CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.2. Tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ, việc dân sự
2.2.2 Về các trƣờng hợp tham gia phiên họp dân sự
Việc dân sự đƣợc hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhƣng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự , hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của mình hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động (Điều 311 BLTTDS 2004). Xuyên suốt quá trình giải quyết việc dân sự của Tòa án luôn tồn tại hoạt động kiểm sát việc dân sự của VKSND nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi các chủ thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Mặt khác, để tránh lạm quyền của thẩm phán và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị yêu cầu đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của VKSND cấp huyện trong thụ lý, lập hồ sơ, tham gia đầy đủ các phiên họp. Nhƣng cũng có quan điểm cho rằng đại diện VKSND cấp huyện không bắt buộc phải tham gia phiên họp vì việc dân sự là của các đƣơng sự nên cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Có thể thấy, “Mục đích tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự của Viện kiểm sát theo quy định của BLTTDS là hoàn toàn phù hợp với thông lệ của các nước” .
Theo quy định của BLTTDS 2004, VKSND tham gia tất cả những việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án ở thủ tục sơ thẩm (Điều 21, 207, 264, 280 và 313).
Tƣơng tự nhƣ vụ án dân sự, trong quá trình giải quyết việc dân sự Tòa án cũng phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự cho VKSND cùng cấp trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý việc dân sự quy định tại khoản 1 Điều 174 BLTTDS 2004, và chuyển hồ sơ cho VKSND cấp huyện để nghiên cứu trong thời hạn luật định trƣớc khi tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự. Về thủ tục chuyển hồ sơ việc dân sự cho VKSND cấp huyện nghiên cứu đƣợc quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT – VKNDTC – TANDTC. Theo đó, ngay sau khi có quyết định mở phiên họp công khai để giải quyết việc dân sự, Tòa án phải gửi ngay quyết định và hồ sơ giải quyết việc dân sự cho VKSND cùng cấp để nghiên cứu. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của VKSND là 7 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ. Hết thời hạn này, VKSND phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự:
Theo quy định của BLTTDS, Viện kiểm sát cấp huyện tham gia vào tất cả các phiên họp sơ thẩm, tại khoản 2 Điều 313 BLTTDS về những ngƣời tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.” sau thủ tục xem xét tài liệu, chứng cứ giải quyết việc dân sự thì Kiểm sát viên sẽ phát biểu ý kiến của VKSND về việc giải quyết việc dân sự, kiểm sát việc ra quyết định của thẩm phán (Điều 314 BLTTDS 2004).