CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1. Kiểm sát Thông báo thụ lý vụ, việc dân sự; kiểm sát thông báo trả lạ
lại đơn khởi kiện
Quá trình giải quyết vụ án dân sự là quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2004 thì cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm TAND và VKSND. Trong cuộc sống khi phát sinh tranh chấp dân sự hay phát sinh yêu cầu giải quyết việc dân sự thì các chủ thể tham gia dân sự có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc khởi kiện vụ án dân sự hay yêu cầu giải quyết việc dân sự của các chủ thể đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ bằng việc Tòa án thụ lý vụ việc dân sự để giải quyết sau khi xem các điều kiện thụ lý vụ án dân sự. Thụ lý vụ việc dân sự là hoạt động đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng, làm phát sinh các hoạt động TTDS tiếp theo. Nếu không có hoạt động thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án thì sẽ
không có các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình tố tụng. Việc thụ lý vụ việc dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện ở chỗ: Thời điểm thụ lý vụ việc dân sự là thời điểm tính các thời hạn tố tụng; bảo đảm việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Hoạt động đầu tiên của VKSND cấp huyện trong giai đoạn này là hoạt động kiểm sát việc thụ lý vụ án dân sự của TAND. Nhiệm vụ của VKSND cấp huyện trong giai đoạn này là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thụ lý vụ án dân sự của Tòa án, bảo đảm việc thụ lý đƣợc thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định VKSND có nhiệm vụ: “Kiểm sát việc thụ lý…”. Căn cứ theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKSND, Viện trƣởng Viện KSND và Kiểm sát viên tại Điều 21, 44, 45 của BLTTDS 2004 đã đƣợc sửa đổi bổ sung, có thể khẳng định VKSND cấp huyện có nhiệm vụ kiểm sát việc thụ lý.
Để VKS cấp huyện có thể thực hiện hoạt động kiểm sát thụ lý, Điều 174 BLTTDS 2004 đã đƣợc sửa đổi bổ sung quy định: “Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.” Theo quy định này, việc thụ lý vụ, việc dân sự của Tòa án phải đƣợc thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc dân sự đã đƣợc thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát nhƣng sau đó lại đƣợc chuyển cho Tòa án khác có thẩm quyền giải quyết, thì Tòa án đã thụ lý gửi ngay quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 174 khoản 1, Điều 37 khoản 1, Điều 311).
Trƣớc đây tại mục 1 phần I Thông tƣ liên tịch số 03/2005/TTLT- VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 của VKSND tối cao và TAND tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS có hƣớng dẫn chi tiết về thời hạn, cách thức chuyển thông báo thụ lý vụ án của TAND sang VKSND để đảm bảo cho hoạt động kiểm sát thụ lý của VKSND. Cụ thể nhƣ sau:
“ 1.1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Toà án thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ việc dân sự. Trong trường hợp thụ lý nhiều vụ việc dân sự, Toà án có thể thông báo trong một văn bản về các vụ việc dân sự mà Toà án đã thụ lý. Văn bản thông báo phải có đầy đủ các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTDS.
1.2. Sau khi thụ lý vụ việc dân sự, nếu xét thấy vụ việc dân sự đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thì Toà án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho Toà án có thẩm quyền theo qui định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS, đồng thời gửi ngay quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS cùng cấp biết”, nhƣng đến nay thông tƣ này đã hết hiệu lực, đƣợc thay thế bằng Thông tƣ liên tịch số 04/2012 không đề cập đến hoạt động kiểm sát thụ lý của VKSND đối với các vụ việc của Tòa án do đó nội dung của hoạt động kiểm sát thông báo thụ lý vụ việc của VKSND cấp huyện đƣợc thực hiện theo nội dung Điều 174 BLTTDS nêu trên.
Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu bị đơn có yêu cầu phản tố, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì thực hiện nhƣ thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Điều này có nghĩa là đối với yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của đƣơng sự khi đƣợc Tòa án chấp nhận thì TAND cũng có trách nhiệm thông báo đến VKSND cấp huyện nhƣ trƣờng hợp thông báo thụ lý, thời hạn và nội dung thông báo cũng thực hiện theo quy định tại Điều 174 BLTTDS.
Với sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi năm 2011) và quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì Viện kiểm sát cấp huyện đƣợc giao thêm nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của Tòa án. Điều 170 của BLTTDS (sửa đổi) quy định rõ: Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Nếu không đồng ý với trả lời đơn kiến nghị của Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc quyết định trả lời đơn kiến nghị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc kiến nghị, Chánh án Tòa án cấp trên
phải ra quyết định giải quyết. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
Nhƣ vậy, hoạt động kiểm sát việc thụ lý của VKSND cấp huyện có ý nghĩa rất quan trọng, nếu làm tốt công tác kiểm sát ngay từ khi thụ lý vụ án dân sự có nhiều tác dụng nhƣ: Góp phần đảm bảo cho quá trình thụ lý giải quyết vụ án của Tòa án đƣợc chính xác ngay từ đầu; tạo quan hệ tích cực chặt chẽ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; tạo sự chủ động và là tiền đề cho Kiểm sát viên nhanh chóng nắm bắt nội dung, vấn đề cơ bản của vụ việc dân sự; đồng thời chủ động phòng ngừa, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các sai lầm có thể xảy ra ngay từ thời điểm bắt đầu các hoạt động TTDS. Do đó, việc phát hiện kịp thời việc thụ lý vụ án sai còn tránh đƣợc tình trạng phải tiến hành các thủ tục tố tụng kéo dài, không cần thiết. Có thể thấy rằng, Bộ luật TTDS ra đời quy định về vấn đề thụ lý của Tòa án phải đƣợc chuyển cho VKSND cấp huyện để kiểm sát việc tuân theo pháp luật đƣợc đánh giá là bƣớc phát triển của pháp luật TTDS trong việc xác định chức năng của VKSND cấp huyện trong TTDS. Tuy nhiên, quy định hiện hành của BLTTDS về kiểm sát việc thụ lý chƣa thực sự bảo đảm cho VKS cấp huyện thực hiện có hiệu quả chức năng kiểm sát, bởi vì mặc dù BLTTDS quy định VKS có quyền yêu cầu, kiến nghị về vi phạm của Toà án, nhƣng lại không quy định ràng buộc trách nhiệm của Toà án đối với kiến nghị của VKS (chẳng hạn nhƣ trách nhiệm trả lời kiến nghị, thực hiện kiến nghị). Do đó quy định kiểm sát thụ lý trong chừng mực nào đó còn mang tính hình thức.