2.1. Tòa án quốc tế về luật biển
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quốc tế về Luật biển
2.1.1.1. Thẩm phán
Số thành viên của Tòa án về Luật biển gồm có 21 Thẩm phán độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân vật có uy tín nhất về cơng bằng và liêm khiết, có năng lực chun mơn trong các lĩnh vực luật biển (Khoản 1 Điều 2 Quy chế của Tòa án).
Việc lựa chọn các Thẩm phán được tiến hành theo các nguyên tắc nhất định:
- Thành viên của Tịa án phải có sự hiện diện của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và sự phân chia công bằng về mặt địa lý (Khoản 2 Điều 2 Quy chế của Tịa án). Mỗi một nhóm theo địa lý do Đại hội đồng LHQ xác định phải có ít nhất ba thành viên của Tịa án. Cụ thể có năm khu vực địa lý: Châu Á, Châu Phi, khu vực Đông Âu, khu vực Mỹ La – Tinh và vùng biển Caribê, khu vực Châu Âu và khu vực khác.
- Mỗi một quốc gia thành viên có thể chỉ định tối đa là hai người đủ tiêu chuẩn. Thành viên của Tòa án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử. Tuy nhiên, khơng thể có hơn một cơng dân của cùng một quốc gia (Khoản 1 Điều 3 Quy chế Tòa án). Tòa án áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Công dân của một quốc gia được hiểu là người thường thi hành các quyền dân sự và chính trị của quốc gia đó.
- Các thành viên của Tịa án được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Các thành viên được bầu phải là người có số phiếu cao nhất và phải được hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu. Đa số quốc gia bỏ phiếu này phải là đa số quốc gia thành viên. Khái niệm: “Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu” là các quốc gia thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu thuận hoặc chống. Các quốc gia có mặt nhưng bỏ phiếu trắng khơng được tính. Thẩm phán ITLOS sẽ được bỏ phiếu lựa chọn một lần. Khác với Thẩm phán của Tịa cơng lý quốc tế phải được cả Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an bỏ phiếu tín nhiệm [29].
Nhiệm kỳ của các thành viên là chín năm và họ đều có quyền tái cử. Để bảo đảm tính khơng bị gián đoạn trong việc xét xử của Tòa án, khi các thành viên hết nhiệm kỳ được bầu cử ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ hết nhiệm kỳ sau ba năm, bảy người sẽ mãn nhiệm kỳ trong sáu năm. Các thành viên của Tòa án hết nhiệm kỳ theo các thời hạn trên sẽ được chỉ định rút thăm do Tổng thư ký LHQ thực hiện ngay sau khi cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra (Khoản 2 Điều 5 Quy chế Tịa án). Vì vậy, sau 03 năm thì thành phần của Tịa án lại được thay đổi một phần ba số thành viên. Các thành viên của Tòa án sẽ giữ chức vụ cho đến khi có người thay thế. Và họ vẫn sẽ tiếp tục xét xử các vụ án mà họ đang xét xử trước đó.
Trường hợp có ghế trống do từ chức (Khoản 4 Điều 5 Quy chế Tịa án), do từ trần hay do khơng đáp ứng được điều kiện cần thiết (Điều 9 Quy chế
Tịa án) thì Tịa án sẽ tiến hành bầu cử bổ sung. Thư ký Tòa án tiến hành trong tháng tiếp theo ngày có ghế trống. Chánh án Tịa án quy định thời gian bầu cử có tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên. Thành viên được bầu bổ sung chỉ thực hiện nốt nhiệm kỳ của người mà mình thay thế.
Các Thẩm phán tại Tịa án có tính độc lập rất cao. Họ khơng đại diện cho Chính phủ mình hay bất cứ một Chính phủ nào, tổ chức quốc tế nào.
Bởi vì các Thẩm phán có tính độc lập rất cao nên một thành viên của Tịa án khơng thể kiêm nhiệm bất kỳ một nhiệm vụ chính trị hay hành chính nào, cũng khơng được chủ động tham gia hay có liên quan đến hoạt động của một xí nghiệp đang tiến hành tham dò hay khai thác tài nguyên ở biển hay đáy đại dương hoặc việc sử dụng biển hay đáy biển vào mục đích thương mại nào khác. Thành viên của Tịa án cũng khơng được làm nhiệm vụ đại diện, cố vấn hay luật sư cho bất kỳ vụ kiện nào (Khoản 1, 2 Điều 7 Quy chế Tòa án). Để bảo đảm sự khách quan, thành viên của Tịa án cũng khơng được tham gia vào việc giải quyết vụ kiện mà trước đây người đó đã tham gia với tư cách đại diện, cố vấn hay luật sư của một trong các bên, hay với tư cách của một Tòa án quốc gia hay quốc tế hay bất kỳ danh nghĩa nào (Điều 8 Quy chế Tịa án).
