Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát cấp huyện qua thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận hai bà trưng, thành phố hà nội 03 (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

1.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2002) và hai đạo LTCVKSND (1989, 1992) ra đời tiếp tục kế thừa và quy định mới cho chức năng của VKSND đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội đặc biệt là quá trình cải cách tƣ pháp trong giai đoạn toàn Đảng toàn dân bƣớc vào xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Đây là thời kỳ đổi mới, trên cơ sở Hiến pháp và LTCVKSND, là sự ra đời của Pháp lệnh TTGQCVADS (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động (1996)… Theo quy định của các văn bản pháp luật này, sự tham gia tố tụng của Viện KSND trong TTDS đƣợc mở rộng. Cụ thể quy định tại Điều 17 LTCVKSND năm 1992.

“Khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự và những việc khác do pháp luật quy định, Viện KSND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án, yêu cầu TAND hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sang tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án;

2. Khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật, tham gia phiên tòa xét xử những vụ án mà Viện KSND đã khởi tố hoặc kháng nghị đối với những vụ án khác, Viện KSND có thể tham gia bất cứ giai đoạn nào nếu cảm thấy cần thiết;

3. Yêu cầu Toà án cùng cấp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;

4. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”.

Nhƣ vậy, theo quy định của TLCVKSND năm 1992 đã xác định rõ hơn các hình thức tham gia TTDS của Viện KSND, đó là: khởi tố vụ kiện dân sự vì lợi ích chung; tham gia tố tụng đối với các vụ án dân sự; kháng nghị những bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Sau đó, Điều 1 LTCVKSND năm 2002 ngày 02/04/2002 quy định: “Viện KSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này nhằm tăng cƣờng và tập trung chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp của Viện KSND, trong đó có hoạt động xét xử các vụ án dân sự, kinh tế và lao động.

Khác với quy định trong LTCVKSND năm 1992, khoản 3 Điều 21 LTCVKSND năm 2002 xác định Viện KSND có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết đối với tất cả các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở tất cả các giai đoạn tố tụng, tham gia tất cả các phiên tòa xét xử các vụ án này ở Toà án các cấp và phát biểu quan điểm của Viện KSND về việc giải quyết vụ án. Quy định nhƣ vậy nhằm tăng cƣờng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và thể chế hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về cải cách tƣ pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát cấp huyện qua thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận hai bà trưng, thành phố hà nội 03 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)