Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 83 - 89)

2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM

2.2.1. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát từ năm

2.2.1. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát từ năm 1992 đến nay. năm 1992 đến nay.

Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, mọi quyền lực nhà nước tập trung và Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, Quốc hội không thể là tất cả mà có sự phân công, phân nhiệm giữa Quốc hội các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Viện kiểm sát là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp; là cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp cho nên cũng được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc chung của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát có một số đặc thù, nên hệ thống Viện kiểm sát cũng được tổ chức có phần đặc thù riêng. Hệ thống Viện kiểm sát được tổ chức thành một hệ thống độc lập, thống nhất và được tổ chức theo đơn vị hành chính gồm 3 cấp, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Viện kiểm sát được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào ở địa phương. Theo đó, Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên, các Điều tra viên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

là người lãnh đạo thống nhất toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; chịu sự giám sát của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng thực thi nhiệm vụ. Các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Vụ thực hành quyền công tố và điều tra án kinh tế - chức vụ, Vụ thực hành quyền công tố và điều tra sn hình sự về trật tự xã hội, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, 03 Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm. Vụ kiểm sát việc tạm giữ - tạm giam – quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Vụ kiểm sát các vụ án dân sự, Cục Điều tra, Vụ khiếu tố, Vụ kiểm sát thi hành án, Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính – kinh tế - lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ hợp tác quốc tế, Vụ kế hoạch – tài chính, Văn phòng, Viện khoa hoc kiểm sát, Cục thống kê, Ban thanh tra, Tạp chí kiểm sát, Báo bảo vệ pháp luật, Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

Viện kiểm sát nhân dân địa phương bao gồm: Viện kiểm sát nhân dan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện nay cả nước có 64 Viện kiểm sát cấp tỉnh); Viện kiểm sát huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã (hiện nay

cả nước có 678 Viện kiểm sát cấp huyện). Về cơ cấu tổ chức, Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Viện trưởng, các phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.

Viện kiểm sát nhân dân địa phương bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện nay cả nước có 64 Viện kiểm sát cấp tỉnh); Viện kiểm sát huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã (hiện nay cả nước có 678 Viện kiểm sát cấp huyện). Về cơ cấu tổ chức, Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Viện trưởng, các phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dan tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Ủy ban kiểm sát, các phòng nghiệp vụ tương ứng với Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với Viện kiểm sát cấp huyện được tổ chức đơn giản, không có Ủy ban kiểm sát và các phòng nghiệp vụ, chỉ có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc. Viện kiểm sát cấp huyện có Viện trưởng, các phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Cũng như Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trong cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có mộ số thay đổi, cụ thể: Thứ nhất, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) không còn là tổ chức tư vấn cho Viện trưởng Viện kiểm sát như Hiến pháp năm 1980, mà có quyền thảo luận và quyết định theo đa số

những vấn đề quan trọng. Hoạt động của Ủy ban kiểm sát theo nguyên tắc tập thể, các nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trong trường hợp các thành viên biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Trường hợp Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát, thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo lên cấp trên. Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Ủy ban thường vụ quốc hội hoặc Chủ tịch nước; đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thứ hai, Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương không báo cáo tình hình thực thi pháp luật trước Hội đồng nhân dân địa phương mà Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về công tác và trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân.

Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, được tổ chức trong quân đội. Viện kiểm sát quân sự chia ba cấp gồm có Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (16 Viện kiểm sát), Viện kiểm sát quân sự khu vực (34 Viện kiểm sát). Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đồng thời là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát quân sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các nguyên tắc tổ chức hoạt động theo quy định chung của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

Về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm của Kiểm sát viên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông quan Pháp lệnh

Kiểm sát ngày 4/10/2002. Tiêu chuẩn Kiểm sát viên, Điều tra viên của Pháp lệnh năm 2002 so với trước đã được nâng lên. Ngoài quy định về tiêu chuẩn chung, Pháp lệnh Kiểm viên năm 2002 có một số tiêu chuẩn, quy định mới như: phải có trình độ cử nhân luật, đã qua khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, có thời gian công tác thực tế tương ứng với mỗi loại Kiểm sát viên… ; và đây là lần đầu tiên quy định nhiệm kỳ là 5 năm, hết nhiệm kỳ đó, Hội đồng sẽ xem xét có đề nghị bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại Kiểm sát viên phụ thuộc vào đạo đức, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của Kiểm sát viên. Tính đến cuối năm 2008, toàn ngành có 11.760 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức trong đó có 10.428 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của 10.428 Kiểm sát viên, cán bộ công chức: 21 tiến sỹ, chiếm 0,3%; 109 thạc sỹ, chiếm 1%; 8.624 cử nhân luật, chiếm 82,7% và 892 cao đẳng kiểm sát, chiếm 8,5%. Theo quy định của Pháp lệnh kiểm sát viên, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân vẫn có 03 loại: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 165 Kiểm sát viên; cấp tỉnh có 2.266 Kiểm sát viên; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện có 3.988 Kiểm sát viên.

Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/NQ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định [14].

Nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), ngày 02/04/2002, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định chức năng, nhiệm vụ, cụ thể:

+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Điều tra một số loại tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự

+ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân;

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

So sánh về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 với Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 có thay đổi nhưng không lớn, song về nguyên tắc tổ chức và hoạt động có hai điểm thay đổi như sau: Một là, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm báo cáo, trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân. Hai là, Ủy ban kiểm sát không còn là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng.

Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, trong mọi giai đoạn tố tụng tư pháp. Viện kiểm sát thực

hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thông qua một số hoạt động sau: Thứ nhất, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; Thứ hai, kiểm sát xét xử;

Thứ ba, kiểm sát thi hành án; Thứ tư, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Đối với điều tra tội phạm cũng có một số thay đổi: Thứ nhất, thẩm quyền nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 trong điều tra tội phạm cũng thu hẹp, cụ thể, chỉ điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp; Thứ hai, về tổ chức, chỉ tổ chức cơ quan điều tra của Viện kiểm sát ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà tổ chức ở Viện kiểm sát cấp tỉnh như trước đây.

Ngoài ra, theo tinh thần cải cách tư pháp và quy định Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm rất lớn trong công tác phòng, chống tội phạm. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, giam, giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt do các cơ quan tư pháp tổ chức thực hiện.

Như vậy, có thể kết luận rằng đây là lần thay đổi về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát (Viện kiểm sát không còn thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)