CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1.3. Về việc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự
3.1.3.1. Về kết quả đạt được trong việc tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự của VKSND Quận Hai Bà Trưng :
Thực hiện BLTTDS năm 2004, thẩm quyền tham gia phiên tòa của VKS cấp huyện có nhiều thay đổi căn bản. Từ ngày 01/01/2005, VKS cấp huyện không tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm nhƣ trƣớc đây mà chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm trong một số trƣờng hợp hạn chế. Chính điều này đã làm cho tỷ lệ tham gia phiên tòa của VKS cấp huyện quá thấp so với số vụ án Tòa án đƣa ra xét xử.
Theo báo cáo tổng kết công tác trong 03 năm (từ năm 2008 đến năm 2010) của Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng, thì số liệu về vụ việc dân sự VKS tham gia phiên tòa, phiên họp thể hiện nhƣ sau:
Năm 2008 2009 2010
Số vụ, việc Tòa án đƣa ra xét xử, mở phiên họp 95 98 105 Số vụ, việc KSV tham gia phiên tòa, phiên họp 26 32 38
Bảng 3.2.
Do chỉ tham gia rất ít các phiên tòa xét xử sơ thẩm nên VKS chủ yếu thực hiện kiểm sát các bản án, quyết định có tính chất giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, trên cơ sở đó phát hiện vi phạm và thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị. Tuy nhiên, việc kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án lại gặp nhiều khó khăn, bởi vì rất khó để VKS có thể phát hiện vi phạm của Tòa án nếu không trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ và tham gia phiên tòa. Đây là một trong những nguyên nhân của thực trạng việc giải quyết các vụ việc dân sự còn nhiều sai sót, vi phạm, nhƣng số vụ VKS phát hiện vi phạm để kháng nghị thì còn ít.
Khắc phục hạn chế, bất cập của BLTTDS về tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự của VKS, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS theo hƣớng quy định mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm trong trƣờng hợp: Vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ ; vụ án có đối tƣợng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng ; vụ án có đối tƣợng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở ; vụ án có một bên là đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất, tâm thần.
Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử các vụ án dân sự thì Tòa án thƣờng chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát để VKS cử KSV tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng đã nhận thấy trong các vụ án Tòa án đƣa ra xét xử có những vụ án không thuộc trƣờng hợp Viện KSND tham gia phiên Tòa theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 và đƣợc thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây:
Năm 2011 2012 2013 2014
Số vụ, việc Tòa án đƣa ra xét xử, mở phiên họp 103 113 125 140 Số vụ, việc KSV tham gia phiên tòa, phiên họp 98 105 120 138
Số vụ, việc không thuộc KSV tham gia phiên tòa,
phiên họp 5 8 5 2
Bảng 3.3.
Có thể nói, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa, phiên họp. Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng vừa chú ý thực hiện đúng việc phân công Kiểm sát viên tham gia, vừa yêu cầu Tòa án thực hiện đúng quy định về thông báo thụ lý, thông báo thu thập chứng cứ, chuyển hồ sơ đúng thời hạn để VKS thực hiện việc lập hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên tòa, phiên họp.
Công tác lập hồ sơ kiểm sát, nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị tham gia phiên tòa, phiên họp, Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng đã phân công KSV tập trung nghiên cứu kỹ về thủ tục tố tụng, về chứng cứ, qua đó đã phát hiện nhiều trƣờng hợp Tòa án thu thập chứng cứ chƣa đầy đủ, cần phải bổ sung trƣớc khi đƣa vụ việc ra giải quyết tại phiên toà, phiên họp.
3.1.3.2. Về một số vụ việc điển hình trong việc tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự của VKSND Quận Hai Bà Trưng :
- Qua công tác kiểm sát Viện KSND Quận Hai Bà Trưng có văn bản trả lời về việc không tham gia phiên toà sơ thẩm:
Ngày 10/04/2013, Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng nhận đƣợc Quyết định đƣa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án lao động thụ lý số 01/2013/TLST-LĐ ngày 09 tháng 01 năm 2013 về việc Tranh chấp Hợp đồng lao động giữa Nguyên đơnlà Trần Hải Vũ, địa chỉ, 150 B Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trƣng, Hà Nội và bị đơn là Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, địa chỉ số 193 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng nhận thấy quá trình giải quyết vụ án Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng không sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 85 và các điều 86, 87, 88, 89, 90, 92, 93 và 94 BLTTDS. Các chứng cứ có trong hồ sơ đều do các đƣơng sự cung cấp. Do vậy, Căn cứ vào K2 Điều 21 Bộ luật TTDS và Điều 7 Chƣơng II Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/08/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao , Toà án nhân dân tối cao .
Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng đó trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng cùng với Công văn trả lời về việc không tham gia phiên tòa vì không thuộc Khoản 2 Điều 21 Bộ luật TTDS.
- Qua công tác VKS Quận Hai Bà Trưng phát hiện nhiều trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, cần phải bổ sung trước khi đưa vụ việc ra giải quyết tại phiên toà, phiên họp :
Có thể minh họa cho kết quả công tác kiểm sát này qua một số vụ việc sau đây :
+ Vụ việc thứ nhất :
Ngày 03/03/2013, Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng đã chuyển hồ sơ vụ án KDTM và Quyết định đƣa vụ án ra xét xử số 19A/2013/QĐST-KDTM giữa nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Địa chỉ P502, 46/230 Lạc Trung, Hai Bà Trƣng, Hà Nội và bị đơn: Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô, Trụ sở 93 Lò Đúc, Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
Ngày 12/12/2011 bà Nguyễn Thị Bích Liên và đại diện Công ty Kinh Đô – Ông Trịnh Quốc Thiều) có ký kết Hợp đồng vay vốn số 1118/HĐGV-KĐ. Theo nhƣ thỏa thuận trong Hợp đồng bà bà Nguyễn Thị Bích Liên đồng ý cho Công ty Kinh Đô vay số tiền là 1.990.008.000 đồng để phục vụ đầu tƣ dự án Trung tâm thƣơng mại, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp Capital Garden tại ngõ 102 Phố Trƣờng Chinh, Đống Đa, Hà Nội. Số tiền cho vay đƣợc chia thành 3 đợt giải ngân. Cụ thể:
Đợt 1: Ngày 12/12/2011 Số tiền cho vay là: 1.194.004.800 đồng Đợt 2: Ngày 12/04/2012 Số tiền cho vay là: 398.001.600 đồng Đợt 3: Ngày 12/08/2012 Số tiền cho vay là: 398.001.600 đồng
Theo nội dung Hợp đồng, thời hạn vay vốn là 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng. Lãi suất cho vay là 14%/năm đƣợc áp dụng trong suất thời hạn vay. Công ty Kinh Đô sẽ hoàn trả khoản vay vào ngày kết thúc thời hạn vay hoặc một ngày khác sớm hơn. Trƣờng hợp Công ty Kinh Đô triển khai và xây dựng đƣợc dự án Trung tâm thƣơng mại – Văn phòng – Căn hộ Capital Garden bà Liên sẽ ký hợp đồng mua căn hộ thuộc dự án này. Cùng ngày 12/12/2011 bà Liên ký vào
Bản đăng ký mua căn hộ thuộc dự án Capital Garden và đơn xin đăng ký mua căn hộ
Sau khi ký vào Hợp đồng nói trên bà Nguyễn Thị Bích Liên đã giải ngân và cho cho Công ty Kinh Đô vay đợt 1 với số tiền là 1.194.004.800 đồng.
Do nhận thấy Công ty Kinh Đô không có khả năng thực hiện dự án nói trên nên bà không tiếp tục cho Công ty vay thêm nữa và nhiều lần đề nghị Công ty Kinh Đô hoàn trả khoản tiền vay cùng với khoản tiền lãi theo lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận. Tổng số tiền mà bà Nguyễn Thị Bích Liên yêu cầu Công ty Kinh Đô phải trả là: 1.402.955.640 đồng.
Về phía Công ty Kinh Đô có yêu cầu phản tố: Yêu cầu bà Nguyễn Thị Bích Liên thực hiện nghĩa vụ bị phạt cọc vì đã đơn phƣơng hủy bỏ thỏa thuận giao kết hợp đồng mua Căn hộ dự án với Công ty kinh Đô; Số tiền đặt cọc là 1.194.004.800 đồng. Do vậy, Công ty Kinh Đô đƣợc khấu trừ tiền phạt cọc này vào số tiền của bà Liên đã cho Công ty kinh Đô vay theo theo Hợp đồng góp vốn.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng nhận thấy:
Theo quy định tại Điều 29 BLTTDS và Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau đều có mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, trong hồ sơ thể hiện không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Kinh Đô và không có giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp cho bà Nguyễn Thị Bích Liên.
Mặt khác, Công ty Kinh Đô đƣa ra yêu cầu phản tố đối với bà Nguyễn Thị Bích Liên và buộc bà Liên thực hiện nghĩa vụ bị phạt cọc vì đã vi phạm thỏa thuận giao kết hợp đồng vay vốn và hợp đồng mua bán Căn hộ dự án Công ty Kinh Đô. Tuy nhiên, trong hồ sơ thể hiện các tài liệu, chứng cứ còn thiếu nhƣ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X 112749/QSDĐ ngày 01/06/2004; Giấy phép xây dựng số 3339/SXD-QLCP ngày 13/05/2010, Công văn số 9822/UBND, TNMT ngày 12/10/2009 của UBND Thành phố Hà Nội. Biên bản nghiệm thu
phần móng công trình…với những tài liệu chứng cứ còn thiếu nhƣ trên, Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng đã yêu cầu Thẩm phán bổ sung, thu thập trƣớc khi mở phiên tòa. Các yêu cầu của KSV đều đƣợc Tòa án chấp nhận thực hiện.
