Lập hồ sơ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 130 - 135)

3.3. Giải pháp cho Việt Nam để sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế

3.3.3. Lập hồ sơ pháp lý

Từ các quá trình đưa vụ kiện ra xét xử ở các cơ quan tài phán quốc tế theo UNCLOS 1982 thì cũng có thể dự liệu được các hồ sơ pháp lý phải chuẩn bị cho một vụ kiện. Cụ thể:

Thứ nhất là văn bản chứng minh các bên đã có các cuộc trao đổi quan

việc ra giải quyết trước cơ quan tài phán quốc tế cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 283 của UNCLOS 1982. Tức là các bên phải có nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm. Vì vậy, khi lập hồ sơ pháp lý các bên phải xuất trình được văn bản chứng minh là các bên đã từng có các cuộc trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các biện pháp hịa bình khác trước khi sử dụng đến các cơ quan tài phán quốc tế.

Ví dụ trong trường hợp của Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài, Philippines khẳng định từ những năm 1995, Philippines đã thực hiện quá trình đối thoại với Trung Quốc trao đổi điểm liên quan đến việc một giải pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền được có các vùng biển ở Biển Đơng, việc thực hiện khai thác và sử dụng trong các vùng biển đó, cũng như quy chế các cấu tạo biển ở quần đảo Trường Sa và bãi Hoàng Nham.

Các bên cũng đã tiến hành trao đổi quan điểm về tranh chấp này nhằm nỗ lực đạt được một giải pháp thông qua thương lượng từ: “Tham vấn song phương Philippines – Trung Quốc về các Vấn đề Biển Đông” được tổ chức từ tháng 8/1995. Trải qua rất nhiều cuộc họp song phương cũng như trao đổi ngoại giao trong hơn 17 năm qua, hai bên chưa đưa ra giải pháp nào cho các vấn đề tranh chấp này.

Liên quan đến quy chế của các cấu tạo quần đảo Trường Sa và các vùng biển phụ cận, hai bên cũng đã trao đổi quan điểm ít nhất từ tháng 8/1995 và gần nhất là tháng 7/2012. Philippines đã nhiều lần phản đối hoạt động của Trung Quốc trên và xung quanh đá Xu-bi và bãi Vành Khăn thuộc thềm lục địa của Trung Quốc. Trung Quốc cũng nhiều lần bác bỏ các phản đối của Philippines và duy trì việc chiếm đóng cũng như tiến hành các hoạt động trên các cấu tạo này.

Các ghi chép ngoại giao trong các lần đối thoại trực tiếp giữa các bên đã khẳng định rằng Philippines đã thực hiện đầy đủ nghĩa cụ thể theo Điều 283 UNCLOS 1982 về việc “có các cuộc đối thoại, trao đổi quan điểm về vụ việc

tranh chấp”.

Thứ hai là thỏa thuận chọn cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp giữa

các bên. Nội dung của thỏa thuận chọn cơ quan tài phán càng cụ thể, chi tiết càng thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp sau này.

Nếu các bên chọn hình thức giải quyết tại ITLOS thì bắt buộc phải có thỏa thuận chọn ITLOS giải quyết thì ITLOS mới có thẩm quyền giải quyết. Nội dung cơ bản trong thỏa thuận chọn Tòa án là Tòa án được chọn, phạm vi tranh chấp, luật áp dụng khi tranh chấp xảy ra, giá trị pháp lý của phán quyết…

Nếu các bên chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc Trọng tài đặc biệt thì theo khoản 3 Điều 287 UNCLOS 1982 quy định: “Một quốc gia thành

viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tun bố cịn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII”. Vì vậy, trong trường hợp này có thể có văn bản lựa chọn cơ

quan trọng tài giải quyết hoặc một bên có thể đơn phương đưa vụ kiện ra trước Tòa trọng tài. Trong trường hợp hai bên cùng đồng thuận chọn giải quyết tại Tịa án Trọng tài thì nội dung của thỏa thuận trọng tài cần có các nội dung cơ bản mà phía bên kia có thể thay đổi trong quá trình giải quyết tranh chấp như phạm vi tranh chấp, thành phần Hội đồng trọng tài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp, giá trị pháp lý của ràng buộc trọng tài sau khi được ban hành, …

