Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 72 - 76)

tổ chức tín dụng ở Việt Nam

3.2.1. Bổ sung các quy định pháp lý theo hướng thừa nhận đúng bản chất của hoạt động phát hành giấy tờ có giá là một giao dịch vay tài sản chất của hoạt động phát hành giấy tờ có giá là một giao dịch vay tài sản

Như đã đề cập ở trên, về bản chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá, việc phát hành các giấy tờ có giá của TCTD chính là những thoả thuận vay nợ giữa TCTD với khách hàng và thực chất các giấy tờ có giá được phát hành đều là những phiếu nợ do các TCTD phát hành để cam kết hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó cho người sở hữu vào một ngày nhất định trong tương lai. Như vậy, ngoài việc ghi nhận nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá là một nghiệp vụ mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá thì cần thiết phải ghi nhận giao dịch này giống như một giao dịch vay tài sản. Chỉ khi ghi nhận như vậy thì các chủ thể giao dịch mới được đảm bảo quyền lợi và có nghĩa vụ tương đương với quan hệ vay giữa chủ nợ và con nợ, chuyển đổi vị thế ngang bằng trong quan hệ thỏa thuận mua bán.

Xem xét các quy định pháp lý trong Thông tư 34/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy một số nội dung có thể cần sửa đổi để đảm bảo quyền lợi các bên trong quan hệ vay dân sự.

Thứ nhất, đối với lãi suất vay, Điều 11 Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy định:

Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [11, Điều 11]. Trong khi đó, Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150%

của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” [13]. Như vậy, quy định lãi vay trong Thông tư 34/2013/TT- NHNN chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất là đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng mà không tính tới khả năng các bên thỏa thuận về lãi suất vay theo thực tiễn mối quan hệ kinh doanh giữa TCTD và khách hàng. Việc bổ sung các quy định về cơ chế tự thỏa thuận các nội dung liên quan trong giấy tờ có giá cũng cần được xem xét.

Thứ hai, đối với phương thức trả lãi và gốc, Thông tư 34/2013/TT- NHNN chỉ quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trả lãi theo phương thức trả lãi trước, hoặc trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán, hoặc trả lãi theo định kỳ” [11, Điều 16, Khoản 2]. Thực tế cho thấy, các phương thức trả lãi như hướng dẫn trong Thông tư 34 quá chung chung, thiếu tính thực tiễn. Đơn cử, hiện nay trên thị trường, các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: Tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên dư nợ ban đầu. Trên cơ sở hai cách tính lãi này, lãi suất thực tế sẽ chênh lệch nhau khá nhiều. Đối với phương thức hoàn trả, BIDV ghi nhận 03 phương thức: (i) Trả vốn vay (nợ gốc) và lãi một lần khi đáo hạn; (ii) Trả lãi định kỳ, nợ gốc trả khi đáo hạn; (iii) Trả nợ dần định kỳ. Như vậy, nếu so sánh với các phương thức trả lãi tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN có thể thấy ngoài việc quy định khá chung chung về nghiệp vụ này thì Thông tư 34 cũng không cho thấy sự linh hoạt trong quy định về phương thức trả lãi giữa TCTD với khách hàng khi thực thi nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá.

Thứ ba, cần bổ sung quy định ràng buộc trách nhiệm của bên vay – TCTD. Thông tư 34/2013/TT-NHNN chỉ ghi nhận nghĩa vụ của TCTD tại Khoản 4 Điều 26 như sau: “Thanh toán tiền gốc, lãi đúng hạn và đầy đủ cho người mua giấy tờ có giá” [11]. Ngoài ra, hoàn toàn không đề cập tới bất kỳ một chế tài hoặc giải pháp pháp lý nào ràng buộc trách nhiệm này của TCTD

đối với khách hàng. Điều này đi ngược lại bản chất của quan hệ vay tài sản trong đó nghĩa vụ trả nợ của bên vay có thể coi là nghĩa vụ trọng yếu của quan hệ pháp luật dân sự này. Do vậy, cần thiết sửa đổi Thông tư 34/2013/TT-NHNN theo hướng làm rõ hơn trách nhiệm của TCTD đối với việc phát hành giấy tờ có giá cho khách hàng.

3.2.2. Bổ sung các quy định pháp lý về quy trình phát hành giấy tờ có giá

Cần thiết bổ sung các hướng dẫn về nghiệp vụ chi tiết đối với các nội dung pháp lý liên quan tới hoạt động thanh toán giấy tờ có giá. Cụ thể:

- Thông tư 34/2013/TT-NHNN chỉ ghi nhận:

Giấy tờ có giá được chuyển quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, cho, tặng, trao đổi và thừa kế theo quy định của pháp luật [11, Điều 17, Khoản 1].

- Thông tư 34/2013/TT-NHNN ghi nhận:

Thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá, xử lý các trường hợp rủi ro (nhàu nát, rách, mất giấy tờ có giá và các trường hợp rủi ro khác) do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sở hữu giấy tờ có giá [11, Điều 17, Khoản 2];

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoán đổi trái phiếu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan [11, Điều 18].

Cách thức quy định như vậy trong Thông tư 34/2013/TT-NHNN khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động triển khai các nghiệp vụ liên quan tới quyền sở hữu,; xử lý rủi ro;, và hoàn đổi trái phiếu;, gây phiền hà cho

các TCTD khi phải một lần nữa tra cứu các văn bản pháp lý khác để dựa vào đó xây dựng quy chế nghiệp vụ của đơn vị mình. Điều này không phù hợp với vai trò pháp lý của một văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành để phục vụ cho hoạt động thực tiễn của các chủ thể được áp dụng.

Bên cạnh đó, cũng cần thống nhất hệ thống biểu mẫu, quy trình nghiệp vụ về phát hành giấy tờ có giá để các TCTD có điều kiện tham khảo và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn của toàn bộ hệ thống theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực an toàn tài chính được cơ quan quản lý nhà nước áp dụng.

3.2.3. Bổ sung cơ sở pháp lý về đồng tiền phát hành và thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với hoạt động phát hành giấy tờ có nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Cần thiết mở rộng đồng tiền phát hành và thanh toán. Điều 9 Thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 chỉ ghi nhận hoạt động phát hành và thanh toán giấy tờ có giá được áp dụng bằng đồng Việt Nam. Thực tế, ngoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá... giữa các quốc gia trên thế giới. Ngoại hối là những ngoại tệ (tiền nước ngoài), vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. Trong đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, để thanh toán và hạch toán quốc tế. Việc giới hạn hoạt động phát hành chỉ đối với đồng Việt Nam dường như không thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như đảm bảo tính tự do của môi trường tài chính. Phát triển các nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá là ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn và các loại ngoại tệ, tài sản khác được coi là một trong những mục tiêu cần hướng tới của các quy định pháp luật về phát hành giấy tờ có giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 72 - 76)