Kiến nghị thực hiện pháp luật về việc tham gia tố tụng của Viện kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát cấp huyện qua thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận hai bà trưng, thành phố hà nội 03 (Trang 112 - 123)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ

3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về việc tham gia tố tụng của Viện kiểm

sát Quận Hai Bà Trƣng

Cùng với việc đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác kiểm sát của VKS cấp huyện đƣợc thuận lợi và hiệu quả, Luận văn này cũng đề xuất các giải pháp đối với việc nâng cao hiệu quả của VKS cấp huyện, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trƣng, Hà

Nội. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, có thể nhận thấy bên cạnh việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, thì để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật cần phải tập trung vào việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Kiểm sát viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất cho cơ quan kiểm sát cấp huyện.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc án dân sự bị huỷ do lỗi của Viện kiểm sát quận đã không phát hiện kịp thời sai lầm, vi phạm của Toà án :

Mặc dù là cơ quan kiểm sát cấp quận nhƣng trình độ đƣợc đào tạo Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trƣng khá cao. Tất cả các Kiểm sát viên đều có trình độ đại học, trong đó một số Kiểm sát viên đã có trình độ thạc sĩ luật. Chính vì có trình độ cao và tƣơng đối đồng đều nhƣ vậy, cộng với sự đôn đốc của cấp trên về việc tích lũy kinh nghiệm, không ngừng nâng cao nghiệp vụ nên chất lƣợng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trƣng tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, thời gian thực hiện BLTTDS sửa đổi thì Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng vẫn còn để xảy ra trƣờng hợp án hủy có lỗi của Viện kiểm sát do KSV không kịp thời phát hiện sai lầm, vi phạm của Toà án. Điển hình là vụ việc giải quyết yêu cầu “tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” giữa ngƣời yêu cầu là chị Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1960 và anh Đoàn Văn An, sinh năm 1958, cùng có HKTT và trú tại số 27 Hàn Thuyên, Phƣờng Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội đã đƣợc phân tích ở trên.

Qua vụ việc dân sự nêu trên Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng đã rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát của mình nhƣ sau:

- Trong một vụ (việc) dân sự khi Tòa án đã xác định có ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và đƣa họ tham gia tố tụng, thì dù không xem xét giải quyết yêu cầu của ngƣời đó thì vẫn phải dành quyền kháng cáo để đảm bảo quyền lợi của họ.

- Cần chú ý đối với một số loại tài sản đặc biệt nhƣ Cổ phiếu khi có tranh chấp phải xác minh tại nơi phát hành và quản lý cổ phiếu làm rõ tình trạng cổ

phiếu này nhƣ thế nào? Có hạn chế gì không (nhƣ đang cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh…).

- Cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, logic các tài liệu chứng cứ có trong vụ án để đánh giá đúng bản chất vụ việc. Đặc biệt đối với các vụ, việc mà đƣơng sự (hoặc ngƣời yêu cầu) phải thực hiện một phần nghĩa vụ có liên quan đến tài sản chung vợ chòng, thì cần chú ý xem xét các yêu cầu của họ có mục đích để phân tán tài sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đó hay không, từ đó có hƣớng giải quyết cho phù hợp.

- Cần nâng cao trình độ Kiểm sát viên thông qua học tập thực tế tại cơ quan và tại các phiên tòa:

+ Tăng cƣờng hơn nữa việc tham gia của lãnh đạo và các Kiểm sát viên có thâm niên tại Viện Kiểm sát Quận Hai Bà Trƣng trong các phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. Trong tập thể Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện và các Kiểm sát viên có thâm niên là những ngƣời có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng nhất. Việc tham gia trực tiếp của lãnh đạo Viện và các Kiểm sát viên có thâm niên tại phiên tòa sơ thẩm một mặt đảm bảo hạn chế sai sót của công tác này, mặt khác là những bài học thực tiễn sinh động để các Kiểm sát viên, đặc biệt là những ngƣời mới vào nghề học hỏi và rút kinh nghiệm.

