Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Viện kiểm sát nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 108 - 113)

3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

3.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Viện kiểm sát nhân

nhân dân khu vực.

Theo Kết luận 79 của Bộ Chính trị thì Viện kiểm sát nhân dân khu vực có số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Như vậy Tòa án sơ thẩm khu vực được xây dựng ở đâu, gồm những đơn vị hành chính cấp quận, huyện nào thì tương ứng với nó sẽ thành lập Viện kiểm sát khu vực ở đó. Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng Viện kiểm sát khu vực và Tòa án sơ thẩm khu vực phải dựa trên các căn cứ sau đây:

Hiện nay, hầu hết ở các đơn vị hành chính cấp quận, huyện trên cả nước đều đã có Viện kiểm sát và Tòa án, theo Kết luận 79 của Bộ Chính trị Tòa án sơ thẩm khu vực được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Thứ nhất: có thể các cấp quận, huyện thuộc các thành phố lớn trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế; các thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã thuộc tỉnh sẽ vẫn giữ nguyên tổ chức Viện kiểm sát, Tòa án cấp này mà chỉ đổi thành Viện kiểm sát khu vực và Tòa án sơ thẩm khu vực. Bởi vì, các đơn vị hành chính cấp quận, huyện này hiện nay với mật độ dân số cao, số dân tương đối đông, vấn đề trật tự trị an diễn biến phức tạp, số lượng các loại vụ, việc về hình sự, dân sự… thụ lý giải quyêt hằng năm tương đối nhiều, chiếm tỷ lệ cao trên tổng số các vụ, việc thụ lý, giải quyết trên toàn quốc.

Thứ hai: đối với các Viện kiểm sát cấp huyện ở các đơn vị hành chính cấp huyện còn lại trên cả nước thì có thể nghiên cứu, thống kê các loại vụ, việc thụ lý giải quyết hằng năm, trên cơ sở thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị. Trên cơ sở kết quả thu được sẽ chia ra nhiều loại: 1) sáp nhập 2 Viện kiểm sát cấp huyện thành lập 1 Viện kiểm sát khu vực; sáp nhập 3 Viện kiểm sát cấp huyện thành lập 1 Viện kiểm sát khu vực; sáp nhập 4 Viện kiểm sát cấp huyện thành lập 1 Viện kiểm sát khu vực… Tuy nhiên việc sáp nhập nhiều hay ít và sáp nhập Viện kiểm sát huyện nào với huyện nào phụ thuộc vào kết quả sáp nhập của Tòa án và mối tương quan về địa lý với cơ quan điều tra để cho thuận lợi trong việc phối kết hợp trong qúa trình giải quyết vụ, việc cụ thể trên thực tế.

3.2.2.1. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với Tòa án sơ thẩm khu vực về hoạt động tố tụng

Trên cơ sở Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án (như Tòa án cấp huyện hiện nay) và từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính. Như vậy về cơ bản các hoạt động tố tụng thuộc chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hiện nay cả hình sự và dân sự, kinh tế… của Viện kiểm sát cấp quận, huyện được giữ nguyên. Thẩm quyền truy tố, tham gia phiên tòa và các hoạt động tố tụng khác trước Tòa án vẫn được giữ nguyên. Khi Tòa án sơ thẩm khu vực mở rộng thẩm quyền xét xử các vụ việc về hình sự, dân sự, kinh tế…và các khiếu kiện hành chính, nếu pháp luật tố tụng có quy định thẩm quyền của Viện kiểm sát thì thẩm quyền của Viện kiểm sát sẽ được mở rộng tương ứng.

3.2.2.2. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan điều tra cấp quận, huyện

- Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan điều tra cấp quận, huyện về hệ thống, cơ cấu tổ chức bộ máy:

Theo Kết luận số 79 của Bộ Chính trị, về cơ bản giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của hệ thống cơ quan điều tra trong Công an nhân dân như hiện nay nhưng được kiện toàn một bước để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra. Như vậy việc thành lập Viện kiểm sát khu vực sẽ phát sinh các vấn đề sau đây về mặt hệ thống, cơ cấu tổ chức bộ máy với cơ quan điều tra cấp quận, huyện:

