Cơ quan công tố của một số quốc gia theo truyền thống luật án lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 30)

1.2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CÔNG TỐ CÁC NƢỚC

1.2.1. Cơ quan công tố của một số quốc gia theo truyền thống luật án lệ

a. Cơ quan công tố Hoàng gia Anh

- Vị trí

đời của cơ quan công tố bắt nguồn từ ý tưởng phân định chức năng điều tra tội phạm với chức năng truy tố tội phạm vốn trước đây đều thuộc chức năng của cảnh sát. Đứng đầu cơ quan công tố Hoàng gia Anh là Tổng công tố. Tổng công tố do Tổng lý Chưởng bổ nhiệm và thực hiện chức năng của mình dưới sự giám sát của Tổng Chưởng lý. Tổng Chưởng lý là người chịu trách nhiệm trước Nghị viện về các vấn đề pháp lý, về hoạt động của một số cơ quan như cơ quan công tố, cơ quan Công tố Hải quan và Công tố Thuế, cơ quan giải quyết các vụ án gian lận nghiêm trọng và bộ phận Luật sư của Chính phủ…Tổng Chưởng lý do Chính phủ bổ nhiệm, mang hàm Bộ trưởng và thường là thành viên của Nghị viện, là cố vấn pháp lý của Chính phủ, đại diện cho Nhà nước và Chính phủ trước Tòa án và trong các thủ tục tố tụng tư pháp liên quan đến lợi ích công. Tuy vậy, Tổng Chưởng lý độc lập với Chính phủ trong việc quyết định các vấn đề liên quan thực hiện chức năng công tố. Tương tự như vậy, mặc dù Tổng Công tố do Tổng chưởng lý bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Tổng Chưởng lý nhưng Tổng Công tố cũng độc lập trong công tác của mình.

- Chức năng, nhiệm vụ

Cơ quan Công tố Hoàng gia Anh thực hiện chức năng truy tố tội phạm. Về cơ bản, hoạt động điều tra tội phạm hoàn toàn do Cảnh sát đảm nhiệm. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra, Cảnh sát luôn luôn có thể nhận được sự tư vấn từ phía cơ quan công tố. Trên cơ sở kết quả điều tra của Cảnh sát, cơ quan công tố có trách nhiệm (và có quyền) quyết định việc truy tố hay không truy tố.

Tại Vương quốc Anh, cơ quan công tố không có chức năng giám sát tư pháp và không tham gia vào việc giải quyết các vụ án dân sự. Chỉ khi nào Chính phủ bị kiện, cơ quan công tố có thể được yêu cầu đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhà nước, nhưng với tư cách là luật sư Nhà nước (luật sư công) chứ không phải với tư cách cơ quan công tố.

- Tổ chức bộ máy

Hệ thống cơ quan công tố Hoàng gia Anh bao gồm: - Cơ quan công tố trung ương;

- Cơ quan công tố khu vực và các chi nhánh.

Hiện nay, hệ thống cơ quan công tố có trụ sở chính tại London, York và Birmingham và 42 cơ quan công tố khu vực trên địa giới hành chính của nước Anh và xứ Wales. Cơ cấu này tương ứng với hệ thống 43 cơ quan cảnh sát trên lãnh thổ Anh và xứ Wales, trong đó cơ quan Công tố khu vực London phụ trách hoạt động của khu vực thành phố London và lực lượng cảnh sát thủ đô.

Dưới mỗi văn phòng Công tố khu vực có chi nhánh công tố. Chi nhánh công tố này do một Công tố viên phụ trách gồm một số cán bộ làm án và luật sư. Chi nhánh công tố có liên hệ chặt chẽ với cảnh sát địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trên địa bàn.

- Cán bộ Viện công tố

Nhân sự của Viện Công tố trung ương bao gồm: Tổng công tố, Tổng giám đốc điều hành, giám đốc các bộ phận làm án, giám đốc các bộ phận chính sách, luật sư – công tố viên, cán bộ làm án và nhân viên hành chính.

Nhân sự của Viện Công tố khu vực bao gồm Công tố trưởng, giám đốc điều hành, các luật sư của công tố (còn được gọi là Công tố viên Hoàng gia) và các bộ làm án.