+ Phát huy trí tuệ tập thể của toàn bộ cán bộ, viên chức trong Viện Kiểm sát Quận Hai Bà Trƣng, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Kiểm sát viên thông qua các buổi giao ban định kỳ để thảo luận về các vụ án, đặc biệt là những vụ án phức tạp. Tổ chức tập huấn cho các Kiểm sát viên kỹ năng làm việc theo nhóm để qua đó có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công tác nghiên cứu, phân tích và lập hồ sơ vụ án dân sự.

+ Thƣờng xuyên tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm và đề ra số lƣợng tối thiểu để các Kiểm sát viên cùng thực hiện hàng năm. Thời gian tới cần có quy định bắt buộc mỗi Kiểm sát viên phải có ít nhất 02 phiên tòa rút kinh nghiệm mỗi năm để các đồng nghiệp tới dự và cùng trao đổi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ.

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ và năng lực thực tiễn của cán bộ, KSV. Theo đó, việc sắp xếp, bố trí và phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, KSV phải căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của mỗi cán bộ.

Đánh giá đúng trình độ, năng lực thực tế của cán bộ để bố trí cán bộ có năng lực làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, trên cơ sở đó phát huy sở trƣờng công tác của họ.

- Nâng cao trình độ Kiểm sát viên thông qua học tập tại các cơ sở đào tạo :

Quận Hai Bà Trƣng là một trong những địa bàn thuộc trung tâm thành phố Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều cơ sở đào tạo luật và nghiệp vụ kiểm sát có uy tín bậc nhất cả nƣớc nên rất thuận lợi cho các Kiểm sát viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, hiện này đội ngũ Kiểm sát viên của Viện đã có nhiều ngƣời đạt đƣợc học vị thạc sĩ luật học và một số ngƣời đang theo học cao học luật tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành. Lãnh đạo Viện luôn có chủ trƣơng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và khuyến khích về vật chất để cán bộ học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, bên cạnh việc theo học các khóa dài hạn, số lƣợng những lớp học bồi dƣỡng ngắn hạn còn chƣa nhiều do đó chƣa thƣờng xuyên cập nhật đƣợc kiến thức cho các Kiểm sát viên. Thiết nghĩ, thời gian tới Viện kiểm sát Quận Hai Bà Trƣng cần tích cực phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, tổ chức cho cán bộ theo học ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo luật với những khóa học chuyên sâu về kiểm sát các vụ án dân sự.

- Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, KSV với yêu cầu giỏi về chuyên môn, tinh thông về pháp luật. Phải chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, và bồi dƣỡng, tập huấn (dài hạn, ngắn hạn) thƣờng xuyên cho cán bộ, KSV về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ theo hƣớng đào tạo chuyên sâu, chuyên gia giỏi về công tác kiểm sát án dân sự. Đây là yêu cầu cấp bách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.

- Về tăng cường cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác kiểm sát án dân sự :

+ Hiện nay các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trƣng đã đƣợc trang bị đầy đủ máy vi tính phục vụ công việc, qua đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công tác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần kiến nghị với

các Viện kiểm sát cấp huyện xây dựng trang mạng để cung cấp thông tin cần thiết cho ngƣời dân và thực hiện phối hợp công tác với các cơ quan nhà nƣớc khác.

+ Cần có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ làm công tác kiểm sát án dân sự. Chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lƣơng hợp lý là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, KSV nói riêng làm việc chất lƣợng và hiệu quả, vì nó tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm, phấn khởi, tập trung thời gian, trí tuệ vào công tác chuyên môn. Đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế, ngăn chặn sự tác động của các hiện tƣợng tiêu cực trong cơ chế thị trƣờng, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích cán bộ thông qua việc có chế độ tiền lƣơng riêng với cán bộ kiểm sát, có cơ chế khen thƣởng theo hiệu quả và số đầu công việc đối với các Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát án dân sự.

- Có cơ chế thu hút, tuyển chọn những ngƣời có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc trong ngành Kiểm sát. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn ngƣời bổ nhiệm vào các chức danh tƣ pháp, tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong ngành.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chƣơng 3, tác giả tập trung phân tích tình hình thực tiễn việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng, Thành phố Hà Nội và đƣa ra kiến nghị và giải pháp.

