụ việc đó để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.