Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 72 - 76)

- Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Quan hệ cha, mẹ, con.

2.2.4.1. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam:

Theo Điều 834, khoản 2, BLDS Bộ luật Dân sự Việt Nam, “"Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”". Vậy, pháp luật nước ta phân biệt trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng và trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng.

Formatted: Font: Not Bold, Italic, Dutch

(Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Italic, Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

- Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng:

Theo Tư pháp quốc tế nước ta, khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của họ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Nhưng theo Tư pháp quốc tế một số nước, trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo pháp luật của nước có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Ví dụ, theo khoản 1, Điều 4 Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980 về luật áp dụng nghĩa vụ hợp đồng, trong trường hợp pháp luật điều chỉnh hợp đồng không được các bên thỏa thuận chọn, hợp đồng được chi phối bởi pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất. Sự khác nhau về phần hệ thuộc của quy phạm xung đột điều chỉnh hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng ở nước ta và ở nước ngoài có thể làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ở Việt Nam như trường hợp tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh có yếu tố nước ngoài mà tác giả đưa ra sau đây.

Ví dụ, công ty A Việt Nam và công ty B Pháp ký một hợp đồng mua bán. Theo hai bên, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán là pháp luật Việt Nam. Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên A yêu cầu có sự bảo lãnh của giám đốc công ty B là ông C, bằng tài sản riêng của ông C và, theo hợp đồng bảo lãnh, nếu đến thời hạn thanh toán mà bên B vẫn không thanh toán cho bên A, ông C sẽ thanh toán thay cho bên B bằng cách chuyển khoản thông qua một ngân hàng tại Pháp. Do sơ suất, khi thiết lập hợp đồng, các bên không thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh. Do không được bên B thanh toán, bên A yêu cầu ông C đứng ra thanh toán thay cho bên B trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Vì ông C không có ý định thanh toán nên bên A khởi kiện ông C tại Tòa án Việt Nam. Trước tòa, bên A và ông C không thống nhất với nhau về pháp luật áp dụng cho hợp đồng bảo lãnh. Theo ông C, pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh là pháp luật Pháp

Formatted: Justified, Indent: First line: 0.59",

Space Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.1 pt

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

vì theo Điều 834, khoản 2 BLDS Bộ luật Dân sự Việt Nam, “"Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”" trong khi đó nơi thực hiện hợp đồng bảo lãnh là ở Pháp. Bên A, không phủ nhận quyền chi phối của pháp luật Pháp theo Điều 834 khoản 2 trên, nhưng lý giải thêm như sau: Theo thực tiễn xét xử Pháp, trong trường hợp pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh không được các bên thỏa thuận chọn, quyền và nghĩa vụ của họ trong hợp đồng coi như được chi phối bởi pháp luật điều chỉnh hợp đồng chính và ở đây là pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán giữa bên A và bên B, tức là pháp luật Việt Nam. Vậy theo bên A, Tư pháp quốc tế Việt Nam cho phép pháp luật Pháp thẩm quyền chi phối hợp đồng bảo lãnh nhưng pháp luật nước này khước từ quyền chi phối và dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam và do đó pháp luật Việt Nam có thẩm quyền chi phối hợp đồng bảo lãnh. Ví dụ này cho thấy hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra trong lĩnh vực hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật của một nước để chi phối quan hệ của họ.

2.2.4.3.1. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng

khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì không nên chấp nhận dẫn chiếu bởi vì: chấp nhận dẫn chiếu sẽ làm đảo lộn những dự tính của các bên khi họ thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu chấp nhận dẫn chiếu sẽ không áp dụng những quy phạm thực chất của nước mà các bên đã chọn để chi phối hợp đồng mà áp dụng các quy phạm thực chất của một nước mà các bên không có dự tính sử dụng để chi phối hợp đồng. Ví dụ khi chọn pháp luật Mỹ cho hợp đồng, các bên đều có dự tính là quan hệ của họ được điều chỉnh bởi các quy phạm thực chất của pháp luật Mỹ ngay cả đối với thời gian quy định của pháp luật nước này để khởi kiện. Nếu chấp nhận dẫn chiếu, buộc các bên phải tuân theo những quy phạm thực chất

Formatted: Font: Not Bold, Italic, Dutch

(Netherlands)

Formatted: Justified, Indent: First line: 0.59",

Space Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.5 pt

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

của Việt Nam về thời gian khởi kiện, những quy phạm mà các bên trong hợp đồng không có dự tính sử dụng để chi phối quan hệ của họ. Vậy chấp nhận dẫn chiếu sẽ làm đảo lộn dự tính của các bên trong hợp đồng.

Theo khoản 2, Điều 834 Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước mà các bên đã thỏa thuận chọn. Pháp luật các nước khác cũng quy định tương tự khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng và đây dường như là một quy phạm có tính chất hoàn cầu vì chưa thấy pháp luật nước nào quy định khác. Nếu chấp nhận dẫn chiếu khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng, đi ngược lại với mục đích, tinh thần của quy phạm xung đột thiết lập trong khoản 2 Điều 834 nêu trên.

2.2.4.2.2. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng

Khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật chi phối hợp đồng, xu hướng chung của Tư pháp quốc tế các nước là sẽ chọn pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết. Song tiêu chí cụ thể để đạt được mục đích này lại không giống nhau: Khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật, ở các nước châu Âu, tiêu chí xác định pháp luật chi phối hợp đồng là pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất trong khi đó ở nước ta tiêu chí xác định pháp luật chi phối hợp đồng lại là pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.

Áp dụng vào pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất, vì pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng thông thường là pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất. Tuy vậy, sử dụng tiêu chí chọn pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng đôi khi dẫn đến trường hợp mà theo đó chúng ta cho phép áp dụng pháp luật của nước có quan hệ ít mật thiết với hợp đồng, nhất là khi pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng khước từ quyền chi phối và dẫn chiếu đến pháp luật nước khác. Do vậy, khi

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.75 pt

Formatted: Font: Not Bold, Italic, Dutch

(Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng, chúng ta không nên phủ nhận dẫn chiếu như ở Pháp và ở các nước châu Âu áp dụng Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980.

Như vậy, Để bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hóa việc phủ nhận này bằng cách bổ sung vào Điều 834 khoản 2 Bộ luật dân sự 2005 Việt Nam nêu: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật một nước để chi phối hợp đồng, dẫn chiếu không được chấp nhận hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luậtcủa một nước để chi phối hợp đồng, pháp luật của nước được chọn chỉ gồm các quy phạm thực chất và không chứa đựng quy phạm xung đột.

Giải pháp này đã được luật hóa ở Đức và được thừa nhận rộng rãi trong thực tế xét xử Pháp mà không cần luật hóa bằng một văn bản cụ thể nào. Vậy trong khi chờ đợi luật hóa và khi không có văn bản cụ thể, Tòa án tối cao Việt Nam cũng nên thừa nhận giải pháp này thông qua thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đã làm trong những vấn đề khác hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ ..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 72 - 76)