Bảo đảm bằng giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 36 - 37)

1.2. Nội dung của pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân

1.2.4. Bảo đảm bằng giấy tờ có giá

Công cụ tài chính cho phép các NHTMCP khi phát hành giấy tờ có giá có thể thu hồi các khoản vốn này thông qua hoạt động cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam (VND) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các NHTMCP dưới hình thức có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Cụ thể, căn cứ quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định v/v cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTMCP, Ngân hàng Nhà nước có thể cho NHTMCP vay cầm cố giấy tờ có giá nhưng phải theo các nguyên tắc sau:

1. Khoản cho vay cầm cố được bảo đảm bằng các giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

2. Tổ chức tín dụng được vay cầm cố phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vay Ngân hàng Nhà nước đầy đủ, đúng hạn [12, Điều 5].

Đối tượng được vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước gồm các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Theo khoản 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác [13, Điều 163].

Như vậy, về bản chất, giấy tờ có giá là một loại tài sản có thể sử dụng trong các hoạt động bảo đảm như: Cầm cố, thế chấp. Khi NHTMCP là chủ thể nắm giữ giấy tờ có giá thì căn cứ quy định của Thông tư 17/2011/TT-NHNN, có thể thực hiện cầm cố, thế chấp vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước [12, Điều 3]. Ở chiều hướng khác, khách hàng khi nắm giữ giấy tờ cầm cố của NHTMCP cũng có thể tiến hành hoạt động cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn. Khách hàng có thể sử dụng giấy tờ có giá để cầm cố vay vốn ngân hàng hoặc để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ. Khi đến hạn, nếu khách hàng không thể trả nợ, bên nhận bảo đảm sẽ bán giấy tờ có giá để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 36 - 37)