Sửa đổi quy định về thẩm quyền đối với chủ thể thực hiện hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 76 - 77)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phát hành

3.3.1. Sửa đổi quy định về thẩm quyền đối với chủ thể thực hiện hoạt

động phát hành giấy tờ có giá

Theo phân cấp triển khai nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá tại BIDV tại Công văn số 641/CV-PTSPBB ngày 17/02/2014 và Quy định số 6440/QĐ- NHBL ngày 14/10/2014 của Tổng giám đốc BIDV, chủ thể thực hiện các hoạt động phát hành giấy tờ có giá ở NHTMCP BIDV bao gồm:

- Trụ sở chính (Các đơn vị nghiệp vụ có thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi);

- Sở giao dịch III - Các Chi nhánh BIDV

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, giấy tờ có giá được phát hành theo đợt và do TSC căn cứ nhu cầu vốn của từng thời kỳ, nhu cầu của khách hàng để quyết định thời điểm, phạm vi, hình thức phát hành giấy tờ có giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quy định số 6440/QĐ-NHBL. Đồng thời, đối với mỗi đợt phát hành cụ thể, TSC sẽ thiết lập và thông báo cho Chi nhánh mã sản phẩm sử dụng trong đợt phát hành theo Khoản 2 Điều 26 Quy định số 6440/QĐ-NHBL.

Các chi nhánh của BIDV có trách nhiệm phát hành các loại giấy tờ có giá tới tay khách hàng theo các hình thức phát hành do Tổng giám đốc quyết định và thực hiện theo kế hoạch phát hành của Ngân hàng BIDV. Về thẩm quyền, Tổng giám đốc và TSC của NHTMCP BIDV sẽ căn cứ vào yêu cầu huy động vốn trong từng thời kỳ cũng như nhu cầu của khách hàng để quyết định thời điểm, phạm vi, hình thức phát hành các loại kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Tổng giám đốc NHTMCP BIDV là người có

quyền quyết định hình thức phát hành cho mỗi đợt phù hợp với các quy định của pháp luật.

Trước thực tế hoạt động phát hành giấy tờ có giá tại BIDV được phân cấp cho quá nhiều đầu mối trong khi hoạt động thông qua phương án phát hành lại dồn về một đầu mối duy nhất trong cả một hệ thống đơn vị đồ sộ như vậy, việc tiếp tục hoàn thiện về phân cấp thẩm quyền cho các đầu mối để đảm bảo tính linh hoạt trong triển khai nghiệp vụ phát hành là yêu cầu bắt buộc. Theo đó, BIDV cần sửa đổi Quy chế phát hành của mình theo hướng tinh giản các cấp có thẩm quyền phát hành giấy tờ có giá, đồng thời phân cấp thẩm quyền thông qua phương án phát hành. Đây là cơ sở để đồng bộ hóa hệ thống đơn vị triển khai nghiệp vụ phát hành trong hệ thống của BIDV, tăng cường hiệu quả của nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)