Chủ thế tham gia hoạt động phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 30 - 31)

1.2. Nội dung của pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân

1.2.1. Chủ thế tham gia hoạt động phát hành giấy tờ có giá

Trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá, một bên trong giao dịch luôn là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đang có nhu cầu về vốn tiền mặt để thực hiện các hoạt động kinh doanh; còn một bên là bất kỳ tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc hoặc người nước ngoài hiện đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nào có nhu cầu mua giấy tờ có giá.

Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh [11, Điều 7, Khoản 2]. Đối với người mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, khi đến thời hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu, người mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan. [11, Điều 24].

Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ thể được phép phát hành giấy tờ có giá bao gồm:

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.

- Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức (có thể bao gồm tổ chức trong nước và ngoài nước).

- Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (nếu theo giấy phép thành lập và hoạt động có quy định về việc phát hành giấy tờ có giá).

Ngân hàng thương mại cổ phần phát hành giấy tờ có giá, về bản chất, là mong muốn chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tiền mặt từ việc bán giấy tờ có giá trong thời hạn của loại giấy tờ đó và phải hoàn trả số tiền mình đã nhận của khách hàng từ việc bán giấy tờ có giá đó đến khi hết hạn và tiền lãi. Mục đích của khách hàng mua giấy tờ có giá là để kiếm lời theo thời gian, thời hạn càng dài thì lãi càng lớn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ngân hàng nào đều có thể huy động vốn bằng phương thức phát hành giấy tờ có giá mà chỉ những ngân hàng đáp ứng được các điều kiện chung do pháp luật quy định thì mới được tiến hành hoạt động này, như: Phải là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; phải tuân thủ các quy định về hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và có tình hình tài chính lành mạnh theo đánh giá của thanh tra ngân hàng. Riêng đối với phát hành trái phiếu, ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày khai trương hoạt động [11, Điều 19-20]. Trong trường hợp NHTMCP phát hành giấy tờ có giá theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì việc phát hành, lưu ký, niêm yết và giao dịch giấy tờ có giá của NHTMCP tại thị trường chứng khoán tập trung được thực hiện theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN và quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán [11, Điều 1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 30 - 31)