YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 102 - 105)

3.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƢ PHÁP CÁCH TƢ PHÁP

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ: “Đối với nước ta đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Quan điểm này đã được các Đại hội VII, VIII, IX và X tiếp tục thể hiện và khẳng định; cụ thể: Văn kiện Đại hội X nêu rõ: “Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh chiến lược cải cách đến năm 2010, cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra…” Để cụ thể hóa quan điểm nói trên, nhiều nghị quyết, chỉ thị, về tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước trong đó có Viện kiểm sát đã ra đời nhằm đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa; phòng chống tội phạm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đã được ban hành. Do vậy, việc đổi mới Viện kiểm sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đổi mới Viện kiểm sát phải đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền lực là thống nhất, không phân chia. Là một bộ phận của quyền lực nhà nước, quyền tư pháp luôn gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong một tổng thể quyền lực nhà nước là thống nhất. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp. Viện kiểm sát là bộ phận của bộ máy nhà nước nhằm tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng , tránh chồng chéo trong công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp; là nhân tố quan trọng trong thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Viện kiểm sát có một vị trí và vai trò hết sức đặc biệt trong hệ thống các cơ quan tư pháp, tuy nhiên so với công tác cải cách lập pháp, cải cách hành chính thì cải cách tư pháp trong đó có Viện kiểm sát còn rất chậm. Mặt khác, với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế và khu vực nhưng tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Từ những vấn đề nêu trên, việc đổi mới phải bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời, cùng với đổi mới Tòa án thì đổi mới Viện kiểm sát là khâu đột phá quan trọng trong cải cách pháp và là bộ phận không thể thiếu được của công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

- Đổi mới Viện kiểm sát nhằm bảo đảm, phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Ở nước ta, quyền lực thuộc về nhân dân. Thật vậy, “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...” (Điều 2, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Do vậy, quyền tư pháp cũng thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước yêu cầu các cơ quan tư pháp phải phát huy sức mạnh tổng hợp để đảm bảo tính công khai và minh bạch nhằm bảo đảm và pháp huy dân chủ cũng như pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc đổi mới các cơ quan hoạt động tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; xử lý đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật và không làm oan người vô tội trở

thành yêu cầu cấp thiết. Do vậy, đổi mới Viện kiểm sát nhằm phát huy dân chủ, góp phần giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân là yêu cầu cần thiết và khách quan.

- Đổi mới nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát

Chúng ta biết rằng Viện kiểm sát là một bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước ta, song do có tính đặc thù nên trong tổ chức và hoạt động thành một hệ thống tương đối chặt chẽ. Cũng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc chung của bộ máy nhà nước như đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân; nguyên tắc quyền lực thống nhất và có sự phân công, phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù về vị trí, chức năng, nhiệm vụ nên tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát mang tính đặc thù, vì thể đổi mới Viện kiểm sát phải bảo đảm cho Viện kiểm sát tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc tập trung thống nhất, thống nhất lãnh đạo trong ngành; nguyên tắc độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nào ở địa phương.

- Đổi mới Viện kiểm sát phải đáp ứng yêu cầu phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những bất cập, tồn tại và hạn chế của tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát trong thời gian qua…

Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế…Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp vẫn còn tình trạng oan sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét

xử”. Như vậy, cũng như các cơ quan tư pháp khác, kể từ khi ra đời đến nay, Viện kiểm sát đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp nhà nước và nhân dân; góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như Viện kiểm sát đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng quản lý và xử lý tin báo tố giác tội phạm chưa tốt; việc áp dụng hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn chưa đạt hiệu quả, chất lượng Kiểm sát viên tranh tụng tạo phiên tòa còn nhiều hạn chế; tình trạng vi phạm tố tụng còn xảy ra nhiều; việc đề xuất xử lý và áp dụng hình phạt chưa theo sát diễn biến phiên tòa; tình trạng oan sai vẫn còn xảy ra nhiều…Đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vừa thiếu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ, Kiểm sát viên còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, thoái hóa biến chất và tiêu cực… Cùng với những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, thì việc đổi mới Viện kiểm sát là đòi hỏi khách quan, yêu cầu đặt ra đối với chúng ta là phải phát huy những kết quả đạt được và nhanh chóng khắc phục, đi đến chấm dứt những tồn tại yếu kém trong thời gian qua nhằm xây dựng Viện kiểm sát trong sạch, vững mạnh theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)