Khái quát về các cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI, Phụ lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 32)

lục VII và Phụ lục VIII của Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982

Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp hịa bình khác nhau như đàm phán, trung gian, hịa giải… và một trong các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Vậy tài phán quốc tế là gì và có những cơ quan tài phán quốc tế nào theo quy định của UNCLOS 1982?

Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia thì tài phán được hiểu là tồn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý. Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức giải quyết hịa bình để giải

quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp, do các quốc gia tự lựa chọn. Như vậy, trong quan hệ quốc tế, thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế thường phụ thuộc bởi ý chí của các bên tranh chấp nhận trao cho những cơ quan đó quyền giải quyết.

Các cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể của luật quốc tế thực thi, tuân thủ luật quốc tế.

Trên thế giới có rất nhiều cơ quan tài phán quốc tế, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 287 UNCLOS 1982 có bốn cơ quan tài phán mà các chủ thể có thể sử dụng để giải quyết các tranh chấp của mình. Đó là:

- Tịa án Cơng lý quốc tế;

- Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS);

- Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982;

- Tòa Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII UNCLOS 1982.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các cơ quan tài phán theo Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII của UNCLOS 1982, đó chính là ITLOS, Tịa Trọng tài và Tịa trọng tài đặc biệt.

1.3.1. Tòa án quốc tế về Luật Biển

Ngày 16/11/1994, UNCLOS 1982 đã có hiệu lực. Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 Phụ lục, UNCLOS thực sự là một bộ luật đồ sộ điều điều chỉnh hành động của các quốc gia trên thế giới đối với 70% bề mặt của trái đất bị bao phủ bởi các biển và đại dương. Đây là sự kiện vĩ đại đánh dấu tầm quan trọng của luật pháp quốc tế đối với cách hành xử đối với các quốc gia có biển hay khơng có biển.

Vấn đề về việc thành lập ITLOS đã được nhắc đến trong chương trình nghị sự của cơ quan quốc tế liên quan đến luật biển từ năm 1969. Trong Hội

nghị lần ba của LHQ về luật biển đã xuất hiện ý tưởng về thành lập một Tòa trọng tài nằm trong cơ cấu của cơ quan quyền lực đáy đại dương để giải quyết các tranh chấp liên quan đến Vùng đáy biển – di sản chung của loài người. Các tranh chấp này nảy sinh giữa các quốc gia, thể nhân và pháp nhân trong khi Tòa án Cơng lý quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Nhưng đến năm 1977, ý tưởng này được thay thế bằng đề nghị hình thành một hệ thống xét xử độc lập và song song với Tịa án Cơng lý quốc tế trong lĩnh vực Luật biển. Bởi rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, tại Hội nghị lần ba của LHQ về luật biển đã quyết định thành lập ITLOS. Quy chế Tòa án là Phụ lục của UNCLOS 1982 nhưng Tòa án là cơ quan độc lập với các cơ quan khác do UNCLOS 1982 lập ra như Cơ quan quyền lực đáy đại dương, Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Tịa án có ngân sách và Thư ký riêng. Tịa án được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ cần thiết để thực hiện các chức năng của mình.

Cuộc bầu cử đầu tiên để thành lập ITLOS phải được diễn ra chậm nhất là 6 tháng sau ngày UNCLOS 1982 có hiệu lực, tức là trước ngày 16/5/1995. Tuy nhiên, phải tới ngày 1/8/1996, cuộc bầu cử các Thẩm phán của ITLOS mới được tổ chức. Tại Hội nghị lần thứ ba của LHQ về Luật biển (1973- 1982), trước việc các quốc gia đang phát triển đòi hỏi phải xây dựng lại một trật tự pháp lý trên biển mới công bằng, Mỹ và một số nước tư bản phát triển chống đối, đòi xét lại Phần XI của dự thảo UNCLOS 1982 về chế độ pháp lý của Vùng - di sản chung của loài người (Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của biển cả nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia) và thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực Vùng. Thái độ này của Mỹ đã cản trở việc đầu tư kỹ thuật cao vào khai thác Vùng. Để UNCLOS 1982 thực sự có tính phổ thơng, tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, phát huy được sức mạnh của các khu vực và các hệ thống pháp lý khác nhau trên thế

giới, trên cơ sở có sự nhân nhượng của các nước đang phát triển, theo sáng kiến của Tổng thư ký LHQ, một Thoả thuận mới đã được ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi nội dung Phần XI của UNCLOS 1982, đồng thời kéo dài thời gian chuẩn bị thành lập các cơ quan quốc tế do UNCLOS 1982 quy định như ITLOS, Cơ quan quyền lực Vùng. Tới nay, các cường quốc lớn như Đức, Úc, Nhật, Anh, Trung Quốc đều đã phê chuẩn UNCLOS 1982.

