Tranh chấp liên quan quyền khai thác và sử dụng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 26)

Các tranh chấp liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển mà điển hình là các tranh chấp liên quan đến việc đánh bắt hải sản trong khu vực chồng lấn hoặc đánh bắt hải sản trong khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, tranh chấp trong việc tiến hành khoa học biển, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm… ở vùng biển, thềm lục địa của quốc gia ven biển… Trong đó đặc biệt phải kể đến hai loại tranh chấp như sau:

1.2.3.1. Các tranh chấp về khai thác dầu khí và năng lƣợng

Từ các tranh chấp về lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán dẫn đến các tranh chấp về việc sử dụng biển. Biển Đông vốn là một vùng biển giàu năng lượng mà đặc biệt là dầu khí nên tình trạng tranh chấp ngày càng gay gắt. Nhu cầu đối với năng lượng của thế giới ngày càng tăng và với quốc gia tiêu thụ lớn như Trung Quốc thì đang cần phải tìm kiếm các nguồn cung mới để thỏa mãn nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình. Lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc lên tới 54% lượng tiêu thụ năm 2010. Trung Quốc luôn nỗ lực trong việc đa dạng các nguồn cung cấp để không hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Đông. Vì vậy, Trung Quốc đang tìm mọi cách để khai thác tài nguyên trong khu vực.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn trong khu vực với công ty Petro Vietnam sản xuất được 24,4 triệu tấn trong năm 2010. Việt Nam cũng đã ký hợp đồng với nhiều công ty nước ngoài nhằm khai thác các mỏ mới. Việc này đã dẫn đến các vụ đụng độ với Trung Quốc do nước này luôn phản đối các nỗ lực của Việt Nam trong việc ký hợp đồng khai thác với các công ty nước ngoài trong việc khai thác. Trung Quốc đã phản đối các hoạt động khai thác của một loạt các công ty khai thác của nước ngoài như Petro Vietnam, Petronas Carigali của Malaysia, Petroleum của Singapor và CTCP American

Technology khi phát hiện ra một mỏ xa bờ nằm ở phía Tây đảo Hải Nam vào 10/2004 [42]. Trung Quốc cảnh cáo các công ty dầu khí nước ngoài tránh xa khu vực mà họ gọi là “các vùng nước của Trung Quốc”. Ngày 26/5/ 2011, hai con tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi con tàu này đang kéo một sợi cáp dài 7 km dưới mặt nước để tìm kiếm trữ lượng dầu khí. Sự kiện này diễn ra cách Nha Trang 120 km và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Philippines cũng đang nỗ lực trong việc tự cung cấp trong sản xuất dầu chiếm khoảng 60% cho năm 2011. Nước này đã ký 15 hợp đồng khai thác cho việc thăm dò xa bờ ở khu vực Palawan – nơi mà Trung Quốc đã yêu sách. Các nỗ lực khai thác của Philippines ở gần bãi Cỏ rong đã khiêu khích sự phản đối của Trung Quốc. Năm 2011, Philippines đã thông báo 7 vụ có liên quan đến sự quẫy nhiễu của tàu Trung Quốc. Philippines đã có thư phản đối chính thức lên LHQ và tìm kiếm sự ủng hộ của các nước ASEAN nhằm hình thành một lập trường chung. Nhưng cũng gần như ngay lập tức Trung Quốc đã cáo buộc Philippines có hành động “xâm lấn” vào vùng biển của họ.

1.2.3.2. Các tranh chấp về nghề cá

Việc tranh giành các tài nguyên đánh cá và tài nguyên đại dương của Biển Đông là một yếu tố nữa làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Nay tình hình trở nên căng thẳng do Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá thường niên ở Biển Đông mà Trung Quốc coi là khu vực đánh bắt riêng của ngư dân nước mình và ngăn cấm các nước khác. Phạm vi của lệnh cấm khá mập mờ, nó bao trùm một khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa không kéo dài về phía Nam của Trường Sa. Lệnh cấm này rất vô lý vì phạm vi mà lệnh cấm đưa ra thuộc vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số nước trong khu vực. Vì vậy mà các nước này đã phản đối lệnh cấm này một cách gay gắt do nó tác động tiêu cực đến an sinh của ngư dân của quốc gia họ. Để thực hiện lệnh