Thứ ba là đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đơn kiện cần thể hiện

một cách cụ thể các yêu sách của Việt Nam, phạm vi các vấn đề có tranh chấp cũng như quan điểm của Việt Nam với nội dung tranh chấp. Cần xác định cụ thể phạm vi tranh chấp cũng như nội dung tranh chấp tránh nhầm lẫn giữa khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam với khu vực thuộc chủ quyền của nước

khác hay khu vực cả hai bên cùng có yêu sách. Đồng thời trong đơn kiện cũng phải giới hạn rõ ràng các nội dung tranh chấp là về thềm lục địa, đặc quyền kinh tế hay là về vùng biển nào. Đơn kiện cũng phải nêu bật được các chế tài yêu cầu đối với bên tranh chấp kia là yêu sách về bồi thường hay yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm chủ quyền …

Thứ tƣ là văn bản chỉ định thẩm phán adhoc hoặc trọng tài viên (nếu

trong văn bản thỏa thuận chọn Tòa án hoặc Trọng tài chưa có nội dung này). Nếu các bên lựa chọn giải quyết tại Tịa án thì như đã phân tích ở trên theo quy định tài Điều 36 của Phụ lục VI quy định các việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện ad hoc gồm ba thành viên và mỗi bên tranh chấp được chỉ định một thành viên. Trong văn bản này, các bên cần chỉ rõ các bên đã lựa chọn thẩm phán ad hoc nào, các thông tin liên quan đến thẩm phán đó. Và các quốc gia cần phải lưu ý là thẩm phán ad hoc được chọn phải là thành viên của Viện giải quyết tranh chấp, không được làm việc cho bên tranh chấp nào, không được là công dân của quốc gia tranh chấp nào.

Nếu các bên lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 thì trong văn bản này các bên phải thể hiện rõ đã chọn trọng tài viên nào, các thông tin liên quan đến trọng tài viên đó, thẩm quyền cụ thể của Hội đồng trọng tài đã thành lập…

Thứ năm là bản yêu sách bảo vệ chủ quyền hoặc quyền và lợi ích hợp

pháp của mình – đây là văn bản quan trọng nhất để bảo vệ quan điểm của Việt Nam. Vì vậy văn bản này cần phải được chú ý lập luận theo một trình tự, định hướng nhất quán, tránh mâu thuẫn và xung đột với các quan điểm bảo vệ quyền và yêu sách khác nhau của Việt Nam.

Thứ sáu là các chứng cứ chứng minh chủ quyền của Việt Nam. Đây là

những cơ sở pháp lý chứng minh cho bản u sách ở trên vì vậy cần có sự chuẩn bị đầy đủ và khoa học mọi chứng cứ liên quan. Các chứng cứ cần phải

được phân loại thành từng nhóm theo các tiêu chí nhất định. Như chứng cứ xuất phát từ tư liệu lịch sử, chứng cứ xuất phát từ pháp luật quốc tế, chứng cứ xuất phát từ thực địa trên thực tế…

Thứ bảy là văn bản tranh luận phản bác lại quan điểm đối ngược của

quốc gia tranh chấp kia. Trước khi đưa vụ việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam cần nghiên cứu một cách cụ thể, kỹ lưỡng các cơ sở pháp lý mà các nước khác sử dụng để chứng minh cho yêu sách chủ quyền của họ. Đồng thời, Việt Nam cũng cần nghiên cứu các yêu sách chủ quyền của họ trong tương quan so sánh với những chứng cứ mà Việt Nam đang có để chuẩn bị trước các lập luận phản bác. Văn bản tranh luận phản bác này sẽ phải nộp cho các cơ quan tài quốc tế cũng như gửi cho các bên tranh chấp với Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp nên cần phải thực sự chặt chẽ và logic.

Thứ tám là tùy từng trường hợp mà có các tài liệu khác kèm theo đó có

thể là ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước mà Việt Nam đã tập hợp được qua cơ chế tham vấn hoặc tư vấn. Các ý kiến này có thể đến từ các Hội thảo khoa học quốc tế, Hội nghị quốc tế hay các Cơng trình khoa học đã được cơng bố…

Các văn bản, tài liệu trên cần được sắp xếp lại thành hồ sơ pháp lý của vụ việc. Việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần phù hợp với yêu cầu tố tụng theo quy chế của ITLOS (nếu các bên lựa chọn giải quyết tại Tòa án) và phù hợp với yêu cầu tố tụng mà các bên đã lựa chọn (nếu các bên lựa chọn giải quyết tại Trọng tài) nhưng cũng cần phải bảo đảm tính hiệu quả và thuận lợi trong việc sử dụng để bảo vệ yêu sách chủ quyền của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 130 - 135)