Toà án quốc tế về Luật biển đặt trụ sở chính thức tại HamBurg, Cộng hồ Liên bang Đức.

Với sự ra đời của ITLOS thể hiện sự chun mơn hóa trong cơng tác tài phán quốc tế. ITLOS tồn tại song song và độc lập với Tịa án cơng lý quốc tế. Mặc dù Tịa án Cơng lý quốc tế có đóng mang tính nền tảng cho luật biển quốc tế nhưng ITLOS với thẩm quyền và cơ chế linh hoạt là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài phán quốc tế và là cơ quan tài phán chính trong giải thích và áp dụng UNCLOS.

1.3.2. Tòa trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt

Khái quát về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Tòa trọng tài là cơ quan tài phán lâu đời và cổ xưa nhất với tính chất là phương thức giải quyết tranh chấp mà theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận trao cho một hoặc một số cá nhân thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau. Tòa trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận thành lập, trên cơ sở điều ước quốc tế (hoặc điều khoản quốc tế) về trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Như vậy, tịa trọng tài khơng có thẩm quyền đương nhiên. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết tại tịa trọng tài. Sự nhất trí này phải được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch trong một điều ước quốc tế. Ngoài việc thể

hiện rõ ràng sự nhất trí của các bên về việc giải quyết tranh chấp thơng qua tịa trọng tài, nội dung của Điều ước quốc tế này đồng thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập Tịa trọng tài, đối tượng tranh chấp, thủ tục xét xử, nguồn luật được tòa trọng tài áp dụng, thủ tục xét xử, và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ phán quyết trọng tài.

Thủ tục tố tụng tại Tòa trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận quy định. Nếu không thỏa thuận được, các bên phải tuân thủ theo thủ tục tố tụng quy định tại UNCLOS 1982, Công ước Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế. Ngoài ra, thủ tục tố tụng Trọng tài cũng được quy định trong quy chế mẫu về thủ tục Trọng tài do Ủy ban luật quốc tế của LHQ soạn thảo và thông qua tại Đại hội đồng LHQ năm 1958. Tuy nhiên, những quy định này chỉ mang tính khuyến nghị.

Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài là các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế các bên ký kết hoặc tham gia (trước hết là các điều ước liên quan trực tiếp đến tranh chấp) và tập quán quốc tế. Các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là cơ sở pháp lý để xác định mức độ vi phạm của nghĩa vụ đã cam kết của các bên. Trên cơ sở đó, Tịa trọng tài sẽ ra các phán quyết để dàn xếp tranh chấp. Nếu Điều ước quốc tế về trọng tài mà các bên ký kết có quy định về khả năng viện dẫn các nguồn khác như pháp luật quốc gia hay nguyên tắc pháp luật chung thì các nguồn này cũng được áp dụng để giải quyết. Ví dụ trong vụ Trail Smelter 1941, Tịa trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa Canada và Mỹ liên quan đến việc một nhà máy luyện kim của Canada gây ơ nhiễm vì chất sulpur diopxide gây thiệt hại cho cây trồng của một số vùng lãnh thổ Mỹ giáp với biên giới Canada. Để giải quyết vụ tranh chấp này, các bên đã thỏa thuận không chỉ áp dụng luật quốc tế mà còn áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ.

Đối với giá trị phán quyết Trọng tài, về cơ bản phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc thi hành với các bên tranh chấp. Phán quyết trọng tài chỉ được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới ảnh hưởng cơ bản đến nội dung của phán quyết mà trước đó tịa trọng tài chưa biết đến. Tuy nhiên, trong thực tế các phán quyết Tịa trọng tài vẫn có thể bị vô hiệu và các bên không phải thi hành phán quyết trong các trường hợp:

(1) Điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) trọng tài mà các bên ký vơ hiệu; (2) Tịa trọng tài vượt q thẩm quyền được các bên thỏa thuận trao; (3) Có dấu hiệu mua chuộc thành viên của hội đồng trọng tài;

(4) Trong q trình giải quyết tranh chấp, tịa trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về thủ tục tố tụng.

Sau khi Tòa trọng tài đã ra phán quyết, nếu các bên có quan điểm khác về hiệu lực cũng như về việc giải thích và thi hành phán quyết trọng tài thì chính Tịa trọng tài đó sẽ xem xét và giải quyết.

1.3.2.1. Tịa trọng tài

Tồ trọng tài được thành lập và hoạt động theo đúng Phụ lục VII của UNCLOS 1982, là cơ quan tài phán quốc tế.

