CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1.5. Những tồn tại, hạn chế và vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn tham
gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát Quận Hai Bà Trƣng, Thành phố Hà Nội
3.1.5.1. Về tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm tại Viện KSND Quận Hai Bà Trưng
Với kết quả đạt đƣợc trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự theo thủ tục sơ thẩm cho thấy, Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng đã tích cực chủ động trong công tác kiểm sát, nhất là kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm, kịp thời phát hiện vi phạm, sai lầm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên số lƣợng kháng nghị từng bƣớc đƣợc nâng lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm qua, mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng thực tiễn tổ chức thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng cũng còn có những tồn tại, hạn chế nhất định:
- Trong nhiều năm, do sự thiếu quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết vụ, việc dân sự dẫn đến tình trạng chắp vá, việc đầu tƣ nguồn lực con ngƣời bố trí cán bộ chƣa tƣơng xứng. Cán bộ, Kiểm sát viên đƣợc phân công làm khâu công tác này còn mỏng còn kiêm nhiệm nhiều việc, không có cán bộ chuyên sâu nên trách nhiệm không rõ ràng. Năng lực hạn chế, một phần do chƣa phát huy hết trách nhiệm với công việc đƣợc giao; chƣa chịu khó học tập nghiên cứu các văn bản pháp luật cũng nhƣ những tài liệu đƣợc rút ta từ thực tiễn nên chất lƣợng công tác còn hạn chế.
- Về kinh phí nghiệp vụ, đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc phục vụ cho công tác kiểm sát dân sự còn rất hạn hẹp, cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn đƣợc giao của Viện kiểm sát.
- Quá trình thực hiện công tác giữa hai ngành còn có sự nể nang. Nhiều trƣờng hợp khi phát hiện vi phạm Tòa án gửi chậm hoặc không gửi Bản án, quyết định chƣa có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát đã không yêu cầu Tòa án gửi ngay mà chỉ tập hợp vi phạm để 06 tháng hoặc 01 năm mới ban hành kiến nghị, nhƣ vậy là chƣa kịp thời và còn làm mất đi quyền kháng nghị phúc thẩm. Trên thực tế, số lƣợng bản án, quyết định Tòa án gửi cho VKS chậm so với thời hạn quy
- Việc xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ nhƣ quy chế, quy trình nghiệp vụ đã đƣợc ban hành nhƣng còn chậm trễ, chƣa đầy đủ, chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Việc thông báo rút kinh nghiệm qua giải quyết án, trả lời thỉnh thị, phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên, cấp dƣới và việc kiểm tra nghiệp cụ chƣa đều đặn và kết quả rất hạn chế.
- Hiện tƣợng Viện KSND án sơ thẩm bị hủy do có lỗi của Viện kiểm sát trong việc không phát hiện kịp thời sai lầm, vi phạm của Toà án vẫn còn tồn tại:
Có thể minh hoạ cho thực trạng trên qua vụ việc điển hình về việc dân sự “tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” giữa ngƣời yêu cầu là chị Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1960 và anh Đoàn Văn An, sinh năm 1958, cùng có HKTT và trú tại số 27 Hàn Thuyên, Phƣờng Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội ; Ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Văn phòng Công chứng A1, có địa chỉ tại số 111A Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và Chi nhánh Minh Phụng – Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, có địa chỉ tại 258 Minh Phụng, Phƣờng 2, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo nội dung vụ kiện thì anh Đoàn Văn An và chị Nguyện Thị Hạnh kết hôn trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn năm 1984. trong thời gian chung sống, anh An giữ 4.650.100 cổ phần của ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu ghi tên anh.
Ngày 22/10/2010 Doanh nghiệp tƣ nhân Liên Hà do bà Đoàn Minh Hà là chủ doanh nghiệp có Ký Hợp đồng tín dụng số 148/10/10 để vay số tiền 42 tỷ đồng của chi nhánh Minh Phụng Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, mục đích vay vốn để thanh toán tiền mua nhà đất.
Ngày 27/10/2010 anh An ký hợp đồng cầm cố số 01/10/10 cổ phần với chi nhánh Minh Phụng Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam với nội dung là anh An cầm cố toàn bộ số cổ phiếu trên đảm bảo cho khoản vay của Doanh nghiệp tƣ nhân Liên Hà tại chi nhánh Minh Phụng Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam theo Hợp đồng tín dụng số 148/10/2010. Do quan hệ hôn nhân giữa anh An với chị Hạnh đang tồn tại nên theo yêu cầu của anh An, chị Hạnh đồng ý đến Văn phòng công chứng làm giấy cam đoan số cổ phần trên là tài sản riêng của anh An.
Ngày 28/10/2010 chị Hạnh tự mình đến Văn phòng công chứng A1 số 111A Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, trƣớc mặt công chứng viên chị đã ký giấy cam đoan số 4.650.100 cổ phần của Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu trên là tài sản riêng của anh An nên anh có quyền định đoạt số cổ phiếu đó.
