Trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 104)

- Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Quan hệ cha, mẹ, con.

3.2.1.45. Trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng dân sự

- Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng.

- - Khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật, ở các nước châu Âu nói trên, tiêu chí xác định pháp luật chi phối hợp đồng là pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất trong khi đó ở nước ta tiêu chí xác định pháp luật chi phối hợp đồng lại là pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.

- - Hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra ở Việt Nam trong lĩnh vực hợp đồng khi các bên có thỏa thuận cũng như không có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh hợp đồng, chúng ta nên phủ nhận dẫn chiếu. Để bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hóa việc phủ nhận này bằng cách bổ sung vào Điều 834 khoản 2 BLDS Bộ luật Dân sự Việt Nam đoạn sau: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật một nước để chi phối hợp đồng, dẫn chiếu không được chấp nhận hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật của một nước để chi phối hợp đồng, pháp luật của nước được chọn chỉ gồm các quy phạm thực chất và không chứa đựng quy phạm xung đột. Giải pháp này đã được luật hóa ở Đức và được thừa nhận rộng rãi trong thực tế xét xử Pháp mà không cần luật hóa bằng một văn bản cụ thể nào .. Vậy trong khi chờ đợi luật hóa và khi không có văn bản cụ thể, Tòa án tối cao Việt Nam cũng nên thừa nhận giải pháp này thông qua thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 104)