Công tác kiểm sát án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng rút góp phần phát hiện, ngăn ngừa sai lầm, vi phạm từ Toà án, công tác này góp phần giúp Toà án có thể giải quyết và xét xử sơ thẩm đạt chất lƣợng tốt, là cơ sở để Tòa án ra bản án, quyết định chính xác, khách quan; góp phần hạn chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa các đƣơng sự; ổn định giao lƣu dân sự. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự đƣợc bảo vệ kịp thời, ý thức pháp luật của ngƣời dân đƣợc nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa đƣợc bảo đảm.

Thông qua việc phân tích các số liệu phản ánh kết quả việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng theo BLTTDS sửa đổi năm 2011, Chƣơng 3 của Luận văn cũng đã khái quát đƣợc các vụ việc điển hình trong công tác kiểm sát, những thành công mà Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng đã đạt đƣợc trong công tác kiểm sát của mình. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đã phân tích làm rõ những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện thẩm quyền kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự, kiểm sát việc ra bản án, quyết định tố tụng, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án và quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Chƣơng 3 của Luận văn cũng đã đề xuất đƣợc những kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng trong công tác kiểm sát dân sự nhằm tăng cƣờng pháp chế và bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

KẾT LUẬN CHUNG

Bằng việc kết hợp một cách hài hoà các phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một cách tƣơng đối hệ thống, toàn diện về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên các bình diện sau đây:

1. Luận văn đã phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nhƣ khái niệm, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát. Phân tích làm rõ lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt nam về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát qua các thời kỳ lịch sử và góc nhìn so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm lập pháp của một số nƣớc trên thế giới, luận văn đã đã góp phần khẳng định việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm là yêu cầu khách quan, gắn liền với chức năng và quá trình hình thành và phát triển của VKSND dù là mô hình cơ quan Công tố tổ chức trong Toà án, Viện Công tố hay VKSND.

2. Luận văn đã luận giải, làm rõ những nội dung cơ bản về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Thông qua việc phân tích luật thực định, luận văn đã làm rõ đƣợc các quy định về kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự; kiểm sát việc ra bản án, quyết định tố tụng; tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát thông qua việc kháng nghị và thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị đồng thời chỉ ra một số bất cập, hạn chế của pháp luật TTDS gây khó khăn đối với việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tập trung phân tích tình hình thực tiễn thực tiễn về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng. Thông qua việc phân tích các số liệu phản ánh kết quả về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại thời điểm thi hành BLTTDS và Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS năm 2004, có so sánh với các số liệu trƣớc khi BLTTDS ra đời và sau khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS có hiệu lực thi hành, luận văn chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện các thẩm quyền kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự, kiểm sát

việc ra bản án, quyết định tố tụng, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án và quyền yêu cầu, kiến nghị.

4. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu lý luận, hạn chế của pháp luật thực định và những khó khăn, vƣớng mắc thực tiễn thực hiện pháp luật, luận văn đã luận giải và đƣa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong TTDS, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp hiện nay.

Những kết quả mà luận văn đã đạt đƣợc thể hiện sự nỗ lực cố gắng của bản thân tác giả cũng nhƣ sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và bản thân có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự chỉ dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn và các nhà khoa học để nội dung luận văn hoàn thiện tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I/ Tác phẩm kinh điển Mác – Lê nin

1. Tác phẩm kinh điển Mác – Ăngghen tuyển tập, tập 1 năm 1955

2. V.I.LêNin – Về bộ máy của Đảng và Nhà nƣớc, NXB thông tin lý luận, năm 1985.

I/ Giáo trình

3. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,

Nxb Tƣ pháp, Hà Nội năm 2009.

II/ Sách

4. Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, NXB CTQG, Hà Nội

năm 1998.

5. Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa liên bang Nga, NXB Tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát cấp huyện qua thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận hai bà trưng, thành phố hà nội 03 (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)