Trên cơ sở cam kết ngày 28/10/2010 của chị Hạnh, ngày hôm sau 29/10/2010 Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam - chi nhánh Minh Phụng có lệnh giải ngân 42 tỷ đồng cho Doanh nghiệp tƣ nhân Liên Hà vay.
Ngày 28/4/2011 anh An, chị Hạnh đã ly hôn theo quyết định thuận tình ly hôn số 134/2011/QĐST-HNGĐ của Tòa án Quận Hai Bà Trƣng. Trong đó quyết định có ghi về tài sản với nội dung: Hai bên tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ngày 02/08/2012 anh Anh, chị Hạnh làm đơn yêu cầu Tòa án Quận hai Bà Trƣng tuyên bố Giấy cam kết ngày 28/10/2010 là vô hiệu với lý do:
+ Chị Hạnh bị anh An đe dọa ép buộc phải ký. Nội dung giấy cam đoan không phải là ý chí của chị Hạnh.
+ Mục đích công chứng là để anh An thực hiện quyền cổ đông của mình tại Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu.
Ngày 05/01/2013 Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng đã mở phiên họp giải quyết việc dân sự “tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”. tại Quyết định giải quyết việc dân sự số 01/2013 QĐ-GQVDS ngày 05/01/2013 Quyết định:
1- Chấp nhận đơn của Anh Đoàn Văn An và chị Nguyễn Thị Hạnh về việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2 – Tuyên bố văn bản công chứng số: 358.2010/GCĐ do chị Nguyễn Thị Hạnh lập tại trụ sở văn phòng công chứng A1 số 11A Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày 28/10/2010 là vô hiệu.
Ngày 11/5/2013 Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam có đơn khiếu nại đề nghị Viện KSND Thành phố Hà Nội xem xét lại Quyết định giải quyết việc dân sự nêu trên theo trình tự giám đốc thẩm.
Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại và xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Viện KSND Thành phố Hà Nội nhận thấy:
- Trong trƣờng hợp này Ngƣời liên quan phải là Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, nhƣng Tòa án Hai Bà Trƣng xác định ngƣời có QLNVLQ là Chi nhánh Minh Phụng - Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam là không đúng vì Chi nhánh không có tƣ cách pháp nhân, vi phạm Điều 73 BLTTDS. Mặt khác Quyết định nêu trên cũng không ghi họ tên ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng và Văn phòng công chứng là thiếu sót.
- Quyết định sơ thẩm đã đƣa Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam là ngƣời liên quan nhƣng không xem xét đến yêu cầu của họ, do đó đã không dành quyền kháng cáo cho Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đƣợc quy định tại Điều 136 BLTTDS.
- Cổ phiếu là loại tài sản đặc biệt, nhƣng Phòng Công chứng A1 cũng nhƣ Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng không xác minh tại Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu để làm rõ có hạn chế nào đối với số cổ phần này không, đã tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là chƣa có cơ sở vững chắc. Nhƣ vậy, Tòa án thu thập chứng cứ chƣa đầy đủ.
- Trên cơ sở Giấy cam đoan ngày 28/10/2010 của chị Hạnh và Hợp đồng cầm cố số 01/10/2010CP ngày 27/10/2010 anh An ký với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – Chi nhánh Minh Phụng để bảo lãnh cho Doanh nghiệp tƣ nhân Liên Hà vay nên ngày 29/10/2010 Ngân hàng mới có lệnh giải ngân 42 tỷ đồng cho Doanh nghiệp tƣ nhân Liên Hà vay. Nhƣng Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng lại cho rằng Hợp đồng cầm cố số 01/10/2010CP ngày 27/10/2010 Chi nhánh Minh Phụng ký với anh An ngày 27/10/2010 không liên quan gì đến bản cam đoan của chị Hạnh ký ngày 28/10/2010 vì văn bản này ký sau. Nhƣ vậy, Toà án đã đánh giá không đầy đủ, toàn diện tài liệu chứng cứ trong vụ án. Việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu ảnh hƣởng đến việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của anh An, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến việc thu hồi vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm cũng không xem xét đến yêu cầu của Ngân hàng là không giải quyết triệt để vụ kiện.
Do có các vi phạm nghiêm trọng nêu trên, Viện KSND Thành phố Hà Nội đã kháng nghị Quyết định giải quyết việc dân sự số số 01/2013 QĐ-GQVDS ngày 05/01/2013 của Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng theo trình tự Giám
đốc thẩm. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xử chấp nhận kháng nghị của Viện KSND Thành phố Hà Nội và hủy quyết định nêu trên, giao về Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng để giải quyết lại theo thủ tục chung.
