Chế độ đãi ngộ đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Thực chất của chế độ này thể hiện ở chỗ là người nước ngoài, thậm chí pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc các quyền đặc hưởng mà người nước sở tại dành cho họ (thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng)

Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các Điều ước quốc tế.

Chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện rất rõ trong các Công ước quốc tế mà các quốc gia tham gia ký kết dành riêng cho các nhân viên ngoại giao và lãnh sự trên lãnh thổ của nhau được hưởng (có thể nói đây là phần rất quan trọng của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự)

Ví dụ: những người nước ngoài có thân phận ngoại giao được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trên lãnh thổ nước sở tại; các viên chức lãnh sự nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự trên lãnh thổ nước sở tại. Những người nước ngoài không thuộc hai loại này và cả công dân nước sở tại không được hưởng trên lãnh thổ của nước sở tại các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. Những người nước ngoài không thuộc hai loại này và công dân nước sở tại không được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ đó, nếu pháp luật nước sở tại hoặc điều ước quốc tế do nước sở tại ký kết không có quy định khác. Nội dung cụ thể của chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho các tổ chức, cá nhân của các nước khác nhau như nội dung của chế độ tối huệ quốc. Mỗi loại người nước ngoài đều có nội dung cần ưu đãi riêng. Tuy nhiên, không thể cho phép có sự phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, nam nữ, tôn giáo, địa vị tài sản trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Formatted: Font: Italic, Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

Việc dành cho những người nước ngoài nhất định chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm hoặc tạo điều kiện cho họ thực hiện chức năng và nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện cho nhà nước của họ về mặt ngoại giao hay lãnh sự, hoặc nhằm khuyến khích những hoạt động nhất định của loại người nước ngoài nhất định vì lợi ích của bản thân nước sở tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)