Để bảo đảm tính độc lập khách quan của mình, cũng như hiệu lực các phán quyết của Tòa án, trước khi nhậm chức các Thẩm phán phải trịnh trọng tuyên thệ trong phiên họp công khai chung đầu tiên sau ngày được bầu như sau:
“Tơi trịnh trọng tun bố rằng tơi sẽ hồn thành nhiệm vụ của mình và thực hiện quyền năng của Thẩm phán bằng danh dự của mình một cách trung thực, công bằng và tận tâm” (Điều 11 Nội quy của Tòa án).
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các thành viên đều hưởng quy chế bình đẳng, khơng tính đến tuổi tác, ưu tiên bầu cử hay thâm niên công tác (Điều 3 Nội quy Tòa án). Khi vào phiên tòa, các thành viên sẽ ngồi theo thứ tự ngày mình bắt đầu nhiệm kỳ. Các thành viên có nhiệm kỳ bắt đầu cùng một ngày sẽ
ngồi theo thứ tự tuổi tác từ cao xuống thấp. Chánh án và phó Chánh án sẽ ngồi trước các thành viên khác.
Các thành viên của Tịa án khi thực hiện chức năng của mình đều được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao (Điều 10 Quy chế Tòa án). Thẩm phán của Tòa khi nào còn thuộc thành phần của Tòa án, khi tạm trú ở bất kỳ nước nào ngoài nước mà họ mang quốc tịch đều được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trong suốt thời gian tạm trú đó.
Nhằm bảo đảm cho cuộc sống cũng như tính độc lập của Thẩm phán khi làm nhiệm vụ, các Thẩm phán của Tòa án hưởng khoản lương hàng năm và các khoản trợ cấp đặc biệt cho mỗi ngày mà họ làm nhiệm vụ của mình, miễn là tổng số trợ cấp đặc biệt mỗi năm không được quá tổng số lương hàng năm. Chánh án của Tòa án được hưởng một khoản phụ cấp đặc biệt hàng năm. Phó Chánh án được hưởng phụ cấp đặc biệt cho mỗi ngày trong thời gian thừa hành chức vụ Chánh án. Các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp được quy định từng thời gian trong các cuộc họp của các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 trong đó có tính đến khối lượng cơng việc của Tịa án. Các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp nói trên của các Thẩm phán đều được miễn thuế (Điều 18 Quy chế Tòa án).
Bên cạnh các Thẩm phán của Tịa, khi phiên tịa mở ra, các bên có thể lựa chọn Thẩm phán ad hoc. Thẩm phán ad hoc là Thẩm phán do một hoặc hai bên tranh chấp khơng có Thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần Tòa án đề cử. Trong trường hợp, một trong các bên tranh chấp có Thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của Tịa án thì phía bên kia có quyền đề cử Thẩm phán ad hoc của mình hoặc u cầu khơng đưa Thẩm phán mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên xét xử. Tiêu chuẩn lựa chọn của Thẩm phán ad hoc tương tự như tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán của Tịa án. Quy định về Thẩm phán ad hoc khơng chỉ bảo đảm
nguyên tắc cân bằng các hồn cảnh mà cịn tạo điều kiện cho các quốc gia tranh chấp có thể bày tỏ quan điểm của mình trong quá trình xét xử. Các Thẩm phán ad hoc này được tham gia bình đẳng với các thẩm phán khác trong việc tham gia nghị án (Khoản 6 Điều 17 Quy chế Tòa án; Điều 8 Nội quy của Tòa án).
Chánh án và Phó Chánh án:
Nhiệm kỳ của Chánh án và Phó Chánh án là ba năm tính từ ngày bắt đầu nhiệm kỳ mới. Ngày bắt đầu nhiệm kỳ mới là ngày họ được bầu. Trong trường hợp vẫn là thành viên nhiệm kỳ trước thì tiếp tục thực hiện trách nhiệm cho đến khi tiến hành bầu cử. Việc bầu cử được thực hiện bằng bỏ phiếu kín. Kết quả bỏ phiếu được giữ kín, người chủ trì cuộc bỏ phiếu chỉ tuyên bố số phiếu thuận cần thiết cho việc trúng cử chứ không nêu số phiếu chống. Thẩm phán được chọn bởi đa số phiếu sẽ được tuyên bố trúng cử và nhận nhiệm vụ mới của mình. Chánh án sẽ chủ trì việc bầu Phó Chánh án ngay sau đó hoặc tại buổi họp sau (Điều 11 Nội quy Tòa án). Chánh án sẽ điều khiển các buổi họp của Tòa án, chỉ đạo công việc và giám sát bộ máy hành chính của Tịa án. Chánh án Tịa án sẽ đại diện cho Tòa án trong các mối quan hệ với các quốc gia và thực thể khác.