3.1.5.2. Bất cập trong việc bỏ quy định về quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện kiểm sát
Một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau khi xây dựng BLTTDS đó là quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện kiểm sát đối với một số trƣờng hợp liên quan đến lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất tâm thần nhƣ từng đƣợc quy định trƣớc đây tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. BLTTDS năm 2004 giao cho cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ lợi ích chung thuộc lĩnh vực họ phụ trách; các tổ chức chính trị - xã hội khởi kiện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Trên thực tế sau gần mƣời năm thi hành BLTTDS, có rất ít trƣờng hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Do vậy, quyền của Viện kiểm sát trong việc khởi tố yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi công, quyền lợi của ngƣời yếu thế nên đƣợc pháp luật ghi nhận.
Pháp luật ghi nhận thẩm quyền khởi tố yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát không chỉ phản ánh tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội mà sâu xa hơn là sự công bằng giữa các giá trị xã hội cần đƣợc bảo vệ. Cùng với việc khởi tố vụ án dân sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa, thẩm tra, xác minh cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Chính quá trình kiểm sát toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án giúp cho Viện kiểm sát có đủ điều kiện xác định sự thật khách quan trong vụ án, căn cứ pháp luật cần đƣợc áp dụng, đƣờng lối giải quyết tranh chấp. Từ đó, khi tham gia theo dõi diễn biến tại phiên tòa, việc đối thoại trực diện giữa các đƣơng sự, thái độ tâm lý của họ là bằng chứng có ý nghĩa làm rõ tình tiết trong hồ sơ vụ án, tạo khả năng để Viện kiểm sát đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và đƣa ra quan điểm giải quyết đúng đắn hơn, thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hiệu quả hơn khi cho rằng phán quyết trong
trên phƣơng diện bản chất Nhà nƣớc hay trên phƣơng diện giá trị đạo lý phản ánh trong pháp luật thì việc bảo vệ lợi ích chung của Nhà nƣớc, cộng đồng, cá nhân có nhƣợc điểm về thể chất, tinh thần đều có sự can thiệp của Nhà nƣớc.
Vấn đề hiệu quả trong việc bảo vệ lợi ích trong tố tụng dân sự không chỉ từ ý thức của các cơ quan tiến hành tố tụng hay cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội mà phải trên cơ sở quy định của pháp luật với thẩm quyền tố tụng cần thiết đủ để bảo đảm các phán quyết của Tòa án đúng pháp luật. Sẽ là phiến diện, thiếu khách quan nếu cho rằng lợi ích của các chủ thể Nhà nƣớc, cộng đồng, cá nhân có nhƣợc điểm về thể chất và tâm thần đều đã có ngƣời đại diện là cơ quan tổ chức, cá nhân thay mặt bảo vệ quyền lợi cho họ khi khởi kiện vụ án dân sự và tham gia tố tụng mà không cần thiết phải có một cơ quan độc lập nhƣ Viện kiểm sát thực hiện. Đối với các cơ quan Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý tài sản, nguồn lợi của Nhà nƣớc khi xảy ra tranh chấp gây thiệt hại thì chính cơ quan quản lý có phần trách nhiệm trong việc thực hiện thẩm quyền quản lý. Việc các cơ quan này khởi kiện và có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện cũng sẽ là căn cứ làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của họ. Khả năng họ sẽ lựa chọn phƣơng thức giải quyết kín đáo hơn đó là thƣơng lƣợng giữa các bên và hạn chế việc khởi kiện ra trƣớc Tòa án, lẽ tất nhiên tính nghiêm minh trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc không đƣợc bảo đảm. Ngoài ra, không thể phủ nhận là việc tham gia tố tụng của các cơ quan Nhà nƣớc, cá nhân, tổ chức nhằm phát hiện vi phạm, sai lầm trong phán quyết của Tòa án sẽ bị hạn chế hơn do tính chuyên sâu, chuyên ngành của từng lĩnh vực. Trong khi đó, đối với Viện kiểm sát thì đây là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nên có đủ điều kiện cần thiết để phát hiện vi phạm và thực hiện quyền tố tụng để bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời yếu thế.
3.1.5.3. Bất cập trong thực hiện quy định về kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự
Hiện nay, theo điểm d khoản 1 Điều 168 BLTTDS sửa đổi quy định Tòa án trả lại đơn khởi kiện tronG trƣờng hợp “chưa có đủ điều kiện khởi kiện”; đồng thời, điểm c khoản 2 Điều 168 Bộ luật này cũng quy định: sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đƣơng sự có quyền nộp đơn khởi kiện trong trƣờng hợp “đã có đủ điều kiện khởi kiện”. Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-
HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ hƣớng dẫn “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó”.Nhƣ vậy, BLTTDS sửa đổi và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đều không có quy định cụ thể về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 168 BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ sung quy định rõ “Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng