Thẩm quyền của Tòa án quốc tế về Luật Biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 45 - 59)

2.1. Tòa án quốc tế về luật biển

2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án quốc tế về Luật Biển

Thẩm quyền của ITLOS được quy định trong Mục 5 Phần XI (các điều từ 186 đến 191), Phần XV- Giải quyết các tranh chấp và đặc biệt trong Phụ lục VI của UNCLOS 1982.

Thẩm quyền của ITLOS do các quốc gia thành viên thỏa thuận xác định trong UNCLOS 1982, trong Quy chế và được cụ thể hóa trong Nội quy của Tòa án. Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp và phải được thực hiện theo đúng thủ tục. Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề Thẩm quyền của ITLOS có thẩm quyền hay khơng thì vấn đề này sẽ do Tịa án quuyết định theo quy định tại Điều 288 UNCLOS 1982. Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết tranh chấp sẽ bao gồm thẩm quyền [29]:

(1) Thẩm quyền xét quyền được đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án của các bên; (2) Thẩm quyền xét xử về nội dung tranh chấp được đưa ra theo đúng thủ tục và thẩm quyền xét xử ex dequo et bono (công bằng);

(3) Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của ITLOS cịn có thẩm quyền đưa ra các ý kiến tư vấn trong một số trường hợp nhất định.

2.1.2.1. Thẩm quyền đƣợc đƣa vấn đề ra Tòa án

Tại Điều 20 Quy chế của ITLOS quy định:

“1. Tòa án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên;

2. Tịa án được để ngỏ cho các thực thể khơng phải là quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định rõ trong mọi tranh chấp được đưa ra theo thỏa thuận khác, giao cho Tòa án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận”.

Chủ thể được quyền đưa tranh chấp ta trước Tòa Luật biển bao gồm: Các Quốc gia thành viên, các quốc gia không phải thành viên, các thể nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế. Thẩm quyền của Tòa chỉ được xác lập khi có sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp. Sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp được biểu hiện thông qua ba cách:

Thứ nhất là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án theo từng vụ việc

chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án khi ký, phê chuẩn hay tham gia UNCLOS 1982 quốc tế, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc gia thành viên và một bên không phải là quốc gia thành viên thì Tịa án chỉ hình thành bằng thỏa thuận của hai bên đưa vụ việc ra trước Tòa án. Thỏa thuận đó phải ghi rõ các bên liên quan, các vấn đề tranh chấp, các lập luận viện dẫn, yêu cầu đối với Tịa án, chỉ định Thẩm phán ad hoc. Ngồi ra, các bên liên quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với quy định của Tòa án.

Thứ hai là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trong các Điều ƣớc quốc tế

Theo khoản 2 Điều 288 UNCLOS 1982, Tịa án có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một Điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của UNCLOS 1982 và đã được đưa ra cho Tòa án theo đúng quy định của Điều ước quốc tế này.

Thẩm quyền của Tịa án cịn được xác lập hoặc thơng qua các điều khoản đặc biệt trong các Điều ước quốc tế thừa nhận trước thẩm quyền của Tòa án. Thông thường trong các Điều ước quốc tế, Hiệp ước quốc tế đa phương và song phương có những điều khoản đặc biệt trù bị cho khả năng xảy ra tranh chấp trong việc giải thích và thực hiện các Điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc các bên thống nhất sẽ đưa tranh chấp ra trước Tòa án. Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể đơn phương kiện ra Tịa án, cũng có thể cùng ký một thỏa thuận đưa vụ việc ra trước Tịa án để phân xử. Hiện nay, có một số Điều ước quốc tế quy định thẩm quyền phán xét của ITLOS như: Nghị định thư năm 1996 đối với Công ước năm 1972 về ngăn chặn ô nhiễm biển do việc đổ các chất thải và một số lý do khác; Thỏa thuận năm 1993 về tăng cường các biện pháp quốc tế đối với các tàu đánh cá ở biển cả để gìn giữ và quản lý nguồn cá …

Thứ ba là chấp nhận trƣớc thẩm quyền của Tòa án bằng một tuyên bố đơn phƣơng

UNCLOS 1982 cũng mở rộng khả năng tự lựa chọn các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc. Điều 287 UNCLOS 1982 quy định rằng khi ký kết, phê chuẩn, tham gia UNCLOS 1982 hoặc ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia dưới hình thức tun bố bằng văn bản được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982:

- Tòa án quốc tế về luật biển; - Tịa án cơng lý quốc tế;

- Một Tịa trọng tài được hình thành theo đúng Phụ lục VII của Công UNCLOS 1982;

- Một Tòa trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học, nghề cá, giao thông… được thành lập theo đúng Phụ lục VIII của UNCLOS 1982.

2.1.2.2. Thẩm quyền xét xử về nội dung các vụ tranh chấp

Thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp của ITLOS là khả năng của ITLOS trong những điều kiện và đối với các đối tượng, nội dung tranh chấp, chủ thể của tranh chấp nhất định có quyền thụ lý, giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng về tranh chấp đó.

Theo quy định của UNCLOS 1982, ITLOS khơng những có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể là quốc gia thành viên mà cịn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể là pháp nhân. Điều 288 UNCLOS 1982 và Điều 21 Quy chế của ITLOS quy định rất rõ thẩm quyền xét xử về nội dung của ITLOS:

“Tòa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và các yêu cầu

được đưa ra Tịa án theo đúng Cơng ước và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa án”.

Thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp giữa các quốc gia (thành viên và không phải thành viên của UNCLOS 1982) được giới hạn trong Điều 297 UNCLOS 1982. Theo đó, Tịa án có thẩm quyền với:

- Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS 1982 về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán của quốc gia ven biển đã được trù định trong UNCLOS 1982 khi được xét theo các thủ tục giải quyết được trù định ở mục các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc trong các trường hợp sau:

Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo UNCLOS 1982 liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do, và quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm cũng như đến việc sử dụng biển và mục đích khơng được quốc tế thừa nhận là chính đáng trong Điều 58 (Các quyền và nghĩa vụ của những quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế).

Khi thấy rằng trong việc thi hành hay trong quá trình sử dụng biển các quyền tự do và các quyền đó khơng tn theo UNCLOS 1982 hoặc việc đặt ra các quy định pháp luật của quốc gia ven biển không phù hợp với quy định của UNCLOS 1982.

Khi thấy rằng quốc gia ven biển không tuân theo quy tắc hay quy phạm quốc tế đã được xác định nhằm bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển được UNCLOS 1982 đặt ra.

- Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của UNCLOS 1982 về nghiên cứu khoa học biển, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận theo cách giải quyết như vậy đối với vụ tranh chấp phát sinh từ:

Việc quốc gia này thi hành quyền của mình theo đúng Điều 246 UNCLOS 1982 (Việc nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa). Quốc gia khác có quyền thực hiện nghiên cứu khoa học trên

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển nhưng phải có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có thể tùy ý mình khơng cho thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học biển do một quốc gia hay một tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong một số trường hợp như dự án đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và khơng sinh vật; dự án có dự kiến cơng việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng chất nổ hay đưa chất độc hại vào môi trường biển…

Quyết định của quốc gia này ra lệnh đình chỉ hoặc chấm dứt một dự án theo Điều 253 UNCLOS 1982. Theo đó, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu đình chỉ các cơng việc nghiên cứu khoa học biển đang tiến hành trên vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của mình nếu cơng việc này khơng tiến hành theo đúng các thông tin đã thông báo cho quốc gia ven biển đã dựa vào để đồng ý cho phép. Hoặc nếu quốc gia, tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi tiến hành cơng việc không tôn trọng các quy định về quyền của quốc gia ven biển đối với dự án nghiên cứu khoa học biển theo Điều 249 UNCLOS 1982.

