Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 81 - 83)

2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM

2.1.6. Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992

Sau khi thống nhất đất nước, trên cơ sở đường lối, nhiệm vụ cách mạng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (năm 1976) và trước yêu cầu của tình hình cách mạng trong giai đoạn mới. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7, khóa VI của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 1980. Tiếp đó, ngày 4/7/1981 tại kỳ họp thứ I, khóa VII, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 13/07/1981. Theo Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, thì hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân về cơ bản vẫn giữ nguyên, tuy nhiên cũng có một số thay đổi cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ địa giới hành chính và cấp xét xử. Cụ thể, Viện kiểm sát trong giai đoạn này bỏ Viện kiểm sát tự trị, Viện kiểm sát đặc khu và thành lập thêm một số cơ quan chuyên môn (Vụ, Trường đào tạo cán bộ…), bổ sung việc phân ngạch Kiểm sát viên và quy định quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn…Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để trên tất các lĩnh vực. Trước sự pháp triển mạnh mẽ của đất nước, đòi hỏi các cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nói riêng phải có điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tiếp đến Luật sửa đổi bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

năm 1989 được ban hành quy định rõ ràng, cụ thể hơn các đối tượng của chức năng giám sát và bổ sung thêm về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 kế thừa Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, đồng thời khẳng định cụ thể hơn nguyên tắc tập trung, thống nhất. Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào của Nhà nước ở địa phương” “Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo”. Tiếp theo Luật sửa đổi bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1989 mở rộng thêm thẩm quyền so với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, cụ thể Điều 10 quy định: “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra quyết định đình chỉ và buộc phải sửa chữa những hành vi vi phạm pháp luật có thể gây ra hậu quả quan trọng

Như vậy, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn này được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1980, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1989. Bên cạnh đó, một số Bộ luật, lệnh trên nhiều lĩnh vực lần lượt ban hành như: Bộ luật Hình sự (1985), Bộ luật tố tụng hình sự (1988), Pháp lệnh điều tra hình sự (1989)…đã bổ sung thẩm quyền cho Viện kiểm sát.

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)