3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phát hành
3.3.4. Bảo vệ quyền lợi của chủ thể trong hoạt động phát hành giấy tờ
ngân hàng luôn là rất nhỏ nếu so sánh với nguồn vốn tín dụng thu được từ phương thức huy động vốn truyền thống khác.
Mặt khác, hoạt động phát hành giấy tờ có giá hiện nay theo quy định của Thông tư 34/2013/TT-NHNN vẫn mang nặng tính quản lý nhà nước, đề cao sự can thiệp của nhà nước vào tính an toàn của giao dịch vay – nợ mà không tạo cơ hội để các bên chủ thể tham gia tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về những rủi ro tài chính của mình. Điều này đi ngược lại nguyên tắc thỏa thuận chung trong pháp luật dân sự - một đặc tính của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của NHTMCP.
3.3.4. Bảo vệ quyền lợi của chủ thể trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá tờ có giá
Nếu như các quy định về bảo vệ quyền lợi của chủ thể phát hành (NHTMCP) được đề cập nhiều trong nội dung các quy định pháp luật liên quan thì quy định về bảo vệ quyền lợi của chủ thể thụ hưởng (khách hàng) chỉ giới hạn ở quyền được thanh toán đúng hạn. Trong các trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán hay bất kỳ trường hợp nào khác làm phát sinh rủi ro đối với người thụ hưởng, các quy định liên quan của ngân hàng lại không đề cập hoặc dẫn chiếu tới các quy định về quyền khiếu nại, quyền khởi kiện cũng như quy trình tương ứng. Đặc biệt, trong giao dịch phát hành – thụ hưởng giấy tờ có giá hiện nay, toàn bộ hồ sơ liên quan đều do các NHTMCP xây dựng và ấn định làm tài liệu mẫu để ký kết. Điều này cần thiết phải được sửa đổi và hệ thống quy định pháp luật phải tạo cơ sở để các bên tăng cường tính minh bạch và tính thỏa thuận trong giao dịch phù hợp với pháp luật.
* Một số vấn đề khác
- Về nhân sự thực hiện hoạt động phát hành giấy tờ có giá:
Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá chỉ là một trong rất nhiều các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng do BIDV cung cấp. Tuy nhiên, xét về vai trò và tầm quan trọng, thì hoạt động phát hành này được coi là một trong những kênh huy động tiền từ thị trường hiệu quả bởi tính ổn định và đảm bảo an toàn cao. Thực tiễn tại BIDV cho thấy, đội ngũ nhân sự phát triển nghiệp vụ này tại BIDV còn hạn chế về số lượng và tính chuyên nghiệp. Hoạt động mở rộng thị trường khách hàng đối với loại hình nghiệp vụ này còn hạn chế, khiến hiệu quả kinh doanh mà nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá mang lại cho đơn vị còn khiêm tốn so với tiềm năng nghiệp vụ này có thể mang lại.
Do vậy, cần thiết xây dựng đội ngũ nhân sự có chuyên môn để thực hiện nghiệp vụ này, từ khâu xây dựng thị trường tới triển khai dịch vụ và giám sát an toàn tài chính.
- Về cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật:
Hệ thống công nghệ ứng dụng cho nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá là hệ thống công nghệ dùng chung cho toàn hệ thống BIDV. Thực chất, hoạt động ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong triển khai nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá không đòi hỏi nhiều về công nghệ đặc biệt, tuy nhiên, cần thiết phải đảm bảo an toàn chung của toàn bộ hệ thống. Điều này có ý nghĩa đặc biệt khi nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá là loại nghiệp vụ mà NHTMCP là bên có nghĩa vụ và khách hàng là bên có quyền. Nếu như hệ thống kết nối của BIDV gặp sự cố thì không chỉ gây ra thiệt hại cho BIDV mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng với tư cách “chủ nợ” trong mối quan hệ pháp lý giữa hai bên.
Do vậy, việc tiếp tục đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật trong đó có an ninh mạng là điều kiện tiên quyết và cần được đầu tư thích đáng.
Kết luận Chƣơng 3
Hoạt động rà soát nhằm phát hiện, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả của hoạt động rà soát cũng là tiền đề cho việc hệ thống hóa các văn bản được xác định là còn hiệu lực, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện; tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Đối với hoạt động phát hành giấy tờ có giá tại BIDV nói riêng và các NHTMCP nói chung hiện nay, hoạt động rà soát lại càng cần được thực hiện. Hoạt động rà soát được hỗ trợ bởi định hướng hoàn thiện pháp luật ngân hàng trên cơ sở Nghị quyết 48/NQ-TW và Quyết định 369/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng. Thực tiễn phát hành giấy tờ có giá tại BIDV bộc lộ những bất cập về phân cấp trách nhiệm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá đòi hỏi sớm hoàn thiện về quy chế để đảm bảo phát huy hiệu quả hoạt động này. Bên cạnh đó, khung pháp lý cần hoàn thiện theo hướng giản tiện các thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế hậu kiểm, tăng cường cơ chế thỏa thuận, tạo cơ sở để hoạt động phát hành giấy tờ có giá trở thành một dịch vụ mang lại lợi nhuận tốt cho BIDV.
