2.2. Vấn đề thực thi pháp luật về phát hành giấy tờ có giá ở Ngân
2.2.4. Về các điều kiện phát hành giấy tờ có giá
Như đã đề cập ở Chương 1, hoạt động phát hành giấy tờ có giá phải đáp ứng những điều kiện về chủ thể (trong đó có các điều kiện về tỉ lệ an toàn vốn; năng lực; kinh nghiệm…), về trình tự thủ tục, về quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể tham gia hoạt động phát hành giấy tờ có giá. Các điều kiện này trong thực tiễn triển khai tại BIDV cũng phát sinh những vấn đề cần sớm được giải quyết thấu đáo trong thời gian tới. Cụ thể:
Thứ nhất, về bản chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá, như định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-NHNN: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” [11, Điều 2, Khoản 1]. Như vậy về nguyên tắc, việc phát hành các giấy tờ có giá của TCTD chính là những thoả thuận vay nợ giữa TCTD với khách hàng, cũng có nghĩa rằng: Khi phát hành giấy tờ có giá cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, TCTD không phải là “người bán” giấy tờ có giá mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư
(người vay), còn khách hàng là tổ chức, cá nhân cũng không phải là “người mua” giấy tờ có giá theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào TCTD bằng cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay theo thoả thuận. Bởi vậy, ngoài việc ghi nhận giao dịch phát hành là một giao dịch mua bán thì còn cần lưu ý đến bản chất của một giao dịch tín dụng trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động giao dịch.
Điều này được biết có liên quan tới tỷ lệ an toàn của TCTD khi coi hoạt động phát hành giấy tờ có giá như một hình thức ghi nợ của TCTD với ngân hàng và ngân hàng khi đó rơi vào vị thế của “con nợ” trong giao dịch với khách hàng.
Thứ hai, về điều kiện phát hành:
Trước khi tổ chức việc phát hành giấy tờ có giá, các đơn vị thuộc NHTMCP BIDV phải xem xét các điều kiện phát hành giấy tờ có giá để đánh giá xem đơn vị mình có đủ điều kiện đê thực hiện hình thức huy động vốn này hay không, hay để thực hiện phát hành giấy tờ có giá cần đảm bảo các điều kiện gì.
Đối với việc phát hành trái phiếu được thực hiện khi các đơn vị trực thuộc NHTMCP BIDV đảm bảo các điều kiện sau:
- Tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày khai trương hoạt động.
- Kết quả hoạt động kinh doanh theo báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền kề trước năm đề nghị phát hành và kết quả hoạt động kinh doanh đến quý gần nhất phải có lãi.
Trường hợp phát hành trước ngày 01 tháng 04 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề trước năm đề nghị phát hành được kiểm toán thì phải có:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động kinh doanh có lãi;
- Báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm đề nghị phát hành với kết quả hoạt động kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt đối với TCTD; Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc phê duyệt đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài [11, Điều 20, Khoản 1-3].
Trên cơ sở đánh giá các điều kiện phát hành giấy tờ có giá các chi nhánh của NHTMCP BIDV sẽ tiến hành phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Còn đối với trái phiếu, các chi nhánh của NHTMCP phải xác định phương án phát hành trước khi tiến hành phát hành.
Những điểm khác nhau trong thủ tục phát hành giấy tờ có giá giữa các TCTD khiến khách hàng khi tham gia vào các giao dịch này có phần hoài nghi về tính chất đúng đắn và đầy đủ về giá trị của các giấy tờ khi thực hiện thủ tục này tại ngân hàng.
Ngày 24/5/2010, tại chi nhánh BIDV tại Hà Nội, khách hàng Lê Trọng Nghi có gửi khiếu nại thắc mắc về trình tự và giấy tờ pháp lý liên quan tới hoạt động mua trái phiếu trị giá 3 tỷ đồng của mình tại BIDV. Cụ thể, ông Nghi cho rằng so sánh với trình tự nghiệp vụ của một số ngân hàng khác tại Việt Nam, cụ thể là ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nguyên Hồng và Vietinbank thì hồ sơ pháp lý tại BIDV Hà Nội không đầy đủ và tương tự như những hồ sơ mà ông Nghi đã tiếp cận và có được khi tiến hành mua trái phiếu tại Vietcombank và Vietinbank. Lãnh đạo BIDV chi nhánh Hà Nội phải xuống tận nơi để giải thích cặn kẽ về quy trình và trình tự nghiệp vụ tại BIDV
để khách hàng hiểu rõ. Sau đó, hợp đồng mua trái phiếu trị giá 3 tỷ này vẫn được tiếp tục tiến hành.
Sở dĩ như vậy là do hiện chưa có một hướng dẫn cụ thể về mẫu chung