Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực Luật Biển quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 135 - 147)

3.3. Giải pháp cho Việt Nam để sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế

3.3.4. Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực Luật Biển quốc tế

Trước đây, các quốc gia có thể thơn tính nhau bằng con đường sử dụng vũ lực thì để đấu tranh địi chủ quyền quốc gia khơng cịn cách nào khác là phải có lực lượng quân đội và tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Nhưng hiện nay, khi các quy định của pháp luật quốc tế được hình thành và trở thành nguyên tắc ứng xử quốc tế thì việc sử dụng vũ lực bị nghiêm cấm. Các quốc gia cần đối thoại hịa bình trên cơ sở thương lượng, tơn trọng lẫn nhau để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp. Vì vậy, việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực luật biển quốc tế lại càng có vai trị đặc biệt quan trọng.

Ngày nay, để có thể chiến thắng trong cuộc chiến chủ quyền phức tạp như ở Biển Đông điều kiện tiên quyết là phải có sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng quốc tế. Nhưng hiện nay, các tài liệu mà bạn bè quốc tế tiếp cận được chủ yếu là từ phía Trung Quốc. Vì vậy, để cho thế giới hiểu chính nghĩa thuộc về Việt Nam chúng ta phải tự mình chứng minh điều đó. Trong khi Trung Quốc đã rất chú trọng đến vấn đề này bằng việc có đơng đảo học giả, các cơng trình nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về biển thì Việt Nam chúng ta số lượng này rất hạn chế.

Việt Nam chỉ có Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo và Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao là cơ quan của nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thực về quy định của pháp luật quốc tế về biển, thực tiễn phân định biển… Phía Trung Quốc có rất nhiều trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường Đại học như Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn hoặc Ủy ban nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á… Ngồi ra, ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về Biển Đông do các cá nhân, tổ chức phi chính phủ tiến hành. Tuy nhiên, do bị hạn chế về thời gian, sức lực cũng như tiềm lực kinh tế nên số lượng khơng nhiều. Vì vậy, để trọng dụng được những người có trình độ, có tâm huyết thì Nhà nước phải coi đây là nhiệm vụ

chiến lược đấu tranh cho chủ quyền đất nước. Nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần phải lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối quy

tụ các nhà nghiên cứu về sử học, địa lý, luật pháp quốc tế, hàng hải, Trung Quốc học… để liên tục có các cơng trình nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, chứng cứ pháp lý và khi có thời cơ chúng ta đưa yêu cầu giải quyết tranh chấp và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước các cơ quan tài phán quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam cần xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về Biển Đông

với các chứng cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử để bảo vệ chủ quyền biển trên Biển Đông. Việc thực hiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho các chuyên gia nghiên cứu cũng như thuận lợi cho việc tuyên truyền phổ biến cho người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

Thứ ba, Việt Nam cần khuyến khích các chuyên gia tham gia vào các hội

thảo chuyên ngành về biển quốc tế, các cơng trình nghiên cứu quốc tế.Việt Nam có rất nhiều các chứng cứ pháp lý cũng như chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông nhưng thực sự những chứng cứ này chưa được tập hợp lại và đưa vào các cơng trình nghiên cứu khoa học mang tính quốc tế. Vì vậy, cộng đồng quốc tế chưa biết nhiều đến các chứng cứ khoa học của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc với rất nhiều đội ngũ các giáo sư trong các trường đại học lớn, các nhân viên trong các cơ quan tài phán quốc tế, các nhân viên trong các tổ chức quốc tế có điều kiện để đăng các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trên báo chí quốc tế. Trước thực tế đó, Việt Nam cần phải có nhiều nhà nghiên cứu am hiểu ngơn ngữ cũng như pháp luật quốc tế tham gia vào các diễn đàn, các hội nghị quốc tế về biển, có các bài viết, bài phân tích hay các cơng trình khoa học ở các tạp chí đầu ngành của thế giới về công pháp quốc tế, lịch sử, địa lý…

Thứ tƣ, Việt Nam cần đào tạo đội ngũ luật sư, nhân viên pháp lý… đủ trình độ chun mơn cũng như trình độ ngoại ngữ để tham gia vào các cơ quan tài phán quốc tế cũng như các tổ chức quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc

ngồi việc có thẩm phán ở Tịa án Cơng lý Quốc tế và ITLOS thì có rất nhiều các nhân viên pháp lý cũng như nhân viên trong các cơ quan chuyên trách của các tổ chức quốc tế. Điều này là một bất lợi lớn cho Việt Nam nếu giải quyết ở các cơ quan tài phán quốc tế về Biển. Vì vậy, nhằm cân bằng lực lượng giữa hai bên, Việt Nam cần có chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ, chương trình học bổng… để có thể thu hút được các chuyên gia đủ điều kiện, phẩm chất đạo đức, chun mơn, ngoại ngữ… để có thể tiến cử vào hệ thống cơ quan tài phán quốc tế.