Các vụ tranh chấp pháp sinh từ luận cứ của một quốc gia nghiên cứu cho rằng trong trường hợp một dự án riêng biệt, quốc gia ven biển không sử dụng các quyền cho phép và hay đình chỉ, chấm dứt việc nghiên cứu khoa học biển ở vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa theo Điều 246 và Điều 253 UNCLOS 1982 một cách hợp lý thì các bên có liên quan có quyền đưa ra hịa giải theo thủ tục được trù định tài Mục 2 của Phụ lục V UNCLOS 1982. Ủy ban hịa giải khơng được xét việc thi hành quyền tùy ý quyết định của quốc gia ven biển trong việc xác định các khu vực đặc biệt hay việc thi hành quyền tùy ý không cho phép theo khoản 5 và khoản 6 của Điều 246 UNCLOS 1982. - Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng các quy định của UNCLOS 1982 về việc đánh bắt hải sản được giải quyết theo đúng Mục 2, phần XV, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận cách giải quyết

như vậy về một vụ tranh chấp liên quan đến quyền thuộc chủ quyền của mình đối với tài nguyên sinh vật thuộc đặc quyền kinh tế của mình, hay liên quan đến việc thi hành các quyền này kể cả quyền tùy ý quy định khối lượng đánh bắt cá có thể chấp nhận được, khả năng đánh bắt của mình, phân bố số dư cho các quốc gia khác, quyết định các cách thức, điều kiện đặt ra trong các luật và quy định của mình bảo vệ và quản lý.

Nếu việc vận dụng Mục 1 (Về thủ tục hịa giải) khơng cho phép đi đến một cách giải quyết, thì theo yêu cầu của một bên nào đó trong số các bên tranh chấp, vụ tranh chấp được đưa ra hòa giải theo thủ tục được trù định tại Mục 2 của Phụ lục V khi chứng minh được rằng quốc gia ven biển đã chứng minh được rằng quốc gia ven biển đã:

Rõ ràng không thực hiện nghĩa vụ dùng các biện pháp bảo vệ và quản lý thích hợp để bảo đảm rằng việc duy trì các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế không bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

Độc đoán từ chối việc quy định theo yêu cầu của một quốc gia khác khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng khai thác tài nguyên sinh vật của mình đối với các đàn hải sản mà việc khai thác có liên quan đến quốc gia khác;

Độc đoán từ chối việc chia sẻ cho một quốc gia nào đó tồn bộ hay một phần số cá dư mà mình đã xác nhận như đã trù định ở Điều 62, 69 và 70 theo các thể thức, điều kiện mà bản thân mình đã quy định và phù hợp với UNCLOS 1982.

 Khi ký kết, phê chuẩn, tham gia UNCLOS 1982 hoặc ở bất kỳ thời điểm nào sau đó với điều kiện sau khơng phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tun bố bằng văn bản rằng mình khơng chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định ở Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau:

Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, nghĩa là khi một tranh chấp như thế xảy ra sau khi UNCLOS 1982 có hiệu lực.

Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ khơng có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà khoản 2 và 3 Điều 297 đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;

Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an LHQ, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương LHQ giao phó có trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã quy định trong UNCLOS 1982.

Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được trù định trong UNCLOS 1982.

Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.

Các tuyên bố hay các thơng báo rút lui các tun bố nói ở điều này phải được gửi cho Tổng thư ký LHQ để lưu chuyển, Tổng thư ký LHQ chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.

2.1.2.3. Thẩm quyền đƣa ra các kết luận tƣ vấn

Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển có quyền đưa ra các kết luận tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng hay Hội đồng các Cơ quan quyền lực về những vấn đề pháp lý được đặt ra trong khuôn khổ hoạt động của họ. Các ý kiến này được đưa ra trong thời hạn ngắn nhất (Điều 191 UNCLOS 1982).

Theo đó, có ít nhất một phần tư số thành viên của Đại hội đồng thỉnh cầu bằng văn bản gửi lên Chủ tịch Đại hội đồng, yêu cầu Đại hội đồng xem xét một đề nghị nào đó có phù hợp với UNCLOS 1982 hay khơng thì Đại hội đồng yêu cầu cơ quan Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của ITLOS đưa ra ý kiến tư vấn (Khoản 10 Điều 159 UNCLOS 1982).

Thêm nữa, theo khoản 1 Điều 138 Nội quy của Tịa án, ITLOS cũng có thể đưa ra các ý kiến tư vấn về một vấn đề pháp lý trong trường hợp có một Điều ước quốc tế liên quan đến tơn chỉ, mục đích của UNCLOS 1982 quy định cụ thể việc được đệ trình đơn lên Tịa án để xin ý kiến tư vấn.

Cơ chế hỏi ý kiến của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy đại dương không dành cho các quốc gia. Các quốc gia cũng như bất kỳ một tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 45 - 59)