Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 114 - 120)

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cơ cấu tổ chức và thực tiễn

3.2.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán

phán quốc tế

Từ thực tiễn xét xử của các tòa án, trọng tài giải quyết các tranh chấp về biển có rất nhiều bài học kinh nghiệm quý giá được rút ra. Và đặc biệt, Việt Nam muốn sử dụng được các cơ quan tài phán này để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, chúng ta cần chú ý một số các luận điểm pháp lý quan trọng như sau:

3.2.2.1. Xác định đảo đá theo khoản 3 Điều 121 của UNCLOS 1982

Định nghĩa đảo được quy định trong Điều 121 của UNCLOS 1982: “1. Đảo là một vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc,

khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

2.Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được xác định theo đúng các qui định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.

3. Những đảo đá nào khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều các tranh cãi về thế nào là đảo và thế nào là đảo đá. Vì nếu một thực thể được xác định là đảo thì nó sẽ được có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa như lãnh thổ đất liền. Còn một đảo chỉ được xác định là đảo đá thì nó chỉ được hưởng quy chế thì các đảo này chỉ được hưởng vùng biển rộng không quá 12 hải lý. Cụ thể như trong vụ Myanma và Bangladet, để phân định được ranh giới biển giữa hai nước, Tòa án đã đưa ra phán quyết rằng đảo St. Martin

của Myanma chỉ hưởng vùng biển rộng 12 hải lý làm căn cứ để phân định biển giữa hai bên. Hay vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, luận điểm chính của Philippines chính là u cầu Tịa án xác định các bãi Hồng Nham, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các cấu tạo chỉ thỏa mãn là “đá” theo quy định của UNCLOS 1982. Như vậy, một hịn đảo có phải là đảo hay đảo đá ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân định của Tòa án. Với bờ biển dài, tiếp giáp và đối diện với nhiều nước trong khu vực Biển Đông, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng, cụ thể về cách xác định về đảo và đảo đá theo quy định của UNCLOS 1982 để có thể chuẩn bị cho việc đưa các tranh chấp biển ra trước các cơ quan tài phán quốc tế theo quy định của UNCLOS 1982.

Theo định nghĩa của UNCLOS 1982 đảo đá là đảo khơng thích hợp cho người đến ở, khơng có đời sống kinh tế riêng. Như vậy, một đảo chỉ cần đáp ứng được một trong hai điều kiện hoặc là thích hợp cho người đến ở hoặc là có đời sống kinh tế riêng thì sẽ được hưởng quy chế như đất liền. Hiện nay, quy định này chưa có hướng dẫn chính thức. Vì vậy, thẩm quyền của các Thẩm phán, Trọng tài là rất lớn trong việc xác định có phải là đảo đá hay khơng.

Theo một số học giả trên thế giới cho rằng: đảo thích hợp có người đến sống là đảo có điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa lý cho phép ổn định cuộc sống dân cư trên đảo. Người đến ở trên đảo khơng phải là nhóm những nhân viên kỹ thuật đến để nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên hay điều kiện địa lý của đảo mà phải là cộng đồng người đang sinh sống trên đảo và họ tới đảo với mục đích xây dựng cuộc sống xã hội lâu dài và ổn định.

Cịn đảo có “đời sống kinh tế riêng” nghĩa là có các tài nguyên trên đảo và ở xung quanh đảo được đánh giá là có giá trị kinh tế, đang tồn tại trên thực tiễn mà cộng đồng dân cư trên đảo đã tạo lập được một đời sống kinh tế từ các nguồn lợi đó.

và Trường Sa là thỏa mãn yêu cầu theo khoản 3 Điều 121của UNCLOS 1982 như đảo Phú Lâm, Thị Tứ, Ba Bình, Hoa Lau và Trường Sa. Còn lại các cấu trúc khác thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều chỉ là đảo đá và hưởng quy chế vùng biển 12 lãnh hải. Gerardo M.C. Valero cho rằng: “Những đảo

tạo nên quần đảo Trường Sa, ở đó, một mặt là quá nhỏ và cằn cỗi để có thể độc lập hỗ trợ cho con người đến ở lâu dài và mặt khác lại không cho thấy có bất cứ một tài nguyên thiên nhiên trên bờ đáng kể nào cả”. Michael

