Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1992 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 89 - 102)

đầu tiên phân biệt rõ ràng, cụ thể công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

2.2.2. Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1992 đến nay đến nay

a. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự

Theo quy định Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự của các Cơ quan Điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, quyết định việc truy tố người phạm tội trước Tòa án. Trong những năm gần đây, mặc dù số lượng án xảy ra hàng năm đều tăng, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Với trách nhiệm của mình, Viện kiểm sát các cấp bảo đảm cho việc điều tra, truy tố nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Để thực hiện tốt điều này, Viện kiểm sát luôn giữ vai trò chủ động, tích cực phối kết hợp các cơ quan ngay từ đầu và trong suốt quá trình điều tra nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Viện kiểm sát các cấp cử người trực tiếp nhận hoặc mở hòm thư tin báo, tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm túc việc mở sổ theo dõi và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo. Ngoài việc đổi mới công tác tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc quản lý và xử lý tin báo, tố giác tội phạm nhằm đảm bảo chống bỏ lọt tội phạm ngay từ khâu tiếp nhận, phân loại và xử lý tin báo tố giác. Thông qua công tác này, hàng năm ngành kiểm sát đã trực tiếp khởi tố và yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra nhiều vụ án.Theo số liệu của ngành Kiểm sát, từ năm 2002 đến năm 2007 toàn ngành yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra 1.337 vụ án; trực tiếp khởi tố yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra 202 vụ án; hủy bỏ 551 quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra không có căn cứ [22, tr.94]. Chỉ tính riêng năm 2008, Viện kiểm sát các cấp đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra 198 vụ án, với 265 bị can, trực tiếp khởi tố 28 vụ án.

diễn biến phức tạp, số lượng các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát liên tục gia tăng. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát các cấp chủ động kiểm sát việc khởi tố và kiểm sát quá trình điều tra vụ án nên chất lượng nâng lên. Điển hình như năm 2001, kiểm sát việc khởi tố, điều tra 59.000 vụ và 81.000 bị can, quyết định truy tố 43.000 vụ, với 60.000 bị can. So với năm 2000, số bị can đã qua điều tra, sau đó Viện kiểm sát xem xét ra quyết định đình chỉ do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm giảm 81. Từ năm 2002 đến năm 2005, Viện kiểm sát các cấp đã quyết định hủy bỏ 278 quyết định khởi tố vụ án, 78 quyết định không khởi tố vụ án không đúng của Cơ quan điều tra (Báo cáo 4 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị). Năm 2006, Viện kiểm sát các cấp thụ lý kiểm sát điều tra 71.650 vụ/110.544 bị can (trong đó số cũ là 13.157 vụ/25.391 bị can, số mới là 58.493 vụ/85.143 bị can) tăng 7.396 vụ, 17.371 bị can so với cùng kỳ năm 2005; Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết 52.806 vụ/85.779 bị can; trong đó quyết định truy tố 52.357 vụ/84.681 bị can, đạt tỷ lệ 99% số vụ và 98,7% số bị can so với số đã giải quyết. Qua kiểm sát khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát các cấp đã hủy quyết định hủy bỏ 101 quyết định khởi tố vụ án không đúng của Cơ quan điều tra; không phê chuẩn bắt khẩn cấp 120 trường hợp; không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 86 trường hợp; không phê chuẩn tạm giam 192 bị can; không phê chuẩn tạm giam 192 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 243 bị can [43]… Năm 2006, trong lĩnh vực tham nhũng, Viện kiểm sát các cấp đã phát hiện và khởi tố 428 vụ án; trong lĩnh vực ma túy đã phát hiện và khởi tố 9.393 vụ án; trong lĩnh vực về hoạt động tư pháp đã phát hiện và khởi tố 200 vụ. Mặc dù số lượng án hàng năm tăng, nhưng tỷ lệ án truy tố ngày càng đạt hiệu quả cao, năm sau cao hơn năm trước; cụ thể: năm 2002, Viện kiểm sát các cấp truy tố đạt 98,35% so với số thụ lý; năm 2004, Viện kiểm sát các cấp truy tố đạt 98,85%