KẾT LUẬN

Pháp luật quốc tế ra đời và ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc định hướng ứng xử của các quốc gia với nhau. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không riêng lĩnh vực biển, các quốc gia cần phải tôn trọng các quy định của luật quốc tế. Đặc biệt với sự ra đời của UNCLOS 1982, đây là văn kiện luật đầy đủ, hệ thống nhất về luật biển từ trước đến nay. Cùng với sự ra đời của UNCLOS 1982 là sự ra đời của ITLOS và các Tòa Trọng tài đã khắc phục được những hạn chế của Tòa án Công lý quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về biển giữa các quốc gia cũng như giữa các pháp nhân và thể nhân. Các quy định pháp luật cũng như thực tiễn xét xử của ITLOS cũng như các Tòa trọng tài đã góp phần giải quyết dứt điểm các tranh chấp giữa các bên. Đồng thời nó cịn tạo ra các án lệ cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Ngồi ra, ITLOS cịn có chức năng tư vấn trong một số trường hợp nhất định nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các quy định của pháp luật quốc tế về biển vốn rất phức tạp. Các tịa Trọng tài với đặc điểm các bên có thể chủ động chọn được các trọng tài viên có đạo đức, có kinh nghiệm và am hiểu thực tiễn vụ tranh chấp để giải quyết tranh chấp là ưu thế rất lớn.

Các quốc gia có nền tư pháp lâu đời và ổn định đã sử dụng nhiều các cơ quan này để giải quyết tranh chấp về biển cho quốc gia mình. Việt Nam chúng ta từ trước đến nay, luôn trung thành với giải pháp hòa hảo – tức là đàm phán, đối thoại song phương hoặc đa phương để giải quyết các tranh chấp. Và thực tế là chúng ta đã giải quyết các tranh chấp với các nước trong khu vực ASEAN bằng phương pháp này rất hiệu quả với việc ra đời rất nhiều các hiệp định phân định biển, hay hiệp định khai thác chung. Từ trước đến

quyết tranh chấp của mình. Tuy nhiên, hiện nay với việc có quốc gia yêu sách gần như tồn bộ Biển Đơng xâm phạm vào cả những vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam theo quy định của UNCLOS 1982 thì biện pháp đối thoại, đàm phán khơng còn hiệu quả. Việt Nam từ bao thế kỷ nay vẫn là quốc gia u chuộng hịa bình, tơn trọng pháp luật quốc tế. Chúng ta chỉ phản kháng lại khi khơng cịn giải pháp nào khác minh chứng cụ thể là chúng ta đã đánh bại hai quốc gia thực dân, đế quốc sừng sỏ nhất trên thế giới. Hơn nữa, chúng ta chỉ là nước nhỏ, kinh tế đang phát triển đứng bên cạnh một cường quốc lớn và hùng mạnh chúng ta chỉ còn cách đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ xương máu của cha ông để lại bằng cuộc chiến pháp lý thông qua các cơ quan tài phán quốc tế.

Và Việt Nam có thể tự tin với chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông với các chứng cứ lịch sử và chứng cứ pháp lý thuyết phục của mình. Trải nhiều thế kỷ, Việt Nam đã thực hiện sự chiếm hữu của mình một cách liên tục, thực tế và hịa bình trên các vùng biển của Việt Nam và đặc trên đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lợi dụng tình hình chiến tranh hai miền Bắc Nam, một số quốc gia đã dùng vũ lực để xâm chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa. Và rất nhiều quốc gia đã chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây ra những bất ổn cho tình hình khu vực. Những hành vi đó đều vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Việt Nam luôn kiên định bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hịa bình như đấu tranh ngoại giao, đàm phán, đối thoại… Giải pháp đấu tranh thông qua các cơ quan tài phán quốc tế cũng là một biện pháp hữu hiệu mà nước ta cần tính đến. Trong tương lai gần, khi Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ về chứng cứ pháp lý, lịch sử và nhân lực, thì việc tiến hành khởi kiện ở một trong các cơ quan tài phán theo UNCLOS 1982 có thể được thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tuấn Anh (2008), “Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông”, báo Thông tin công tác mặt trận số 66 tháng 12.

2. Bộ Thông tin và truyền thông (2013), Mượn cớ đánh cá, Trung Quốc lập mưu gặm cho bằng hết Biển Đông, ngày 7/7/2013 theo http://infonet.vn/.

3. An Bình (2014), Philippines "tố" Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông bằng luật đánh cá, ngày 19/01/2014, theo http://dantri.com.vn/.

4. Đào Văn Bình (2014), Nhận ký Biển Đơng – căng thẳng leo thang và lan sang Úc Châu, ngày 03/4/2014, theo http://boxitvn.blogspot.com/.

5. Lê Dân (2013), Biển Đông và thực trạng tranh chấp ở Biển Đông, ngày 21/04/2013, theo http://suthatvietnamblog.blogspot.com/.

6. Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường (2012), Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, tr 385, 386, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

7. Nguyễn Bá Diến (2011), “Địa vị pháp lý của đảo trong phân định các vùng biển”, Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ hai, Hà Nội.