- Tổng Công tố lãnh đạo ngành công tố thông qua việc bổ nhiệm các chức danh công tố, ban hành các quy định hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng cho toàn ngành. Tổng Công tố trực tiếp tham gia vào các vụ án khó khăn, phức tạp và là người quyết định việc truy tố một số tội phạm cụ thể.

- Tổng giám đốc điều hành ở trung ương và giám đốc điều hành ở khu vực do Tổng Công tố bổ nhiệm về đảm đương những nhiệm vụ về hành chính, hậu cần.

- Giám đốc phụ trách các bộ phận làm án và bộ phận chính sách tại Văn phòng Công tố trung ương do Tổng Công tố bổ nhiệm. Có 5 giám đốc phụ trách các bộ phận: làm án, chính sách, tài chính, nhân sự và hệ thống thông tin nghiệp vụ, cùng với một số bộ phận chức năng như thông tin liên lạc, kiểm toán…Các giám đốc bộ phận này có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Công tố và Tổng giám đốc điều hành.

- Công tố trưởng khu vực là các luật sư cao cấp do Tổng Công tố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm và báo cáo trực tiếp trước Tổng Công tố về địa bàn do mình phụ trách.

- Luật sư - Công tố viên Hoàng gia do Tổng Công tố bổ nhiệm. Để trở thành một luật sư - công tố viên, người đó trước hết phải là luật sư tư vấn có chứng chỉ hành nghề tại Anh và xứ Wales hoặc là luật sư tranh tụng đăng ký hoạt động tại Đoàn luật sư Anh, đã trải qua thời gian tập sự, có quyền tham gia các hoạt động tố tung tại các Tòa án thuộc Tòa án tối cao, các Tòa án Hoàng gia hay các Tòa án cơ sở. Công tố viên có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ vụ án và khi thấy đủ điều kiện thì quyết định truy tố các vụ án hình sự đã được cảnh sát tiến hành điều tra. Công tố viên tư vấn cho cảnh sát các vấn đề liên quan đến các vụ án hình sự. Công tố viên có tất cả các thẩm quyền của Tổng Công tố trong việc khởi tố và tiến hành các hoạt động tố tụng, nhưng thực hiện các thẩm quyền đó dưới sự chỉ đạo của Tổng Công tố.

- Cán bộ làm án do Tổng Công tố tuyển dụng, có trách nhiệm giúp đỡ các công tố viên trong việc chuẩn bị các vụ án ra trước Tòa. Vai trò của cán bộ làm án là thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các vụ án thông qua việc giúp đỡ các công tố viên trong công tác quản lý án, bao gồm các công việc như: chuẩn bị hồ sơ, tham gia phiên tòa, các công tác hành chính sau phiên tòa, tính toán các khoản phí và liên hệ với các nhân chứng và các cơ quan khác trong hệ thống tư pháp hình sự.

Luật pháp Anh cho phép các nhân viên cơ quan Công tố, những người không phải là luật sư – công tố viên được phép giải quyết và tham gia các phiên tòa tại Tòa án cơ sở đối với một số loại vụ án nhất định như trộm cắp nhỏ, tàng trữ cần sa hay các vụ án giao thông không có tranh chấp, bị can đã khai nhận tội. Dưới sự giám sát và giúp đỡ của các công tố viên có kinh nghiệm, các cán bộ làm án thực hiện việc kiểm tra hoạt động điều tra, xử lý vụ án của cảnh sát và tham gia các phiên tòa ở Tòa án cấp cơ sở. Cán bộ làm án phải vượt qua một khóa đào tạo có kiểm tra, xác nhận bởi một tổ chức bên ngoài và phải được Tổng Công tố chính thức phân công.

- Nhân viên hành chính là những người hỗ trợ cho các Công tố viên trong các vấn đề về chức năng hành chính như tài chính, công nghệ thông tin, đào tạo, nhân sự, quản lý…Các nhân viên hành chính được tuyển chọn từ tất cả các ngành nghề khác nhau, với sự đa dạng về kinh nghiệm và khả năng. Để đáp ứng đòi hỏi của công tác này, một người cần phải có các kỹ năng tổ chức tốt, khả năng truyền đạt rõ ràng và chính xác, có thể làm việc tốt dưới áp lực; tính sáng tạo và quyết đoán trong môi trường làm việc nhóm.

b. Cơ quan công tố Hoa kỳ.