so với thụ lý; năm 2008 Viện kiểm sát các cấp truy tố đạt 99,2 % số vụ án thụ lý. Các vụ án lớn tồn đọng từ nhiều năm trước được tập trung giải quyết. Các trường hợp khởi tố điều tra sau phải đình chỉ do do bị can không phạm tội giảm đáng kể qua các năm. Số lượng đình chỉ điều tra từ năm 2002 đến 2007 như sau: năm 2002 đình chỉ điều tra đối với 534 bị can, chiếm tỷ lệ 0,6%; năm 2005 đình chỉ điều tra đối với 138 bị can, chiểm tỷ lệ 0,16%; năm 2006, đình chỉ điều tra đối với 163 bị can, chiếm tỷ lệ 0,17%; năm 2007, đình chỉ điều tra đối với 135 bị can, chiếm tỷ lệ 0,13%. Viện kiểm sát các cấp đã ra quyết định hủy bỏ 435 quyết định khởi tố vụ án

Theo số liệu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chỉ tính riêng từ 1/12/2002 đến 31/11/2003, Viện kiểm sát các cấp có quyết định truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án để xử 55.554 vụ án, trong đó Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung 1.867 vụ chiếm 3,36% với nhiều lý do như: thiếu hoặc có vi phạm tố tụng, trả để điều tra bổ sung, thay đổi tội danh, xác định thiệt hại…[42, tr.44 - 48]. Viện kiểm sát các cấp còn chủ động kiểm sát việc lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, quan công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát các cấp đã tổng hợp những vi phạm, những tồn tại để kiến nghị Cơ quan điều tra và các cơ quan tham gia tiến hành tố tụng khắc phục những vấn đề nêu trên. Đặc biệt, qua công tác phòng chống tham nhũng, Viện kiểm sát các cấp đã kiến nghị với các cơ quan nhà nước khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, điều tra, truy tố, xét xử mọi hành vi tham nhũng được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật. Chỉ tính riêng năm 2006, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành 235 văn bản kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra, khắc phục các vi phạm trong việc khởi tố, điều tra. Năm 2008, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành 426 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử. Đồng thời, Viện kiểm sát

địa phương còn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và tổ chức hội nghị chuyên đề, phục vụ tốt yêu cầu chính quyền địa phương.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới như:

- Việc quản lý và xử lý tin báo, tố giác tội phạm vẫn còn hạn chế. Viện kiểm sát các cấp chưa nắm được đầy đủ, kịp thời và có biện pháp quản lý tốt các tin báo, tố giác về tội phạm xảy ra từ đó dẫn đến số vụ án đưa ra truy tố chưa phản ảnh được thực trạng về cả số lượng và cơ cấu của tình hình phạm tội. Một số Viện kiểm sát địa phương thiếu chủ động, công tác phối kết hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể chưa nhịp nhàng, nên hiệu quả chưa cao. Một số nơi, không quản lý và xử lý được tin báo, tố giác tội phạm dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Công tác kiểm sát điều tra án ngay từ đầu chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ kiểm sát án chưa cao, dẫn đến nhiều trường hợp phải đình chỉ điều tra vì không đủ chứng cứ hoặc vi phạm tố tụng; thụ động nên phụ thuộc vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra từ đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra, không chỉ đạo được quá trình điều tra và trở thành một khâu trung gian giữa điều tra và xét xử mà không khẳng định đúng vai trò của mình dẫn đến việc quyết định truy tố đã sao chép nguyên xi kết luận của Cơ quan Điều tra.

Chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự chưa cao, tình trạng oan, sai trong khởi tố vụ án vẫn còn xảy ra, nhất là các vụ án có liên quan đến các giao dịch dân sự, kinh tế. Tình trạng hình sự hóa các

quan hệ dân sự, kinh tế và ngược lại chưa được chấm dứt làm ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và uy tín của ngành. Tình trạng thụ động, chưa bám sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án, dẫn đến số hồ sơ mà Tòa án trả lại yêu cầu điều tra bổ sung hàng năm còn chiếm tỷ lệ cao (Chỉ tính riêng năm 2006, có 2.800 vụ Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung).

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự: Có thể nói, trong những năm qua công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự đã đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Viện kiểm sát các cấp cũng đã phối hợp với các cơ quan tư pháp xem xét, minh oan và giải quyết bồi thường cho người bị oan.

