Bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động phát hành giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 61 - 69)

2.2. Vấn đề thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá ở Ngân

2.2.5. Bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động phát hành giấy

hàng. Mỗi ngân hàng trong hoạt động của mình để đảm bảo tính an toàn về chứng từ, giấy tờ thủ tục luôn xây dựng riêng các biểu mẫu, tờ khai theo cách nhìn nhận về rủi ro của mỗi ngân hàng, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong quy trình nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, thời gian tới cũng cần có những hướng dẫn chung về nội dung, quy trình cụ thể để các ngân hàng thực hiện, nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục liên quan.

2.2.5. Bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá giấy tờ có giá

- Đối với chủ thể phát hành:

Như đã nêu, chủ thể phát hành giấy tờ có giá là các TCTD đủ điều kiện phát hành giấy tờ có giá. Các chủ thể này được pháp luật bảo vệ trên cơ sở bảo vệ quyền tài sản của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi tham gia thị trường tiền tệ - tài chính. Quyền bảo hộ về sở hữu là quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 [20, Điều 32].

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng cung cấp cho các ngân hàng những quyền luật định để chủ động trong hoạt động và nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá, cụ thể:

- Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 về Quyền tự chủ hoạt động quy định:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can

thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [17, Điều 7, Khoản 1].

- Điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 về Quyền hoạt động ngân hàng quy định: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam” [17, Điều 8, Khoản 1].

Ở nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá nói riêng, ngân hàng được đảm bảo về quyền lợi khi tham gia thực hiện nghiệp vụ này, Khoản 1 Điều 26 Thông tư 34/2013/TT-NHNN cho phép ngân hàng “Chịu trách nhiệm về việc phát hành giấy tờ có giá, quản lý và sử dụng vốn từ phát hành giấy tờ có giá có hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan” [11, Điều 26, Khoản 1]. Những quy định này cho phép ngân hàng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật điều chỉnh để đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống ngân hàng.

Thực tế năm 2013, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội đã phối hợp với cơ quan công an phát hiện Nguyễn Văn Sĩ (SN 1978) có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 139 Bộ luật Hình sự. Cụ thể, Sĩ giả danh cán bộ tín dụng của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội môi giới mua bán giấy tờ có giá do BIDV phát hành để được hưởng chiết khấu cao. Tưởng thật, một số cá nhân, doanh nghiệp nhanh chóng giao cho Sĩ bộ hồ sơ mua trái phiếu để nhờ mua tổng cộng 45 tỷ đồng. Cũng với thủ đoạn mạo nhận là cán bộ ngân hàng BIDV, năm 2009, Sĩ đã thực hiện việc môi giới lừa đảo hơn 3 tỷ đồng. Hiện hồ sơ của Sĩ đã được BIDV chuyển cho cơ quan điều tra và tiếp tục truy tố.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 ghi nhận trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với TCTD. Cụ thể, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm:

1. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi [17, Điều 10]. Như vậy về bản chất, quyền lợi của khách hàng tiếp nhận giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành được đảm bảo về giá trị của giấy tờ có giá, đồng thời còn gắn liền với tính thanh khoản của giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành.

Ở góc độ quản lý ngành và điều chỉnh trực tiếp hoạt động phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng, Điều 26 của Thông tư 34/2013/TT-NHNN đã ấn định trách nhiệm của TCTD phát hành giấy tờ có giá như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Chịu trách nhiệm về việc phát hành giấy tờ có giá, quản lý và sử dụng vốn từ phát hành giấy tờ có giá có hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan.

4. Thanh toán tiền gốc, lãi đúng hạn và đầy đủ cho người mua giấy tờ có giá.

5. Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền cho nhà đầu tư nước ngoài, khi đến thời hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu, tổ chức tín dụng phải đáp ứng điều kiện bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành [11, Điều 26].

Như vậy, với 03 khoản của Điều 26, phạm vi bảo vệ quyền lợi của người tiếp nhận nợ được bảo đảm mở rộng ra tất cả các chủ thể từ cá nhân, tổ chức trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh pháp luật chuyên ngành, thì với tư cách là một khách hàng, người mua giấy tờ có giá do NHTMCP phát hành còn được coi là một người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp; cũng có thể coi là một chủ nợ trong quan hệ pháp luật dân sự.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, khách hàng được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ [16, Điều 8].

Ở khía cạnh pháp luật dân sự, với tư cách chủ nợ, khách hàng mua giấy tờ có giá được Bộ luật Dân sự bảo vệ bởi quy định tại Điều 285 như sau:

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có quyền; nếu bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn. Bộ luật Dân sự cũng ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán rất ngắn gọn như sau:

“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận” [13, Điều 290].

Như vậy, có thể thấy khung pháp lý bảo vệ quyền lợi khách mua giấy tờ có giá của NHTMCP hiện nay đã tương đối đầy đủ.