+ Vụ việc thứ hai :
Ngày 31/7/2013, Tòa án ND Quận Hai Bà Trƣng thụ lý vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng vô hiệu giữa: Nguyên đơn: Bà Lê Kim Yến, Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Hồng và Ông Nguyễn Đình Tuấn – Cùng trú tại: Số 1 Phố Đỗ Hành, Nguyễn Du, Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
- Ngày 15/12/2013 Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng có Quyết định đƣa vụ án ra xét xử và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để nghiên cứu và tham gia phiên tòa. Sau khi nghiên cứu hồ sơ Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng nhận thấy:
Tháng 5/2011 ông Nguyễn Đình Tuấn và bà Nguyễn Thị Hồng vay bà Yến tiền để xây mới tòa nhà 8 tầng và 01 tầng hầm tại Số 1 Phố Đỗ Hành, Nguyễn Du, Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Tổng số tiền mà bà Hồng và ông Tuấn đã nhận của bà Yến là: 1.910.000.000đồng và 17.000USD (đều có Giấy biên nhận tiền).
Để đảm bảo số tiền cho vay, bà Hồng, Ông Tuấn đã thỏa thuận với bà Yến ký một bản hợp đồng thuê nhà giữa hai bên với thời hạn là 05 năm, giá thuê nhà là 1.000đô la Mỹ/1 tháng/1 tầng bà Yến thanh toán tiền thuê nhà trƣớc là 02 năm bắt đầu từ ngày ký hợp đồng để cho bà Hồng có kinh phí xây nhà.
Sau khi ký hợp đồng bà Yến đã không thanh toán tiền thuê nhà trả trƣớc nhƣ thỏa thuận mà thanh toán nhiều đợt. Bà Hồng đã yêu cầu bà Yến trả hết tiền thuê nhà trƣớc nhƣng bà Yến không thực hiện.
Tháng 01/2012 công trình đã hoàn thiện nhƣng bà Yến không đến nhận bàn giao nhà cũng không thanh toán tiền thuê nhà nhƣ thỏa thuận.
Tháng 04/2012 bà Hồng có văn bản yêu cầu bà Yến thực hiện hợp đồng nhƣng bà Yến không thực hiện.
Do các bên không thống nhất đƣợc với nhau nên bà Yến đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng với yêu cầu hủy hợp đồng thuê nhà
Trong hồ sơ thể hiện bị đơn Bà Nguyễn Thị Hồng xác nhận đã vay của bà Lê Kim Yến số tiền 1.910.000.000đồng và 17.000USD. Tuy nhiên, đối với ông Nguyễn Đình Tuấn đã đƣợc Tòa án tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng nhƣng ông Tuấn không đến Tòa án để làm việc đồng thời trong hồ sơ vụ án không có bản tự khai cũng nhƣ không lấy đƣợc lời khai của ông Tuấn vì ông Tuấn luôn vắng mặt do phải đi chữa bệnh cai rƣợu.
Tại biên bản làm việc ngày 31/05/2013 giữa Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trƣng với ông Vũ Ngọc Úy – Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: Bệnh nhân ông Nguyễn Đình Tuấn đƣợc chẩn đoán là loạn thần do rƣợu. “Từ năm 2000 ngƣời bệnh có biểu hiện rối loạn tâm thần. Tháng 02/2013 ngƣời bệnh tái cơn, đêm không ngủ nói nhiều, tự cho mình có thể làm chủ tịch nƣớc, làm ca sỹ, làm đƣợc nhiều tiền, ngƣời bệnh cho rằng có ngƣời theo dõi hại mình, có lúc kích động đập phá đồ đạc, đánh ngƣời xung quanh…” (Bản trích sao bệnh án số 94/KHTH của Bệnh viện tâm thần Hà Nội). (BL ??? ).
Với những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhƣ trên Viện kiểm sát nhân dân Quận Hai Bà Trƣng nhận thấy Thẩm phán đã chƣa làm rõ về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Đình Tuấn hiện nay nhƣ thế nào, Ông Tuấn có thuộc trƣờng hợp mất năng lực hành vi dân sự, hay thuộc trƣờng hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không. Chứng cứ có trong hồ sơ chƣa đủ để Tòa án đƣa vụ án ra xét xử. Do vậy, tại phiên tòa KSV đã hỏi và lãm rõ những tình tiết có trong hồ sơ vụ án.
Ngày 15/12/2013, HĐXX đã tạm hoãn phiên tòa để tiến hành thu thập chứng cứ về việc Ông Nguyễn Đình Tuấn là bị đơn trong vụ án đang điều trị về bệnh tâm thần. Ngày 30/12/2013 HĐXX ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 73/2013/QĐST-DS.
Qua 02 năm thực hiện Điều 21 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 việc tham gia tố tụng dân sự của Viện KSND Quận Hai Bà Trƣng bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả tích cực; tỷ lệ bị cấp phúc thẩm hủy, sửa có chiều hƣớng giảm. Đối với các vụ, việc có VKS tham gia phiên tòa, phiên họp, việc giải quyết án của Tòa án tiến hành nhanh chóng hơn, hạn chế đƣợc tình trạng để án quá hạn luật
định, giảm thiểu sai sót trong quá trình giải quyết án, hạn chế đƣợc đơn khiếu nại của đƣơng sự.