Hoa kỳ là quốc gia áp dụng học thuyết tam quyền phân lập một cách rõ nét nhất, triệt để nhất trong các Nhà nước tư sản với sự phân chia rõ ràng giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do Quốc hội với hai Nghị viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện) nắm giữ. Quyền hành pháp đứng đầu là Tổng thống do nhân dân bầu ra thông qua các đại cử tri. Quyền tư pháp là do Tòa án nắm giữ, đứng đầu là Tòa án tối cao liên bang với 9 Thẩm phán. Các nhánh quyền lực này hoạt động độc lập, tách rời nhau theo cơ chế kiềm chế, đối trọng: nhánh quyền lực này bị hạn chế và kiểm sát bởi các nhánh quyền lực khác.

- Vị trí của cơ quan công tố

Cơ quan công tố Hoa Kỳ được phân chia theo cấp độ Liên bang và các tiểu bang. Ở cấp bang, do pháp luật mỗi bang khác nhau nên tổ chức cơ quan công tố, nhiệm vụ và quyền hạn của Công tố viên ở từng bang cũng khác nhau. Điểm chung nhất của cơ quan công tố ở cả liên bang và các bang đều trực thuộc chính quyền hành pháp Hoa Kỳ và có thẩm quyền truy tố tội phạm ra trước Tòa án các cấp. Văn phòng công tố Liên bang trực thuộc Bộ tư pháp Liên bang (Bộ Tư pháp Liên bang bao gồm các đơn vị như: Văn phòng công tố Liên bang, cơ quan điều tra Liên bang (FBI), cơ quan Liên bang điều tra các tội ma túy (DEA), lực lượng thi hành án và rất nhiều các đơn vị khác giống như Bộ Tư pháp ở nhiều quốc gia. Cơ quan công tố ở cấp Bang trực thuộc Bộ tư pháp cấp Bang.

Tổng Chưởng lý Liên bang là người đứng đầu Bộ Tư pháp Liên bang. Tổng Chưởng lý được coi là nhân vật cao nhất của chính quyền hành pháp chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề thực thi pháp luật, đại diện cho chính quyền hành pháp trong các vụ án hình sự và các vụ kiện mà Nhà nước Hoa kỳ là một bên tranh chấp. Tổng Chưởng lý là thành viên Nội các Hoa kỳ.

- Chức năng - nhiệm vụ + Trong lĩnh vực hình sự:

Văn phòng công tố Liên bang có trách nhiệm truy tố các tội phạm liên bang do các Cơ quan điều tra Liên bang chuyển tới. Ở Hoa kỳ, cơ quan công tố không chỉ đạo điều tra. Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tội phạm và khi đã đủ chứng cứ thì chuyển cho cơ quan công tố. Cơ quan công tố nếu thấy hồ sơ chứng cứ đủ thì truy tố ra Tòa, nếu chưa đủ chứng cứ thì trả lại Cơ quan điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp thêm hồ sơ hoặc đình chỉ vụ án.

Tuy các Công tố viên không giám sát điều tra nhưng giữa cơ quan điều tra và Cơ quan công tố có quan hệ phối hợp chặt chẽ. Công tố viên có vai trò như

“luật sư” cho cảnh sát: hướng dẫn việc tìm kiểm bằng chứng, hướng dẫn thủ tục bắt giam, đảm bảo việc thu thập chứng cứ theo đúng thủ tục pháp luật để chứng cứ có giá trị sử dụng tại phiên tòa sau này. Ở một số thành phố lớn, các Văn phòng công tố cũng có những thanh tra cảnh sát riêng của mình để tiến hành điều tra.

Trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra viên sẽ phải đề nghị, đề xuất với công tố viên. Công tố viên cũng có thể từ chối đề nghị của cảnh sát về việc bắt hay tạm giam nếu thấy không có cơ sở. Nếu có cơ sở, công tố viên đề nghị với Tòa án để Tòa án quyết định. Việc quyết định có bắt hay tạm giam hay không sẽ được tiến hành tại Tòa án và diễn ra dưới hình thức một phiên xét xử giữa một bên là Công tố viên và một bên là luật sư của người bị tình nghi hoặc bị can. Thẩm phán ra phán quyết về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Các lệnh cưỡng chế tố tụng khác liên quan đến đời tư và tự do của công dân như nghe trộm điện thoại, khám xét nhà riêng…cũng đều được Tòa án quyết định trên cơ sở đề nghị của Điều tra viên và Công tố viên.

