Nội dung về đổi mới Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 105 - 108)

3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

3.2.1. Nội dung về đổi mới Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cả

cách tƣ pháp

Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo tinh thần Kết luận số 79-KL/TW thì hệ

thống, cơ cấu tổ chức bộ máy của Tòa án sẽ có thay đổi căn bản, từ hệ thống với 3 cấp xét xử như hiện nay, bao gồm: Tòa án nhân dân quận, huyện; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Toà án nhân dân tối cao, sẽ xây dựng thành 4 cấp, đó là:

+ Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực;

+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Toà án nhân dân cấp cao;

+ Toà án nhân dân tối cao.

- Đối với Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực sẽ được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh, như vậy sẽ có Tòa án khu vực được sáp nhập từ 2 hay nhiều Tòa án cấp quận, huyện hiện nay, đồng thời với thẩm quyền xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp quận, huyện hiện nay, dần dần mở rộng thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính. Như vậy ngoài việc mở rộng địa giới hành chính, mở rộng, tăng cường bộ máy, cán bộ thì số lượng vụ việc về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình do Tòa án khu vực thụ lý, giải quyết hằng năm cũng sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy, sẽ ảnh hưởng, tác động đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp khu vực.

- Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ vẫn giữ nguyên như hiện nay, bao gồm mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh có một Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng không còn ủy ban thẩm phán, với thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm khu vực có kháng cáo, kháng nghị và xét sử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án sơ thẩm khu vực thuộc địa hạt của tỉnh, không thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy sẽ ảnh hưởng, tác động đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao sẽ được thành lập tại 3 khu vực là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh với thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị và giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Như vậy đây là một cấp Tòa án hoàn toàn mới, tương ứng sẽ có 3 Viện kiểm sát cấp cao cần được nghiên cứu xây dựng cho phù hợp cả về bộ máy tổ chức và hoạt động.

- Đối với Tòa án nhân dân tối cao sẽ được tổ chức tinh gọn với số lượng thẩm phán từ 13 đến 17 người, là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội, đồng thời với thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Như vậy cũng cần nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của Viện kiểm sát tối cao cho phù hợp.

Như vậy có thể thấy rằng Tòa án là trung tâm của việc thiết lập hệ thống, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tương ứng với 4 cấp, đồng thời trong mối quan hệ phối hợp hoạt động tố tụng phải phù hợp với hệ thống, cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tra.

Theo tinh thần của bản Kết luận này thì hệ thống, cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát sẽ có thay đổi cụ thể là:

- Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay. Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thành 4 cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân. Giữ cụm từ nhân dân trong tên gọi của các Viện kiểm sát, cụ thể là:

+ Viện kiểm sát nhân dân khu vực (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực);

+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trước hết về hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân phải được tổ chức theo 4 cấp tương ứng với 4 cấp của Tòa án, đó là: Viện kiểm sát nhân dân khu vực; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)