Bennett cũng đưa ra một kết luận tương tự “các đảo trong quần đảo Trường

Sa khơng có người cư trú lâu dài và quá nhỏ để duy trì việc sinh sống thường xuyên và độc lập” [7]. Một văn bản rất có ý nghĩa đó là Tuyên bố do

Cố vấn pháp luật của Bộ ngoại giao Philippines đưa ra viết rằng: “Quần đảo

Trường Sa đang tranh chấp phần lớn là các đảo san hô chỉ cho phép các cây đước, cây bụi và một số cây còi cọc mọc thưa thớt. Khu vực này khó mà có thể cho phép con người đến ở”.

Như vậy, những đảo đá trong hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở khu vực trung tâm Biển Đơng, mỗi đảo có diện tích rất nhỏ (đảo lớn nhất Ba Bình rộng khoảng 1,2 km2, đảo Phú Lâm rộng khoảng 1,5 km2), cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt bão tố nhiều, khơng thích hợp cho con người đến ở và cho một đời sống kinh tế riêng nên xung quanh các đảo này chỉ có thể có nô ̣i thủy và lãnh hải, không có vùng đă ̣c quyền kin h tế và thềm lu ̣c đi ̣a (Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982) [7]. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Philippines đã yêu cầu Tòa án xác định các đảo ở Biển Đơng là đảo đá. Vì vậy, Trung Quốc khơng có quyền xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho các đảo này.

Để chuẩn bị cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển tại các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam cần nghiên cứu về quy định này và thực tiễn về các xác định đảo đá để bảo vệ chủ quyền của mình.

3.2.2.2. Xác định vai trò của đƣờng trung tuyến trong việc phân định giữa các quốc gia liền kề và đối diện

Theo quy định Điều 15 UNCLOS 1982, về hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau:

“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, khơng quốc gia

nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia…”

Từ thực tiễn xét xử của các Tòa quốc tế trên thế giới về luật biển, vai trò của đường trung tuyến trong phân định biển giữa các quốc gia kề nhau hay đối diện luôn được ưu tiên để giải quyết. Cụ thể như vụ tranh chấp giữa Guyana và Suriname, Tòa Trọng tài đã phán quyết theo hướng lấy đường trung tuyến để phân định biển cho hai quốc gia liền kề nhau.

Việt Nam với đặc điểm liền kề với Trung Quốc, Campuchia và đối điện với nhiều quốc gia như Malaysia, Singapo, Indonexia, Philipines… Vì vậy, với việc nghiên cứu và vận dụng đúng đắn ngun tắc đường trung tuyến có vai trị rất quan trọng. Cụ thể đường trung tuyến là đường xuất phát từ danh nghĩa khoảng cách, đường cách đều là phương pháp tự nhiên nhất bởi nó cho phép một sự chia ngang bằng giữa các quốc gia. Trừ trường hợp có các danh nghĩa lịch sử hay hoàn cảnh đặc biệt, nếu không nguyên tắc đường trung tuyến sẽ được áp dụng để phân định biển giữa các quốc gia.

Ngoài ra, bên cạnh đường trung tuyến thơng thường cịn có phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh. Đây là phương pháp trung tuyến có tính đến các đặc thù của quá trình phân định biển. Phương pháp này giảm bớt tính khơng cơng bằng do việc áp dụng phương pháp đường trung tuyến đơn thuần mang tính kỹ thuật ở các khu vực có hồn cảnh đặc biệt, nhất là về mặt địa lý.