2.1.1.2. Ban Thƣ ký Tòa án
Ban thư ký Tịa án là cơ quan hành chính thường trực của Tịa án. Vì Tịa án là cơ quan tài phán của một cơng ước quốc tế nên vai trị của Ban Thư ký cũng có đặc thù riêng. Đây là cơ quan đảm trách các dịch vụ tư pháp, là bên liên lạc giữa Tòa án với các quốc gia thành viên và các bên khác. Đồng thời, Ban Thư ký đảm nhận các hoạt động hành chính, tài chính, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị và thông báo, trao đổi tin tức với các cơ quan, tổ chức khác.
- Chánh Thư ký và Phó Chánh Thư ký, Trợ lý Chánh Thư ký. Họ đều do Tòa án bầu theo phương thức bỏ phiếu kín trong số các ứng cử viên do các nước thành viên đề cử. Họ phải có trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, kiến thức, ngôn ngữ và kinh nghiệm về pháp luật đặc biệt là luật biển, luật ngoại giao và các hoạt động của tổ chức quốc tế. Chánh thư ký và Phó Chánh thư ký có nhiệm kỳ 05 năm.
- Nhân viên thư ký trong biên chế hay theo hợp đồng do Tòa án hoặc Chánh Thư ký đề cử, như các Thư ký, nhân viên thư viện và lưu trữ, nhân viên đánh máy, in ấn, lái xe, …
2.1.1.3. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển
Thành phần của Viện này gồm 11 thành viên do Tòa án lựa chọn trong các thành viên được bầu của Tịa án theo đa số thành viên đó. Việc lựa chọn phải bảo đảm sự đại diện cho hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và sự phân chia công bằng về mặt địa lý. Nhiệm kỳ của Thẩm phán của Viện là ba năm và có thể được tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Số lượng Thẩm phán tối thiểu để Viện có thể họp và ra phán quyết là bảy người do Tòa án lựa chọn trong số các thành viên của mình.
Viện có thể lập ra Tịa ad hoc gồm ba thành viên trong số thành viên của mình để xét xử một vụ tranh chấp nhất định mà Viện có trách nhiệm giải quyết theo Điều 188 UNCLOS 1982. Thành phần của Tòa này do Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định có sự đồng ý của các bên hữu quan. Các thành viên của Tịa ad hoc khơng được làm việc cho bên tranh chấp nào cũng không được là công dân của quốc gia nào trong số các quốc gia tranh chấp (Điều 36 Quy chế Tòa án).
2.1.1.4. Các Viện đặc biệt
Theo quy định Nội quy Tòa án, hàng năm theo yêu cầu của mỗi bên, Viện rút gọn trình tự tố tụng được thành lập. Viện gồm 5 Thẩm phán trong đó có
Chánh án và Phó Chánh án của Tịa án là 02 Thẩm phán đương nhiên và 03 Thẩm phán khác. Bên cạnh đó, Tịa án cịn chọn thêm 02 Thẩm phán “dự bị” để thay thế các Thẩm phán thấy mình khơng thể tham gia các phiên họp. Mục đích của Viện này nhằm thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc tranh chấp. Việc này có thể xem xét và giải quyết các vụ việc theo trình tự xét xử sơ bộ. Năm 2000, Panama đã đệ đơn lên Viện rút gọn trình tự tố tụng xem xét giải quyết trong vụ tàu Chaisiri Reefer 2 (Panama/Yemen) [29].
Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết, Tịa án có lập ra các viện, gồm ít nhất ba thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định. Tịa án cũng có thể lập một Viện để giải quyết một tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Thành phần của Viện này sẽ được Tòa án quyết định với sự tham gia của các bên. Trong cuộc họp ngày 14/02/1997, ITLOS đã quyết định thành lập hai Viện đặc biệt thường trực với thành phần lấy từ các thành viên của Tòa án. Các Viện này sẽ tiến hành xét xử nếu các bên có yêu cầu. Đó là Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường biển và Viện giải quyết các tranh chấp về đánh cá.
2.1.1.5. Các cơ quan khác
Ngoài ra, trong cơ cấu của Tịa án cịn có các Ủy ban điều hành các công việc trong nội bộ tổ chức của Tòa án như: Ủy ban về ngân sách và tài chính, Ủy ban về nội quy và thực tiễn xét xử, Ủy ban về hành chính và nhân sự, Ủy ban về thư viện và xuất bản… Các thành viên của các Ủy ban này có nhiệm kỳ một năm. Thành phần của các Ủy ban này là các Thẩm phán của Tòa án quốc tế về luật biển.