Với điều kiện phải tuân thủ Phần XV của UNCLOS 1982 thì bất kỳ một bên nào có tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài bằng một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp.

Tổng Thư k‎‎ý LHQ lập ra một danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, năng lực và liêm khiết nhất. Các quốc gia thành viên có thể chỉ định và bổ sung số thành viên của quốc gia mình nếu vì một l‎ý do nào đấy mà chưa đủ bốn thành viên.

1.3.2.2. Tòa trọng tài đặc biệt

Toà trọng tài đặc biệt được quy định tại Phụ lục VIII của UNCLOS 1982. Toà trọng tài đặc biệt được lập ra với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS 1982 liên quan đến: việc đánh bắt hải sản; việc bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển; việc nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm (Điều 1 Phụ lục VIII UNCLOS 1982). Các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt bằng thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên trong vụ tranh chấp.

Chƣơng 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC TỐ TỤNG VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII

CỦA CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 2.1. Tòa án quốc tế về luật biển

UNCLOS 1982 có vai trị to lớn trong việc định hướng các ứng xử của các quốc gia trong các vấn đề liên quan đến biển. Với 155 quốc gia gia nhập công ước, UNCLOS thực sự trở thành một bộ luật lớn về biển cả. Cùng với đó là sự ra đời của ITLOS, đây chính là cơ quan tài phán chính trong giải thích và áp dụng UNCLOS. ITLOS được nhắc đến trong phần XV giải quyết tranh chấp và được quy định cụ thể tại Phụ lục VI Quy chế của ITLOS. Quy chế của Tòa án đã quy định rất cụ thể về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, thủ tục tố tụng của Tòa án.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quốc tế về Luật biển 2.1.1.1. Thẩm phán 2.1.1.1. Thẩm phán

Số thành viên của Tòa án về Luật biển gồm có 21 Thẩm phán độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân vật có uy tín nhất về cơng bằng và liêm khiết, có năng lực chun mơn trong các lĩnh vực luật biển (Khoản 1 Điều 2 Quy chế của Tòa án).

Việc lựa chọn các Thẩm phán được tiến hành theo các nguyên tắc nhất định:

- Thành viên của Tịa án phải có sự hiện diện của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và sự phân chia công bằng về mặt địa lý (Khoản 2 Điều 2 Quy chế của Tịa án). Mỗi một nhóm theo địa lý do Đại hội đồng LHQ xác định phải có ít nhất ba thành viên của Tịa án. Cụ thể có năm khu vực địa lý: Châu Á, Châu Phi, khu vực Đông Âu, khu vực Mỹ La – Tinh và vùng biển Caribê, khu vực Châu Âu và khu vực khác.

- Mỗi một quốc gia thành viên có thể chỉ định tối đa là hai người đủ tiêu chuẩn. Thành viên của Tòa án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử. Tuy nhiên, khơng thể có hơn một cơng dân của cùng một quốc gia (Khoản 1 Điều 3 Quy chế Tòa án). Tòa án áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Công dân của một quốc gia được hiểu là người thường thi hành các quyền dân sự và chính trị của quốc gia đó.

- Các thành viên của Tịa án được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Các thành viên được bầu phải là người có số phiếu cao nhất và phải được hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu. Đa số quốc gia bỏ phiếu này phải là đa số quốc gia thành viên. Khái niệm: “Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu” là các quốc gia thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu thuận hoặc chống. Các quốc gia có mặt nhưng bỏ phiếu trắng khơng được tính. Thẩm phán ITLOS sẽ được bỏ phiếu lựa chọn một lần. Khác với Thẩm phán của Tịa cơng lý quốc tế phải được cả Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an bỏ phiếu tín nhiệm [29].

Nhiệm kỳ của các thành viên là chín năm và họ đều có quyền tái cử. Để bảo đảm tính khơng bị gián đoạn trong việc xét xử của Tòa án, khi các thành viên hết nhiệm kỳ được bầu cử ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ hết nhiệm kỳ sau ba năm, bảy người sẽ mãn nhiệm kỳ trong sáu năm. Các thành viên của Tòa án hết nhiệm kỳ theo các thời hạn trên sẽ được chỉ định rút thăm do Tổng thư ký LHQ thực hiện ngay sau khi cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra (Khoản 2 Điều 5 Quy chế Tịa án). Vì vậy, sau 03 năm thì thành phần của Tịa án lại được thay đổi một phần ba số thành viên. Các thành viên của Tòa án sẽ giữ chức vụ cho đến khi có người thay thế. Và họ vẫn sẽ tiếp tục xét xử các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 32)