Ở góc độ một hợp đồng vay – “là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” [13, Điều 471], quyền lợi của bên mua giấy tờ có giá được coi như quyền lợi của bên cho vay trong hợp đồng vay, là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, các điều từ 471 đến điều 478 đều ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể:

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ [13, Điều 474]. Đối với BIDV, mặc dù không đề cập tới nghĩa vụ của BIDV trong quá trình phát hành giấy tờ có giá tuy nhiên mặc nhiên, mọi hoạt động, quy chế của BIDV phải dựa trên quy định pháp lý của Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá được áp dụng chung cho các TCTD. Do vậy, quyền lợi của người tiếp nhận giấy tờ có giá do BIDV phát hành sẽ luôn được đảm bảo.

Thực tiễn phát hành giấy tờ có giá tại BIDV cho thấy, một số doanh nghiệp lo ngại về khả năng bảo lãnh đối với các giấy tờ có giá do BIDV phát hành. Năm 2013, tại chi nhánh Hà Nội, ông Park Seung Chun là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đệ Nhất đã yêu cầu chi nhánh BIDV cung cấp chứng thư bảo lãnh đối với hợp đồng mua trái phiếu trị giá 10 tỷ VNĐ của mình. Do hồ sơ nghiệp vụ của BIDV hoàn toàn không có quy trình cung cấp một chứng thư bảo lãnh phát hành như vậy nên khách hàng trong tình huống này là Công ty Đệ Nhất đã quyết định từ chối ký kết hợp đồng mua trái phiếu do BIDV phát hành.

Ngoài ra, những hướng dẫn về trình tự giải quyết các khiếu nại, đơn khởi kiện trong hoạt động ngân hàng nói chung và liên quan tới nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá của TCTD như BIDV nói riêng hiện nay cũng chưa được quy định rõ ràng khiến quyền lợi người tiêu dùng khi bị ảnh hưởng thì bản thân người mua giấy tờ có giá cũng chưa biết phải áp dụng hình thức nào. Thực tế tại BIDV cũng như các NHTM khác, thông thường khách hàng sẽ sử dụng quyền khiếu nại về vụ việc liên quan tới hoạt động phát hành giấy tờ có giá tới người có thẩm quyền cấp trên trực tiếp liên quan tới vụ việc. Quyền khởi kiện ra tòa dân sự chỉ được áp dụng khi các phương thức thương lượng

không có kết quả. Vấn đề thẩm quyền giải quyết vụ việc liên quan tới phát hành giấy tờ có giá cũng là một vấn đề khó khăn với chủ thể khách hàng khởi kiện bởi giao dịch này vừa mang bản chất kinh tế vừa mang bản chất dân sự.

Mặc dù xu hướng không hình sự hóa các quan hệ dân sự - kinh tế luôn là một trong những phương châm xử lý các vụ việc kinh tế - dân sự hiện nay. Tuy nhiên, đối với trường hợp TCTD có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc khước từ thanh toán nợ tới hạn, chủ thể khách hàng có thể thực hiện quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Kết luận Chƣơng 2

Thực tiễn hoạt động phát hành giấy tờ có giá tại BIDV cho thấy những vấn đề phát sinh cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận và quy định pháp luật, khung pháp lý hiện hành chưa có những hướng dẫn cụ thể về quy trình và biểu mẫu liên quan tới hoạt động phát hành giấy tờ có giá; mặc dù giúp các NHTMCP được chủ động trong hoạt động dịch vụ này nhưng cũng khiến khách hàng giao dịch rơi vào trạng thái hoang mang về tính hợp lý và hợp pháp của các giấy tờ giao dịch; tăng tính rủi ro của khách hàng khi ký kết hợp đồng mua giấy tờ có giá. Từ biểu mẫu tới hợp đồng đều được xây dựng hệ thống riêng của ngân hàng mà yếu tố “thỏa thuận” hoàn toàn không có khiến bản chất của quan hệ dân sự vay-trả giữa ngân hàng và khách hàng không còn được đảm bảo.

Thực tiễn triển khai quy trình phát hành giấy tờ có giá tại BIDV cũng cho thấy một thực tiễn về quy trình thủ tục rườm rà, đầu mối giải quyết công việc thiếu linh hoạt khiến hiệu quả và nguồn thu tín dụng từ dịch vụ này trở nên rất hạn chế. Cùng với đó là rất nhiều các thủ tục thông qua phương án phát hành, thủ tục giám sát và báo cáo cơ quan quản lý đã làm giảm tính linh hoạt của các kế hoạch phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng.

Ở góc độ bảo vệ người tiêu dùng, khách hàng tham gia vào quan hệ giao dịch giấy tờ có giá của ngân hàng BIDV mặc dù được đảm bảo bởi các quy định pháp lý và quyền được khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật; tuy nhiên những hướng dẫn khiếu nại, khởi kiện và tố cáo áp dụng đặc thù cho hoạt động ngân hàng lại chưa được quy định. Những bất cập này cần thiết phải được sửa đổi và bổ sung trong thời gian tới để tăng cường hiệu quả phát hành giấy tờ có giá tại BIDV.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)