cấm này, Trung Quốc đã cử “tàu tuần tra đánh cá” – tàu hải quân cải tiến. Trong khoảng từ năm 2008 – 2009, Trung Quốc đã bắt giữ 135 và trục xuất 147 tàu thuyền nước ngoài. Trong đó, Việt Nam có tới 63 tàu đánh cá và 725 ngư dân của họ đã bị giam giữ bởi Trung Quốc từ năm 2005 đến tháng 10/2010. Ngư dân Philippines từ Tây Bắc đảo Luzon cũng phàn nàn rằng họ không còn có thể đánh bắt ở bãi cạn Scarborough, ngư trường truyền thống chỉ nằm cách đất liền Philippines 124 hải lý [2].

Ngoài ra, Indonexia cũng tuyên bố rằng, trong năm 2009 có khoảng 180 tàu thuyền bị bắt do đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển của mình, một vài trong số đó đến từ Malaysia.

Ngoài ra còn có các tranh chấp khác từ việc thực hiện các quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, bảo vệ môi trường biển…

1.2.4. Tranh chấp phát sinh từ yêu sách phi lý, vô căn cứ đƣờng lƣỡi bò của Trung Quốc

Tháng 01/1948, Bộ Nội Vụ Đài Loan công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải). Đến tháng 02/1948 bản đồ này được xuất bản chính thức. Và trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà nhiều học giả Trung Quốc gọi là “đường hình chữ U” hay “đường chín đoạn”, hay “đường lưỡi bò”. Bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông. Đường này được thể hiện trên bản đồ lúc đó là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn [28].

Một số học giả Trung Quốc còn muốn đẩy xa hơn thời điểm xuất hiện đầu tiên của “đường lưỡi bò”. Họ cho rằng bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” đầu tiên đã từng xuất hiện trong một bản đồ của một cá nhân có tên là Hu JinJi (Hồ Tấn Tiếp) vào năm 1914. Và sau đó bản đồ này lại xuất hiện trong một bản đồ cũng của một cá nhân khác là Bai Meichu (Bạch Mi Sơ) vào năm 1936. Tuy nhiên các sử liệu về đường lưỡi bò này còn nhiều điều không rõ

ràng, và các học giả này cũng thừa nhận “không biết là liệu Bạch có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông ta vẽ (bản đồ này) hay không?”.

Năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch thất bại phải chạy ra đảo Đài Loan, và cũng từ đó, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.

Trong bản đồ đó đường chữ “U” hay “đường lưỡi bò” này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).

“Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ (hai đoạn đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ), rồi chạy xuống phía nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) tại vĩ tuyến 40 Bắc và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philipines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác.

Tuy nhiên, sau đó một thời gian, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Chính phủ Trung Quốc không đưa ra giải thích vì sao lại bỏ đi hai đoạn đó, thời điểm bỏ đi hai đoạn này cũng không nhất quán trong các tài liệu của các học giả Trung Quốc. Điều đặc biệt là trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả chính quyền Đài Loan lẫn Chính phủ Trung Quốc đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò”.

Trong các Tuyên bố và các văn bản luật quan trọng của Chính phủ Trung Quốc như Tuyên bố về lãnh hải tháng 8/1958, Tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992, Tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải năm 1996, Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 đều không thấy nhắc tới yêu sách “đường lưỡi bò” này cũng như không có bản đồ nào có hình “đường lưỡi bò” được đính kèm.

Năm 2009 là năm mà theo quy định của UNCLOS 1982, các quốc gia ven biển phải đệ trình các báo cáo về thềm lục địa mở rộng của mình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ (viết tắt là CLCS). Ngày 06/05/2009, Việt Nam

và Malaysia có trình lên CLCS một Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của hai nước, cùng khi đó, Việt Nam cũng gửi một Báo cáo riêng của mình lên CLCS.

Ngày 07/05/2009, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi Công hàm phản đối đối với Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia cũng như Báo cáo về thềm lục địa mở rộng của riêng Việt Nam, trong Công hàm phản đối này có kèm theo một bản đồ có hình “đường lưỡi bò”.

