Hoạt động của Kiểm sát viên trƣớc và tại phiên tòa, phiên họp sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát cấp huyện qua thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận hai bà trưng, thành phố hà nội 03 (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.2. Tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ, việc dân sự

2.2.4. Hoạt động của Kiểm sát viên trƣớc và tại phiên tòa, phiên họp sơ

giải quyết vụ, việc dân sự

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trước và tại phiên tòa sơ thẩm

- Chuẩn bị tham gia phiên tòa: Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 195 BLTTDS (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung), thì quyết định đƣa vụ án ra xét xử phải ghi rõ “Họ, tên KSV tham gia phiên tòa, KSV dự khuyết, nếu có”. Việc ghi họ tên KSV dự khuyết trong quyết định đƣa vụ án ra xét xử và KSV dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa là quy định mới so với BLTTDS năm 2004. Vì vậy, VKS cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc phân công KSV tham gia phiên tòa, KSV dự khuyết. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS, trƣờng hợp VKS cấp huyện tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS thì Tòa án phải có trách nhiệm gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày VKS nhận hồ sơ vụ án.

Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án do Tòa án chuyển đến, KSV cấp huyện phải kịp thời nghiên cứu để chuẩn tham gia phiên tòa. Việc nghiên cứu hồ sơ tập trung vào các nội dung : Xem xét quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự từ khi thụ lý vụ án đến khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử (việc chấp hành pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng); nắm vững nội dung, các tình tiết, và chứng cứ của vụ án, việc cung cấp và thu thập chứng cứ đã đầy đủ hay chƣa; phân tích tổng hợp chứng cứ, điều khoản của BLTTDS, BLDS và các văn bản pháp luật khác đƣợc dự kiến áp dụng để giải quyết vụ án... Trên cơ sở đó, chuẩn bị đề cƣơng tham gia hỏi và phát biểu tại phiên tòa.

- Tại phiên tòa, KSV có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng của Hội đồng xét xử, của Thƣ ký Tòa án và những ngƣời tham gia tố tụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. KSV đề nghị hoãn phiên tòa khi có căn cứ do BLTTDS quy định. Nếu phát hiện có sự vi phạm về thủ tục tố tụng tại phiên tòa thì yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời.

+ Tham gia hỏi tại phiên tòa để góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Theo quy đinh tại Điều 222 BLTTDS, thì sau khi nghe xong lời trình bày của đƣơng sự, việc hỏi từng ngƣời về từng vấn đề đƣợc thực hiện theo thứ tự chủ toạ phiên toà hỏi trƣớc rồi đến Hội thẩm nhân dân, đến ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác, sau đó đến KSV. KSV là ngƣời tiến hành hỏi sau cùng.

BLTTDS (sửa đổi) quy định: khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những ngƣời tham gia tố tụng; đồng thời, với tƣ cách là ngƣời tiến hành tố tụng, đại diện cho Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên phải phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; Kiểm sát viên có thể hỏi đƣơng sự khi xét thấy cần thiết.

So với BLTTDS năm 2004, một điểm sửa đổi quan trọng trong quy định của Luật sửa đổi, bổ sung là có sự phân biệt nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm vụ án dân sự, cụ thể là:

Tại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát cấp huyện không phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án nhƣ trƣớc đây nữa mà thay vào đó, chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể, theo quy định của Điều 324 BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ sung quy định “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội

04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự quy định về Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên hợp sơ thẩm nhƣ sau:

1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:

a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;

Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà.

b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.

2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự chỉ phát biểu quan điểm về việc chấp hành pháp luật tố tụng mà không phát biểu quan điểm về đƣờng lối giải quyết vụ án? Nhiều ngƣời cho rằng điều này đƣợc lý giải bởi việc giải quyết các tranh chấp dân sự phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết và quyền tự định đoạt của các đƣơng sự, đƣơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình, việc xét xử của Tòa án dựa trên những chứng cứ do đƣơng cung cấp cũng nhƣ chứng cứ do Tòa án thu thập theo yêu cầu của đƣơng sự để đƣa ra những quyết định phù hợp với quy

định của pháp luật. Với vai trò giám sát, Viện kiểm sát cấp huyện chỉ phát biểu về những hành vi tố tụng đã thực hiện trƣớc và trong phiên tòa để xem xét, phát hiện những vi phạm (nếu có). Vấn đề nội dung chƣa đƣợc Tòa án quyết định nên chức năng giám sát của Viện kiểm sát cấp huyện cần đƣợc thực hiện sau khi có bản án, khi phát hiện đƣờng lối giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng thì Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mới phù hợp với quy định chung của pháp luật.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của KSV tại phiên họp sơ thẩm

BLTTDS phân biệt các vụ việc dân sự nói chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm hai loại: Vụ án dân sự (có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên đƣơng sự) và việc dân sự. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp về quyền, nghĩa, nhƣng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động. Thủ tục giải quyết việc dân sự thƣờng đơn giản, ít phức tạp hơn so với việc giải quyết vụ án dân sự. Thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS, VKS cấp huyện tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm; nếu vắng mặt KSV thì Tòa án phải hoãn phiên họp (khoản 2 Điều 313 BL TTDS).

- Chuẩn bị tham gia phiên họp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 313 BLTTDS, thì sau khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải có trách nhiệm gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho VKS cùng cấp để nghiên cứu trong thời bảy ngày, kể từ ngày VKS nhận hồ sơ. Vì vậy, ngay sau khi nhận hồ sơ vụ việc do Tòa án chuyển đến, KSV phải kịp thời nghiên cứu, nắm vững nội dung, các tình tiết, và chứng cứ của vụ việc để chuẩn tham gia phiên họp; trên cơ sở đó, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp.

- Tại phiên họp, KSV có trách nhiệm và quyền hạn kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng của Thẩm phán, của Thƣ ký Tòa án và những ngƣời tham gia tố tụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên họp; đề nghị hoãn phiên họp

quyết việc dân sự sau thủ tục xem xét tài liệu, chứng cứ giải quyết việc dân sự. Phát biểu của KSV về giải quyết việc dân sự phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ việc dân sự đã đƣợc xem xét, kiểm tra tại phiên họp và diễn biến phiên họp; phải phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình tiết và các chứng cứ, đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan để đề nghị hƣớng giải quyết việc dân sự ( chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức...); đồng thời phát biểu việc chấp hành pháp luật tố tụng của các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết việc dân sự.

Nhƣ vậy, nội dung phát biểu của KSV tại phiên họp khác với phát biểu tại phiên tòa. Nếu nhƣ tại ở phiên tòa ”Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đống xét xử; việc chấp hành pháp luật tố tụng của nguwoif tham gia tố tụng” thì tại phiên họp ” Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự” (diểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS). Điều này có nghĩa là, khi tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự, KSV phát biểu ý kiến không chỉ về tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết việc dân sự, việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng mà phát biểu cả về nội dung vụ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát cấp huyện qua thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận hai bà trưng, thành phố hà nội 03 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)