8. Ông và bà Trần Đăng Đại (2011), “Một số văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời pháp thuộc đến trước 30/4/1975”, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa,

Trường Sa là của Việt Nam, tr 97 – 115 Nxb Trẻ, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Đầu (2011),“Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các bản đồ cổ”, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt

Nam, tr 60 – 69, Nxb Trẻ, Hà Nội.

10. Phạm Văn Đồng (1958), Thư gửi đồng chí Chu Ân Lai – Tổng lý Quân

vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hà Nội.

Một số kinh nghiệm, bài học pháp lý và thực tiễn, tr 171 – 188, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

12. Hà Minh Hồng (2012), Dọc đường cơ sở tổ quốc tôi, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Hồ Chí Minh, 2012.

13. Nguyễn Ngọc Lan và Trần Hồng Yến (dịch) (2013), Thơng báo và tuyên bố khởi kiện Trung Quốc của Philipines, theo http://nghiencuubiendong.vn/.

14. Mai Linh (2012), Diễn biến xấu ở Biển Đông, ngày 04/8/2012, theo http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/

15. Nguyễn Việt Long (2012), Lẽ phải, Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tr 189 – 206, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

16. Nguyễn Việt Long (2013), Hoàng Sa, Trường Sa – Các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trọng Nghĩa (2011), Trung Quốc lại sách nhiễu tàu thăm dị dầu khí của Việt Nam, ngày 02/6/2011, theo http://boxitvn.blogspot.com/.

18. Trần Doãn Nhã và Nam Tuân (2011), “Rất nhiều sách cổ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam”, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa,

Trường Sa là của Việt Nam, tr 82 - 86, Nxb Trẻ, Hà Nội.

19. Đinh Kim Phúc (2012), Hoàng Sa, Trường Sa – Luận cứ và sự kiện, Nxb Thời đại, Hồ Chí Minh.

20. Phạm Thị Hồng Phượng (2006), “Lịch sử vùng biển Việt Nam – Campuchia”, Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á, số 4(29), tr 69 -76.

21. Quỹ nghiên cứu biển đông (2010), Biển Đông – nguồn sống vô tận, ngày 28/10/2010 theo http://www.biendong.net/.

22. Đặng Đình Quý (2010), “Các khu vực tranh chấp trên Biển Đông: Triển vọng giải quyết bằng Trọng tài hoặc ý kiến tư vấn”, Tranh chấp Biển

Đơng, hợp tác địa chính trị và hợp tác quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.

23. Vũ Q (2012), Trung Quốc cố tình hợp lý hóa thành phố Tam Sa, ngày 24/7/2012, theo http://dantri.com.vn/

24. Lê Quý Quỳnh, Nguyễn Trường Giang (2012), Các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

25. Bùi Quang Sơn (2012), “Sự phát triển luật biển quốc tế và một số giải pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông”, Quy chế pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tr 133- 220,

Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

26. Phạm Vũ Thắng (2013), “Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện Philipines”, tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật

học tập 29, số 2, tr 50 -55.

27. Nguyễn Hồng Thao (2006), Tòa án quốc tế về Luật biển, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Hồng Thao (2009), “Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế.

29. Nguyễn Hồng Thao (2011), Tịa án Cơng lý quốc tế, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

30. Greg Torode (2014), Việt Nam có đưa Trung Quốc ra Tòa, ngày 13/02/2014, theo http://www.bbc.co.uk/

31. Trần Công Thục (2011), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

32. Trần Trường Thủy (2009), “ASEAN, Trung Quốc và quá trình hình thành Tuyên bố ứng xử các bên tại biển Đơng”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,

33. CTV Trường Sa (2014), Không khởi kiện Trung Quốc, chúng ta mắc tội lớn với dân tộc, ngày 03/03/2014, theo http://nguyentandung.org/

34. Bành Quốc Tuấn (2012), “Bảo vệ chủ quyền biển Đơng”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 7 tháng 11 – 12, tr 61 – 68.

35. Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao (2013), Vị trí, tầm quan trọng của Biển Đơng với nước trong và ngồi khu vực, ngày 20/9/2013 theo http://www.nhontrach-dongnai.gov.vn/.

36. Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao (2010), Biển Đông nguồn sống vô tận, ngày 28/10/2010 theo http://www.biendong.net/.

37. Ủy ban Biên giới quốc gia (2011), Chủ quyền của Việt Nam đối với

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo

http://www.hoangsa.danang.gov.vn/.

38. Hoàng Việt (2010), “Asean với triển vọng giải quyết tranh chấp biển Đông”, Biển Đông – Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực, Kỷ yếu hội thảo khoa học thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

39. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao (1999), Quan điểm

các nước và học giả quốc tế về tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

40. Võ Xuân Vinh (2011), “Quá trình yêu sách chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Trường Sa và cơ sở pháp lý”, Hội thảo quốc gia về Biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 135 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)