Tuy nhiên, cũng như trước đó, Chính phủ Trung Quốc vẫn từ chối giải thích chính thức về tính chất pháp lý đối với yêu sách biển được thể hiện trong bản đồ có “đường lưỡi bò” kèm theo Công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 này.

Cho đến nay, vẫn không rõ quan điểm chính thức của Trung Quốc về tính chất pháp lý của“đường lưỡi bò” này. Mặc dù, trong Công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 này, Trung Quốc cho rằng:

“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi với

các đảo ở Biển Nam Trung Hoa và các vùng biển kế cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của vùng biển đó. Lập trường trên đây đã được Chính phủ Trung Quốc đưa ra một cách nhất quán và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi”.

Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò”, dường như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này các học giả Trung Quốc coi là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng tìm cách kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận

Bản đồ hình lưỡi bò được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác. Sau cuộc đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam, nhóm học giả Đài Loan đã tập trung lại để nghiên cứu vấn đề “vùng nước lịch sử” và bản chấp pháp lý của đường lưỡi bò.

Và cuối cùng Trung Quốc cho rằng vùng nước bao quanh đường lưỡi bò được coi như vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bởi vì:

- Thứ nhất là khi bản đồ được xuất bản 1948, không có sự phản đối cũng như không có sự phản ứng nào được đưa ra;

- Thứ hai là việc yêu sách của các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử đã không vi phạm Điều 4 của UNCLOS 1982.

Tuyên bố đường lưỡi bò ở Biển Đông của Trung Quốc và Đài Loan xâm phạm tới vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của các quốc gia khác được quy định trong UNCLOS 1982. Đó là tranh chấp với Việt Nam, Malaisia, Brunei và Philipines.

1.3. Khái quát về các cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật biển lục VII và Phụ lục VIII của Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982

Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp hòa bình khác nhau như đàm phán, trung gian, hòa giải… và một trong các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Vậy tài phán quốc tế là gì và có những cơ quan tài phán quốc tế nào theo quy định của UNCLOS 1982?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý. Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức giải quyết hòa bình để giải

quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp, do các quốc gia tự lựa chọn. Như vậy, trong quan hệ quốc tế, thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế thường phụ thuộc bởi ý chí của các bên tranh chấp nhận trao cho những cơ quan đó quyền giải quyết.

Các cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể của luật quốc tế thực thi, tuân thủ luật quốc tế.

Trên thế giới có rất nhiều cơ quan tài phán quốc tế, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 287 UNCLOS 1982 có bốn cơ quan tài phán mà các chủ thể có thể sử dụng để giải quyết các tranh chấp của mình. Đó là:

- Tòa án Công lý quốc tế;

- Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS);

- Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982;

- Tòa Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII UNCLOS 1982.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các cơ quan tài phán theo Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII của UNCLOS 1982, đó chính là ITLOS, Tòa Trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt.

1.3.1. Tòa án quốc tế về Luật Biển

Ngày 16/11/1994, UNCLOS 1982 đã có hiệu lực. Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 Phụ lục, UNCLOS thực sự là một bộ luật đồ sộ điều điều chỉnh hành động của các quốc gia trên thế giới đối với 70% bề mặt của trái đất bị bao phủ bởi các biển và đại dương. Đây là sự kiện vĩ đại đánh dấu tầm quan trọng của luật pháp quốc tế đối với cách hành xử đối với các quốc gia có biển hay không có biển.

Vấn đề về việc thành lập ITLOS đã được nhắc đến trong chương trình nghị sự của cơ quan quốc tế liên quan đến luật biển từ năm 1969. Trong Hội

nghị lần ba của LHQ về luật biển đã xuất hiện ý tưởng về thành lập một Tòa trọng tài nằm trong cơ cấu của cơ quan quyền lực đáy đại dương để giải quyết các tranh chấp liên quan đến Vùng đáy biển – di sản chung của loài người. Các tranh chấp này nảy sinh giữa các quốc gia, thể nhân và pháp nhân trong khi Tòa án Công lý quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Nhưng đến năm 1977, ý tưởng này được thay thế bằng đề nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)