của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về phát hành giấy tờ có giá của NHTM nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng trong yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 nhìn nhận thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay như sau “…nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống”. Thực tế, đánh giá này phản ánh đúng thực tế hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay.
Nghị quyết 48-NQ/TW cũng nhấn mạnh một trong những định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là:
Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng, khuyến khích cạnh tranh trong hoạt động tín dụng trên nguyên tắc an toàn hệ thống [5].
Trên cơ sở các định hướng cơ bản kể trên có thể rút ra một số định hướng hoàn thiện pháp luật quan trọng trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá của NHTM như sau:
Thứ nhất, đó là hoàn thiện pháp luật về phát hành giấy tờ có giá cần phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hệ thống ngân hàng.
Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg. Trong đó, Đề án nhấn mạnh mục tiêu phát triển các TCTD đến năm 2020:
Bảo đảm các tổ chức tín dụng, kể cả các tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và màng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng [24].
Như vậy, có thể thấy, định hướng và tầm nhìn về hoàn thiện pháp luật cũng như đổi mới hệ thống ngân hàng – TCTD đều hướng tới tạo điều kiện tối
đa để hoàn thiện các cơ sở pháp lý đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà các TCTD triển khai với hai mục tiêu: (1) Đa dạng hóa hệ thống dịch vụ ngân hàng và (2) Đảm bảo an toàn tài chính hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, đó là hoàn thiện pháp luật về phát hành giấy tờ có giá nhằm khắc phục những bất cập trong thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại.
Hệ thống giải pháp được ghi nhận trong Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2020 như sau: (1) Hoàn thiện pháp luật ngân hàng trong đó có các quy định pháp luật về phát hành giấy tờ có giá và (2) Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng, đặc biệt là việc sửa đổi các quy định liên quan tới nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá, cụ thể là Thông tư 34/2013/TT-NHNN. Phương hướng sửa đổi bổ sung theo hướng đảm bảo an toàn tài chính trong giao dịch phát hành nhưng vẫn phải đảm bảo sự thỏa thuận giữa các chủ thể.
Thứ ba, đó là hoàn thiện pháp luật về phát hành giấy tờ có giá nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Trong quá trình xây dựng Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có sự tham khảo pháp luật ngân hàng của các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra những nền tảng lý luận về bản chất của hoạt động phát hành giấy tờ có giá ở Việt Nam khá tương đồng với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập ngày một sâu hơn vào hệ thống tài chính thế giới vẫn đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp lý mang tính đổi mới hơn nữa, đáp ứng được các tiêu chí về tính an toàn, đảm bảo quyền lợi các bên cũng như loại trừ rủi ro. Điều này cũng là một trong những tiêu chí được nhận mạnh trong các văn kiện về Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng tới năm 2020.