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2002 đến năm 2008, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đối với 307.298 vụ án theo thủ tục sơ thẩm; 74.008 vụ án theo thủ tục phúc thẩm; 1.611 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong 06 năm qua, mặc dù tình hình tội phạm gia tăng, số lượng án tăng lên đáng kể, nhưng số án được Viện kiểm sát đưa ra truy tố và đưa ra xét xử đạt tỷ lệ cao. Điển hình như năm 2006, án hình sự xét xử so thẩm có tổng số Tòa thụ lý 55.666 vụ/91020 bị cáo (năm 2005 là 49.432 vụ/80.661 bị cáo), đã xét xử 49.377 vụ/79.251 bị cáo (năm 2005 là 43.233 vụ/68.840 bị cáo); án hình sự xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm có tổng số tòa thụ lý 242 vụ (năm 2005 là 236 vụ), đã xét xử là 211 vụ (năm 2005 là 160 vụ); số bị cáo tuyên không phạm tội là 28 (năm 2005 là 44 bị cáo).

Nhằm đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội và đúng quy định, Viện kiểm sát nhân dân các cấp luôn quan tâm phát hiện những sai phạm trong quá

trình tiến hành tố tụng, nhất là những vi phạm của các bản án, quyết định của Tòa để kịp thời kháng nghị. Tính từ năm 2002 đến năm 2008, số vụ Viện kiểm sát kháng nghị và Tòa đã xét xử phúc thẩm là 4.735 vụ, trong đó Tòa xử chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát là 3051 vụ (sơ thẩm án hình sự) đạt 64,43%; số vụ Viện kiểm sát kháng nghị và Tòa án đã xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm là 781 vụ, trong đó Tòa án xử chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát là 702 vụ, đạt 89,56%.

Qua số liệu cho thấy, số vụ án xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm đều tăng so với năm trước, tỷ lệ Viện kiểm sát kháng nghị được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ cao. Ngược lại, tỷ lệ án mà Tòa án tuyên không phạm tội giảm đáng kể.

- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

Trong những năm qua, công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đã thực hiện khá tốt, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về chế độ, chính sách. Viện kiểm sát các cấp quan tâm và chủ động tăng cường công tác kiểm sát ngay từ đầu, nên có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng lạm dụng việc bắt khẩn cấp, khởi tố rồi sau đó đình chỉ vụ án và giam giữ quá hạn giảm rõ rệt; việc giam giữ trái pháp luật được giải quyết kịp thời, thường xuyên; Viện kiểm sát các cấp đã phát huy quyền hạn của mình trong việc ra quyết định trả tự do cho những người bị giam giữ trái pháp luật hoặc không có căn cứ. Viện kiểm sát các cấp tăng cường kiểm sát trực tiếp thường kỳ và bất thường tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam nên đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm pháp luật; tình trạng đầu gấu trong các trại giam, trốn trại giảm hẳn. Chỉ tính riêng trong 5 năm qua (2002 đến 2007) toàn ngành đã tiến hành kiểm sát 31.174 lần nhà tạm giữ, 14.646 lần trại tạm giam, trại giam. Theo đó, năm 2008, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành 1.043 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam

khắc phục vi phạm pháp luật trong công tác này và quyết định trả tự do cho 46 người có mức án tù bằng thời hạn tạm giam [47].

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ hình sự; việc tạm giam kéo dài quá hạn luật định; lượng phê chuẩn tạm giũ, tạm giam còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều trường hợp không cần thiết tạm giam cũng tạm giam, sau đó phải đình chỉ điều tra, tạm giam nhưng Tòa tuyên không phạt tù giam.

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2002 đến nay có nhiều thay đổi. Từ năm 2002 đến 31/12/2004, thực hiện theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1999 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình đã đạt nhiều kết quả. Mặc dù số lượng hồ sơ vụ án hàng năm rất lớn, năm sau cao hơn năm trước, song Viện kiểm sát các cấp đã tập trung nâng cao chất lượng kiểm sát lập hồ sơ. Cụ thể, năm 2000, Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát việc lập hồ sơ án sơ thẩm là 70.080 vụ, năm 2001 kiểm sát việc lập hồ sơ 13.404 vụ, năm 2003 kiểm sát việc lập hồ sơ 100.785 vụ. Viện kiểm sát các cấp luôn quan tâm đến việc khởi tố vụ án và Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Từ năm 2002 đến ngày 31/12/2004, Viện kiểm sát các cấp đã khởi tố 104 vụ. Qua kiểm sát việc lập hồ sơ, Viện kiểm sát các cấp đã phát hiện nhiều hồ sơ không đủ chứng cứ (Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 89 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)