Mối quan hệ của Viện kiểm sát khu vực với cơ quan điều tra trong địa hạt tương ứng (ví dụ 2 hoặc 3 huyện thành lập một Viện kiểm sát khu vực, nhưng cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên, 1 Viện kiểm sát khu vực sẽ hoạt động tương ứng với 2 hoặc 3 cơ quan điều tra của các huyện này)…như vậy địa giới hành chính trong hoạt động của Viện kiểm sát khu vực sẽ mở rộng hơn trước, việc đi lại, các hoạt động phối hợp trong công tác kiểm sát điều tra: kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát áp dụng thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn…, hoạt động phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra… sẽ phát sinh nhiều phức tạp. Do đó, cơ cấu tổ chức phải được kiện toàn, phân công, sắp xếp lại như: Bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát thi hành án hình sự hiện nay phải tách ra thành lập các bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và các khâu nghiệp vụ kiểm sát khác phải được mở rộng hơn trước để đáp ứng với hoạt động điều tra của nhiều cơ quan điều tra cấp huyện, tách bộ phận kiểm sát xét xử và kiểm sát thi hành án hình sự thành lập bộ phận mới. Về nhân sự có thể mỗi huyện phân công một Phó Viện trưởng phụ trách…còn bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành

chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật thì có thể vẫn được giữ nguyên có dồn số cán bộ làm công tác này từ các Viện kiểm sát sáp nhập vào.

- Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan điều tra cấp quận, huyện về hoạt động tố tụng hình sự:

Về cơ bản thẩm quyền của cơ quan điều tra cấp huyện vẫn điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện và cả khi chuyển thành Tòa án khu vực. Như vậy Viện kiểm sát khu vực vẫn thực hiện công tác kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp huyện và Tòa án sơ thẩm khu vực

3.2.2.3. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan thi hành án cấp quận, huyện

- Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan thi hành án cấp quận, huyện về việc thi hành án hình sự

Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan thi hành án cấp quận, huyện về việc thi hành án hình sự về tổ chức, địa giới hành chính sẽ có thay đổi theo địa giới hành chính, một Viện kiểm sát khu vực có thể phải kiểm sát thi hành án của ba cơ quan công an thi hành án hình sự cấp huyện, về thẩm quyền cơ bản vẫn được giữ nguyên theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

- Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan thi hành án cấp quận, huyện về việc thi hành án dân sự

Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát khu vực với cơ quan thi hành án cấp quận, huyện về việc thi hành án dân sự về tổ chức, địa gới hành chính sẽ có thay đổi theo địa gới hành chính, một Viện kiểm sát khu vực có thể phải kiểm sát thi hành án của ba cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, về thẩm quyền cơ bản

vẫn được giữ nguyên vì vẫn theo thẩm quyền xét xử của Tòa án khu vực và theo qui định của Luật thi hành án dân sự.

Như vậy cơ cấu tổ chức, phân công cán bộ phụ trách khâu công tác kiểm sát thi hành án cũng phải thay đổi, kiện toàn cho phù hợp tương tự như khâu kiểm sát điều tra án hình sự.

3.2.2.4. Về sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử đối với Viện kiểm sát khu vực.

Theo tinh thần của Kết luận số 79 của Bộ Chính trị sẽ thành lập Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các tổ chức Đảng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các Viện kiểm sát khu vực. Các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các Viện kiểm sát khu vực chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ cấp tỉnh và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Như vậy Viện kiểm sát nhân dân cấp khu vực không chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ cấp huyện như các Viện kiểm sát cấp huyện hiện nay. Mặt khác, theo tinh thần Kết luận 79 của Bộ Chính trị thì các Viện kiểm sát cấp quận, huyện còn lại không sáp nhập với các viện kiểm sát khác để thành lập Viện kiểm sát khu vực thì cũng tiến hành đổi tên thành Viện kiểm sát khu vực, không còn mang tên Viện kiểm sát quận, huyện nữa. Như vậy tổ chức Đảng của tất cả các Viện kiểm sát khu vực sẽ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Viện kiểm sát cấp tỉnh. Đồng thời chịu báo cáo công tác kiểm sát trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

3.2.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát khu vực

Từ kết quả nghiên cứu trên đây có thể đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát khu vực mới như sau:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát khu vực

1) Bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Có thể nghiên cứu tách bộ phận này thành ba bộ phận: Bộ phận kiểm sát kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội; Bộ

phận kiểm sát kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy; Bộ phận kiểm sát kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế, tham nhũng;

2) Bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo qui định của pháp luật;

3) Bộ phận kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; 4) Bộ phận kiểm sát thi hành án dân sự;

5) Bộ phận khiếu tố;

6) Bộ phận thống kê tội phạm; 7) Bộ phận tổ chức cán bộ; 8) Văn phòng tổng hợp.

Việc cần mở rộng cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát khu vực vì Viện kiểm sát khu vực mở rộng về phạm vi địa giới hành chính, mở rộng thẩm quyền, tăng thêm về các vụ việc cần giải quyết…Hiện nay cơ cấu của Viện kiểm sát khu vực không đảm đương được những nhiệm vụ được mở rộng nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)