Cơ quan công tố còn có một đặc quyền đó là quyền “tùy nghi truy tố” kể cả khi chứng cứ vụ án đã đầy đủ nhưng Công tố viên vẫn có thể đình chỉ, không truy tố tội phạm. Quyết định không truy tố không bị bất kỳ một sự kiểm soát nào, kể cả từ phái Tòa án. Đây là một đặc quyền duy nhất chỉ có cơ quan công tố mới được thực thi căn cứ vào lợi ích của công chúng để quyết định truy tố hay không truy tố một vụ việc. Do có hệ thống pháp luật khác nhau, quyền truy tố tùy nghi ở cấp liên bang do Tổng chưởng lý liên bang đặt ra, ở cấp bang do cấp bang và các cấp công tố cơ sở tự xác định về đường lối truy tố. Tuy nhiên, co quan công tố phải hoàn toàn chịu trách về quyết định đó và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho công luận biết về quyết định không truy tố vụ việc. Do hệ thống pháp luật khác

nhau, quyền truy tố tùy nghi ở cấp liên bang do Tổng chưởng lý liên bang đặt ra, ở cấp bang do cấp bang và các cấp công tố cơ sở tự xác định về đường lối truy tố. Tuy nhiên, cơ quan công tố phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định đó và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho công luận biết về quyết định không truy tố vụ việc.

Trong trường hợp công tố viên quyết định truy tố, để tránh những cáo buộc, truy tố mang tính chất lạm dụng quyền lực của cơ quan công tố - thuộc chính quyền hành pháp, cơ chế Đại bồi thẩm đoàn được áp dụng ở hệ thống tư pháp liên bang và một số tiểu bang để thẩm tra hồ sơ buộc tội của công tố viên (không có thẩm phán tham gia). Đại Bồi thẩm đoàn (Grand Jury) là một cơ chế đặc biệt của nền tư pháp Hoa kỳ. Đại bồi thẩm đoàn bao gồm 24 người là những công dân bình thường trong xã hội, có thẩm quyền bỏ phiếu theo đa số để quyết định một vụ việc (đại hình) có đủ bằng chứng để truy tố ra tòa không. Cơ chế này khác với Tiểu Bồi thẩm đoàn (Petty Jury) gồm 12 người có thẩm quyền tại các phiên tòa để quyết định một người có phạm tội hay không. Quyền có Đại bồi thẩm xem xét quyết định truy tố là quyền của bị can được ghi trong Hiến pháp Liên bang khi bị cáo bị truy tố về những tội có hình phạt trên một năm tù nhưng thực tế các bị cáo (theo tư vấn của luật sư) thường từ bỏ quyền này để vụ việc được đưa ra xét xử chính thức luôn tại tòa hoặc đi đến một thỏa thuận mặc cả nhận tội với các Công tố viên. Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn hiện đã bị bãi bỏ ở hầu hết các bang nhưng vẫn tồn tại ở một số bang và ở hệ thống tư pháp Liên bang.

Nếu Đại Bồi thẩm đoàn phán quyết chấp nhận quyết định truy tố của Công tố viên, vụ việc sẽ đưa ra Tòa án xét xử chính thức. Công tố viên có toàn quyền quyết định buộc tội gì, bao nhiêu tội. Tại phiên tòa xét xử, công tố viên phải trình bày lập luận buộc tội, tranh tụng với luật sư của bị cáo. Vị trí của hai bên buộc tội và gỡ tội là bình đẳng trước Tòa. Nếu được tuyên vô tội, bị

cáo sẽ được trả tự do ngay và cơ quan công tố không được quyền kháng nghị phúc thẩm bản án đã tuyên bị cáo vô tội của Bồi thẩm đoàn mà chỉ có quyền lưu ý Tòa án về các chứng cứ, tài liệu có thể chứng minh sự phạm tội của bị cáo và những thông tin gây nghi ngờ về tính đúng đắn của bản án.

+ Trong lĩnh vực dân sự:

Văn phòng công tố Liên bang có trách nhiệm tham gia các vụ kiện nếu Nhà nước Hoa kỳ là một bên trong tranh chấp. Khi đại diện cho Nhà nước Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)