Bên cạnh phương pháp đường trung tuyến thì chúng ta cũng cần nghiên cứu các phương pháp phổ biển khác trong phân định biển như: phương pháp phần kéo dài tự nhiên của biên giới trên bộ, phương pháp đường vng góc đối với hướng đi chung của bờ biển, phương pháp đường kinh tuyến, vĩ tuyến…

3.2.2.3. Xác định danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt làm thay đổi cách xác định của đƣờng trung tuyến và cách đều

Nghiên cứu đường trung tuyến và đường trung tuyến điều chỉnh sẽ là rất thiếu sót nếu không xác định được thế nào là danh nghĩa lịch sử hay hoàn cảnh đặc biệt làm thay đổi cách xác định đường trung tuyến.

Theo quy định của UNCLOS 1982 tại Điều 15 sau khi xác định vai trò của đường trung tuyến đã viết tiếp: “… Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hồn cảnh đặc biệt khác cần phải hoặc định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác”.

Trước hết danh nghĩa lịch sử có thể hiểu là vùng nước lịch sử. Quy định về vùng nước lịch sử không được ghi nhận trong UNCLOS 1982 mà được xác định thông qua thông lệ và tập quán quốc tế. Theo đó, vùng nước lịch sử là vùng nước có các yếu tố sau:

- Là vùng biển có cấu tạo địa lý đặc biệt và ăn sâu vào đất liền hoặc một bộ phận gắn liền với lục địa;

- Ở cách xa đường hàng hải quốc tế;

- Có ý nghĩa quan trong đặc biệt về chiến lược, quốc phòng, an ninh, kinh tế… đối với quốc gia ven biển;

- Về mặt lịch sử, quốc gia ven biển đã chiếm hữu, khai thác, sử dụng lâu đời mà khơng có quốc gia nào phản đối.

Hiện nay, Việt Nam chỉ có duy nhất một vùng nước lịch sử là Vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia. Việc chúng ta nghiên cứu và hiểu rõ về vùng nước lịch sử để có thể phản bác u sách đường lưỡi bị của Trung Quốc được núp dưới danh nghĩa lịch sử.

Cuối cùng, ngồi danh nghĩa lịch sử thì các hồn cảnh đặc biệt cũng tác động đến q trình phân định. Các hồn cảnh đặc biệt bao gồm hình dáng của bờ biển, sự hiện diện của đảo.

Thứ nhất là hình dạng của bờ biển phức tạp sẽ gây trở ngại cho việc phân

định biển. Tính phức tạp của bờ biển thể hiện như bờ biển có tính lồi lõm, hướng chung của bờ biển bị thay đổi đột ngột, địa hình khơng đồng đều…

Thứ hai là sự hiện diện của đảo có thể có hiệu lực tồn phần, hiệu lực

một phần hay thậm chí khơng có hiệu lực trong phân định biển:

- Đảo có hiệu lực tồn phần: có nghĩa là đảo đó được tính làm cơ sở để tiến hành phân định. Hai yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định hiệu lực toàn phần của đảo là vị trí của đảo so với bờ biển lãnh thổ đất liền và diện tích đảo.

- Đảo được hưởng một phần hiệu lực: đó là trường hợp đảo làm điểm cơ sở để phân định nhưng có tác dụng khiêm tốn. Thơng thường cách này được dùng trong trường hợp lấy đảo nằm ngoài bờ biển hai nước làm điểm cơ sở nhưng nếu cho đảo hiệu lực toàn phần sẽ dẫn đên đường giới hạn bị lệch hướng vì vậy sẽ khơng mang lại kết quả cơng bằng.

- Đảo không hưởng hiệu lực trong phân định. Các đảo này thường là đảo nhỏ, nằm xa lục địa của quốc gia sở hữu đảo, đặc biệt là các đảo khơng thích hợp cho người đến ở, khơng có đời sống kinh tế riêng hay đi chệch quá xa so với hướng chung của bờ biển.

Sự hiện diện của đảo đều gây khó khăn cho việc đạt tới một giải pháp cơng bằng. Các đảo có thể có vị trí, diện tích, dân số, ý nghĩa quốc phịng, kinh tế khác nhau nhưng đều được coi là hoàn cảnh đặc biệt trong phân định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 114 - 120)