Ngoài ra, những giải pháp để đảm bảo phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể tham gia giao dịch cũng như xây dựng những cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan cũng cần được tính tới trong quá trình hoàn thiện pháp lý liên quan.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy động vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và NHTMCP nói riêng từ công chúng. Về phương diện học thuật, nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá được ghi nhận là loại hình giao dịch mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây; khung pháp lý cho hoạt động này từ trước tới nay còn rất hạn chế do vậy việc nhận thức đúng bản chất pháp lý của giao dịch phát hành giấy tờ có giá nói chung cũng như giao dịch phát hành giấy tờ có giá của NHTMCP nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
Thông tư số 34/2013/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được coi là một bước tiến trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD; tuy nhiên, sau gần 02 năm triển khai đã bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, không theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường tài chính và nhu cầu đa dạng của thị trường. Nhiều quy định của Thông tư 34/2013/TT-NHNN cho thấy thực trạng chung của pháp luật liên quan tới hệ thống ngân hàng, TCTD, trong đó có nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá đang đề cao vai trò của các TCTD, đảm bảo an toàn tài chính hơn là đảm bảo các lợi ích của khách hàng như một dịch vụ thông thường của xã hội. Chính bất cập mang tính cố hữu này khiến cho rủi ro luôn xuất hiện cho các chủ thể khách hàng của các TCTD khi tham gia giao dịch, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống cơ sở pháp lý không có quy định cụ thể, rõ ràng và mỗi ngân hàng, TCTD đều phải tự xây dựng các chuẩn mực, quy trình thực hiện, biểu mẫu khác nhau để đảm bảo yêu cầu của quy định chung.
Điều này khiến cho hiệu quả thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại Việt Nam còn thấp. Thực tiễn tại BIDV đã cho thấy, công tác triển khai
các quy định pháp luật liên quan mặc dù đã được định hình nhưng về bản chất, nhiều nội dung còn chưa rõ ràng, phân cấp thẩm quyền chưa hợp lý, chưa đảm bảo quyền lợi khách hàng… Những thực tiễn tại BIDV đã phản ánh đúng thực tiễn triển khai nghiệp vụ này tại nhiều ngân hàng khác, là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. BIDV (2013), Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam.
2. BIDV (2014), Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 đã được kiểm toán. 3. BIDV (2014), Công văn 641/CV-PTSPBB ngày 17/02/2014 v/v phát
hành giấy tờ có giá thông thường năm 2014.
4. BIDV (2014), Quy định số 6440/QĐ-NHBL ngày 14/10/2014 về nghiệp vụ nhận tiền gửi.
5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội.
7. Chính phủ (2011), Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Bùi Phương Liên (2011), Pháp luật phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Luật Hà Nội.
9. Trần Luyện (2005), “Để quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng”, Tạp chí Ngân hàng, (2), tr.33-34.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ- NHNN ngày 24/3/2008 v/v ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 34/2013/TT- NHNN ngày 31/12/2013 quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 17/2011/TT- NHNN ngày 18/8/2011 quy định v/v cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
14. Quốc hội (2005), Luật Các công cụ chuyển nhượng, Hà Nội. 15. Quốc hội (2009), Luật Quản lý nợ công, Hà Nội.
16. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội. 17. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
18. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
19. Quốc hội (2010), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.
20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hỏa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thành (2013), Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Anh Thơ (2006), Giấy tờ có giá - Một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, ĐH Luật Hà Nội. 23. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày
28/02/2013 v/v phê duyệt Chiến lược phát triển ngân hàng phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 v/v phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
25. Nguyễn Đức Toàn (2009), Giải pháp phát triển thị trường giao dịch các giấy tờ có giá ngắn hạn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.
26. Võ Đình Toàn (2014), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
27. Hoàng Trung (2015), “Tăng trưởng kinh tế 2014 và những dự báo cho năm 2015”, Báo điện tử Vietnamnet.vn, số ra ngày 15/01/2015.
28. Nguyễn Văn Tuyến (2008), “Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, (09).
29. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội. 30. Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổ chức hợp tác kỹ thuật
Đức (2008), Pháp luật về Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại một số nước, NXB Lao động – Xã hội.
II. Tài liệu Website
31. http://www.vietnamnet.vn, báo điện tử.
PHỤ LỤC
CÁC MẪU CHỨNG NHẬN TIÈN GỬI CỦA BIDV